Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Một số vấn đề cơ bản của chế định phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu theo Luật nhãn hiệu Mỹ
(Ngày đăng: 2020-09-16)

 

Vài nét về Ban khiếu nại và xét xử Nhãn hiệu TTAB (The Trademark Trial and Appeal Board) 

 

TTAB, một cơ quan chuyên môn trực thuộc Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) gồm 1 chánh án, 18 thẩm phán hành chính, 14 luật sư ad-hoc cùng với đội ngũ các nhân viên hỗ trợ, giúp việc. 

 

 

TTAB có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại một bên đối với các từ chối cuối cùng của xét nghiệm viên trong việc đăng ký nhãn hiệu cũng như có thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp giữa nhiều bên liên quan đến vụ việc phản đối hoặc hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu.

 

 

Theo số liệu thống kê của USPTO, trong những năm gần đây có đến hơn 4,000 đơn phản đối được nộp hàng năm và có đến 95% số vụ đã được giải quyết hoặc được quyết định trước khi có phán quyết cuối cùng.  

 

 

Cần đặc biệt lưu ý phản đối mang tính chất là thủ tục hành chính chỉ giải quyết vấn đề về quyền đăng ký nhãn hiệu, chứ không giải quyết vấn đề về quyền sử dụng nhãn hiệu. Nói một cách khác, TTAB không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc xâm phạm quyền nhãn hiệu, khiếu kiện chống độc quyền (anti-trust) hoặc cạnh tranh không lành mạnh (unfair competition hay còn gọi là passing off). 

 

 

Thời hạn phản đối và Người có quyền phản đối

 

 

Trừ trường hợp thời hạn phản đối được gia hạn theo quy định dưới đây, đơn phản đối phải được nộp bằng văn bản trong vòng 30 ngày kể từ ngày một nhãn hiệu được đăng trên công báo chính (Principal Register) của Mỹ. Đối với trường hợp nhãn hiệu được đăng ký dưới dạng công báo phụ (Supplemental Register), luật nhãn hiệu của Mỹ không cho phép người thứ 3 tiến hành việc phản đối mà thay vì thế người thứ 3 chỉ có quyền thực hiện thủ tục hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đó.  

 

 

Việc nộp yêu cầu gia hạn thời hạn phản đối thêm 30 ngày được chấp nhận mà không cần phải chỉ rõ lý do hợp lý. Nhưng đối với trường hợp yêu cầu gia hạn phản đối 90 ngày thì bên phản đối phải chứng minh lý do hợp lý cho việc gia hạn đó. Lý do hợp lý được TTAB chấp nhận thông thường là một tuyên bố rằng bên phản đối đang thu thập lịch sử và dữ liệu vụ việc, đang tiến hành điều tra hoặc đang hội ý với khách hàng để xác định liệu việc phản đối có cần thiết. 

 

 

Theo luật nhãn hiệu của Mỹ, việc thụ lý đơn phản đối chỉ được chấp nhận khi và chỉ khi bên phản đối, mà có thể là cá nhân, công ty, hãng, hiệp hội hoặc các tổ chức khác có năng lực pháp luật, chứng minh được mình là người có quyền lợi liên quan thực sự (real interest in the case). Quyền lợi liên quan thực sự thường thể hiện ở chính căn cứ phản đối mà phổ biến tồn tại ở 2 dạng (a) tương tự gây nhầm lẫn với quyền sử dụng sớm hơn hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu sớm hơn, và (b) nhãn hiệu bị phản đối thuộc trường hợp mô tả (không có chức năng phân biệt) hoặc người nộp đơn có dấu hiệu lừa đảo/lừa dối.   

 

 

Sơ lược về thủ tục phản đối 

 

 

Một hồ sơ phản đối có giá trị tương đương như một vụ kiện dân sự theo đó bên phản đối là nguyên đơn và bên bị phản đối xuất hiện với tư cách là bị đơn.

 

 

Sau khi thông báo phản đối được nộp, thủ tục phản đối sẽ bắt đầu theo đó TTAB sẽ quy định cho phép bắt đầu giai đoạn điều tra/tìm hiểu, hòa giải cũng như bộc lộ chứng cứ giữa các bên, cũng như quy định ngày mở và ngày đóng việc tìm hiểu chứng cứ và giai đoạn xác minh chứng cứ bởi các bên. 

