Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
[PHẦN 1/2] THỰC TIỄN BẢO HỘ NHÃN HIỆU MÙI, NHÃN HIỆU ÂM THANH Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM
(Ngày đăng: 2019-06-19)

Luật sư Nguyễn Khánh Linh

BROSS & PARTNERS

Email: linh.nguyen@bross.vn

 

Dẫn nhập

 

Đến thời điểm hiện tại, đã có hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới chấp thuận bảo hộ nhãn hiệu không nhìn thấy được (nhãn hiệu phi truyền thống). Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Châu á Thái Bình Dương (CPTPP) đã đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải thiết lập cơ chế bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống không nhìn thấy được, trong đó đặc biệt bao gồm nhãn hiệu âm thanh (sound trademark) và nhãn hiệu mùi (scent, fragrance, or flavor trademarks). Tuy nhiên, trong số 11 quốc gia thành viên thuộc CPTPP, có tới 09 quốc gia đã quy định khá rõ về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh trong Luật nhãn hiệu[1], và 05 quốc gia chấp thuận bảo hộ nhãn hiệu mùi[2]. Như vậy, Việt Nam và Malaysia là 2 quốc gia còn lại trong CPTPP chưa từng chấp thuận bảo hộ “dấu hiệu không nhìn thấy được[3] như nhãn hiệu, đồng nghĩa với việc, cả nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi đều không được chấp thuận bảo hộ tại Việt Nam theo Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009 (Luật SHTT).

 

Theo Mục 2 Phụ lục 3 Nghị quyết số 72/2018/QH14, Luật SHTT phải được sửa đổi để thực hiện một số nghĩa vụ về SHTT trong CPTPP, chẳng hạn như quy định cơ chế bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi phải được thực hiện nhưng có thể trì hoãn trong thời gian chuyển tiếp từ 3 đến 5 năm. Bằng