 

 

Giai đoạn điều tra/hiểu được phép kéo dài 180 ngày, trong khi đó giai đoạn xác minh chứng cứ được quy định cụ thể là thời hạn 30 ngày xác minh chứng cứ của nguyên đơn được phép trong vòng 60 ngày kể từ ngày đóng lại giai đoạn điều tra/tìm hiểu, và thời hạn 30 ngày xác minh chứng cứ của bị  đơn được phép trong vòng 30 ngày kể từ ngày đóng lại giai đoạn điều tra/tìm hiểu của nguyên đơn. Và quyền phản bác trong vòng 15 ngày đối chứng cứ phản bác của bị đơn dành cho nguyên là 30 ngày kể từ ngày đóng lại giai đoạn xác minh chứng cứ bởi bị đơn. 

 

 

Trong trường hợp có đơn phản tố được nộp, TTAB sẽ ấn định thời gian trả lời đơn phản tố cũng như quy định thêm thời gian cho việc xác minh và lập bản tóm tắt.

 

 

Các bên nộp bản tóm tắt có thể yêu cầu xét xử bằng miệng bởi một hội đồng gồm 3 thẩm phán. Sau khi bản tóm tắt đã được nộp và nếu phiên xét xử bằng miệng được yêu cầu thì vụ việc sẽ được giao cho hội đồng thẩm phán chịu trách nhiệm đánh giá hồ sơ bao gồm cả việc xác minh các bằng chứng đã nộp bởi 2 bên. Dự thảo quyết định giải quyết được làm sau đó sẽ được phát cho 2 thẩm phán còn lại của hội đồng.

 

 

Quyết định của TTAB có thể bị xem xét lại bởi tòa phúc thẩm (tòa phúc thẩm liên bang). Tòa phúc thẩm sẽ quyết định vụ việc dựa trên hồ sơ đã nộp cho TTAB. Bằng một cách khác, một bên có quyền kháng cáo quyết định nêu trên của TTAB bằng cách khởi kiện vụ án dân sự tại một tòa án cấp quận ở Mỹ để xem xét lại bản án nhưng không nhất thiết phải dựa trên hồ sơ đã nộp cho TTAB.

 

 

Trong thủ tục phản đối, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về nguyên đơn. Dưới đây là một số ví dụ căn cứ phản đối thường gặp:

 

  1. Tương tự gây nhầm lẫn. Nguyên đơn phải chứng quyền có trước của mình bằng các bằng chứng quyền sở hữu như giấy chứng nhận đăng ký, quyền sử dụng trước một nhãn hiệu chưa đăng ký, quyền đối với tên thương mại
  2. Mô tả, mất chức năng phân biệt, tên họ, chỉ dẫn sai lệch
  3. Dấu hiệu lừa dối
  4. Không có ý định sử dụng nhãn hiệu, không sử dụng nhãn hiệu ở phạm vi liên bang
  5. Hủy hoại danh tiếng của nhãn hiệu khác (Dilution).

Căn cứ phản đối 1 & 2 nêu trên được ghi nhận là căn cứ phản đối phổ biến nhất theo thống kê của USPTO trong nhiều năm qua.


Theo quy định hiện hành, bị đơn phải trả lời phản đối trong vòng 40 ngày sau khi TTAB tuyên bố bắt đầu thủ tục phản đối, cụ thể bằng cách nộp văn bản trả lời phản đối cho TTAB và nguyên đơn. Việc trả lời phản đối được phép bao gồm cả yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đã đăng ký của nguyên đơn, tình huống này còn được gọi là yêu cầu phản tố (counterclaim).


Ngoại trừ trường hợp bị đơn nộp đơn phản tố (kèm theo đơn trả lời phản đối), TTAB sẽ không phải xem xét bằng chứng tấn công hiệu lực đăng ký nhãn hiệu ở nguyên đơn.    

 

Nếu bị đơn không nộp và tống đạt đơn trả lời phản đối cho TTAB và nguyên đơn trong thời hạn quy định, một thông báo mặc định (notice of default) sẽ được ban hành bởi TTAB và nếu không có ý kiến nào đối với thông báo mặc định được nộp thì một phán quyết mặc định (judgment by default) sẽ được ban hành. Theo quy ước thông thường, phán quyết mặc định được hiểu là phán quyết ủng hộ cho nguyên đơn trong trường hợp bị đơn không trả lời. 

Vài nét về Ban khiếu nại và xét xử Nhãn hiệu TTAB (The Trademark Trial and Appeal Board) 

 

TTAB, một cơ quan chuyên môn trực thuộc Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) gồm 1 chánh án, 18 thẩm phán hành chính, 14 luật sư ad-hoc cùng với đội ngũ các nhân viên hỗ trợ, giúp việc. 

 

 

TTAB có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại một bên đối với các từ chối cuối cùng của xét nghiệm viên trong việc đăng ký nhãn hiệu cũng như có thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp giữa nhiều bên liên quan đến vụ việc phản đối hoặc hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu.

 

 

Theo số liệu thống kê của USPTO, trong những năm gần đây có đến hơn 4,000 đơn phản đối được nộp hàng năm và có đến 95% số vụ đã được giải quyết hoặc được quyết định trước khi có phán quyết cuối cùng.  

 

 

Cần đặc biệt lưu ý phản đối mang tính chất là thủ tục hành chính chỉ giải quyết vấn đề về quyền đăng ký nhãn hiệu, chứ không giải quyết vấn đề về quyền sử dụng nhãn hiệu. Nói một cách khác, TTAB không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc xâm phạm quyền nhãn hiệu, khiếu kiện chống độc quyền (anti-trust) hoặc cạnh tranh không lành mạnh (unfair competition hay còn gọi là passing off). 

 

 

Thời hạn phản đối và Người có quyền phản đối

 

 

Trừ trường hợp thời hạn phản đối được gia hạn theo quy định dưới đây, đơn phản đối phải được nộp bằng văn bản trong vòng 30 ngày kể từ ngày một nhãn hiệu được đăng trên công báo chính (Principal Register) của Mỹ. Đối với trường hợp nhãn hiệu được đăng ký dưới dạng công báo phụ (Supplemental Register), luật nhãn hiệu của Mỹ không cho phép người thứ 3 tiến hành việc phản đối mà thay vì thế người thứ 3 chỉ có quyền thực hiện thủ tục hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đó.  

 

 

Việc nộp yêu cầu gia hạn thời hạn phản đối thêm 30 ngày được chấp nhận mà không cần phải chỉ rõ lý do hợp lý. Nhưng đối với trường hợp yêu cầu gia hạn phản đối 90 ngày thì bên phản đối phải chứng minh lý do hợp lý cho việc gia hạn đó. Lý do hợp lý được TTAB chấp nhận thông thường là một tuyên bố rằng bên phản đối đang thu thập lịch sử và dữ liệu vụ việc, đang tiến hành điều tra hoặc đang hội ý với khách hàng để xác định liệu việc phản đối có cần thiết. 

 

 

Theo luật nhãn hiệu của Mỹ, việc thụ lý đơn phản đối chỉ được chấp nhận khi và chỉ khi bên phản đối, mà có thể là cá nhân, công ty, hãng, hiệp hội hoặc các tổ chức khác có năng lực pháp luật, chứng minh được mình là người có quyền lợi liên quan thực sự (real interest in the case). Quyền lợi liên quan thực sự thường thể hiện ở chính căn cứ phản đối mà phổ biến tồn tại ở 2 dạng (a) tương tự gây nhầm lẫn với quyền sử dụng sớm hơn hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu sớm hơn, và (b) nhãn hiệu bị phản đối thuộc trường hợp mô tả (không có chức năng phân biệt) hoặc người nộp đơn có dấu hiệu lừa đảo/lừa dối.   

 

 

Sơ lược về thủ tục phản đối 

 

 

Một hồ sơ phản đối có giá trị tương đương như một vụ kiện dân sự theo đó bên phản đối là nguyên đơn và bên bị phản đối xuất hiện với tư cách là bị đơn.

 

 

Sau khi thông báo phản đối được nộp, thủ tục phản đối sẽ bắt đầu theo đó TTAB sẽ quy định cho phép bắt đầu giai đoạn điều tra/tìm hiểu, hòa giải cũng như bộc lộ chứng cứ giữa các bên, cũng như quy định ngày mở và ngày đóng việc tìm hiểu chứng cứ và giai đoạn xác minh chứng cứ bởi các bên. 

 

 

Giai đoạn điều tra/hiểu được phép kéo dài 180 ngày, trong khi đó giai đoạn xác minh chứng cứ được quy định cụ thể là thời hạn 30 ngày xác minh chứng cứ của nguyên đơn được phép trong vòng 60 ngày kể từ ngày đóng lại giai đoạn điều tra/tìm hiểu, và thời hạn 30 ngày xác minh chứng cứ của bị  đơn được phép trong vòng 30 ngày kể từ ngày đóng lại giai đoạn điều tra/tìm hiểu của nguyên đơn. Và quyền phản bác trong vòng 15 ngày đối chứng cứ phản bác của bị đơn dành cho nguyên là 30 ngày kể từ ngày đóng lại giai đoạn xác minh chứng cứ bởi bị đơn. 

 

 

Trong trường hợp có đơn phản tố được nộp, TTAB sẽ ấn định thời gian trả lời đơn phản tố cũng như quy định thêm thời gian cho việc xác minh và lập bản tóm tắt.

 

 

Các bên nộp bản tóm tắt có thể yêu cầu xét xử bằng miệng bởi một hội đồng gồm 3 thẩm phán. Sau khi bản tóm tắt đã được nộp và nếu phiên xét xử bằng miệng được yêu cầu thì vụ việc sẽ được giao cho hội đồng thẩm phán chịu trách nhiệm đánh giá hồ sơ bao gồm cả việc xác minh các bằng chứng đã nộp bởi 2 bên. Dự thảo quyết định giải quyết được làm sau đó sẽ được phát cho 2 thẩm phán còn lại của hội đồng.

 

 

Quyết định của TTAB có thể bị xem xét lại bởi tòa phúc thẩm (tòa phúc thẩm liên bang). Tòa phúc thẩm sẽ quyết định vụ việc dựa trên hồ sơ đã nộp cho TTAB. Bằng một cách khác, một bên có quyền kháng cáo quyết định nêu trên của TTAB bằng cách khởi kiện vụ án dân sự tại một tòa án cấp quận ở Mỹ để xem xét lại bản án nhưng không nhất thiết phải dựa trên hồ sơ đã nộp cho TTAB.

 

 

Trong thủ tục phản đối, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về nguyên đơn. Dưới đây là một số ví dụ căn cứ phản đối thường gặp:

 

  1. Tương tự gây nhầm lẫn. Nguyên đơn phải chứng quyền có trước của mình bằng các bằng chứng quyền sở hữu như giấy chứng nhận đăng ký, quyền sử dụng trước một nhãn hiệu chưa đăng ký, quyền đối với tên thương mại
  2. Mô tả, mất chức năng phân biệt, tên họ, chỉ dẫn sai lệch
  3. Dấu hiệu lừa dối
  4. Không có ý định sử dụng nhãn hiệu, không sử dụng nhãn hiệu ở phạm vi liên bang
  5. Hủy hoại danh tiếng của nhãn hiệu khác (Dilution).

Căn cứ phản đối 1 & 2 nêu trên được ghi nhận là căn cứ phản đối phổ biến nhất theo thống kê của USPTO trong nhiều năm qua.


Theo quy định hiện hành, bị đơn phải trả lời phản đối trong vòng 40 ngày sau khi TTAB tuyên bố bắt đầu thủ tục phản đối, cụ thể bằng cách nộp văn bản trả lời phản đối cho TTAB và nguyên đơn. Việc trả lời phản đối được phép bao gồm cả yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đã đăng ký của nguyên đơn, tình huống này còn được gọi là yêu cầu phản tố (counterclaim).


Ngoại trừ trường hợp bị đơn nộp đơn phản tố (kèm theo đơn trả lời phản đối), TTAB sẽ không phải xem xét bằng chứng tấn công hiệu lực đăng ký nhãn hiệu ở nguyên đơn.    

 

Nếu bị đơn không nộp và tống đạt đơn trả lời phản đối cho TTAB và nguyên đơn trong thời hạn quy định, một thông báo mặc định (notice of default) sẽ được ban hành bởi TTAB và nếu không có ý kiến nào đối với thông báo mặc định được nộp thì một phán quyết mặc định (judgment by default) sẽ được ban hành. Theo quy ước thông thường, phán quyết mặc định được hiểu là phán quyết ủng hộ cho nguyên đơn trong trường hợp bị đơn không trả lời. 

Bookmark and Share
Relatednews
Một số vấn đề cơ bản của chế định phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu theo Luật nhãn hiệu Mỹ

International Registrations
LAOS
CAMBODIA
MYANMAR
CHINA
INDONESIA
MALAYSIA
SINGARPORE
BRUNEI
PHILIPPINES
THAILAND
HONG KONG
TAIWAN
USA
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go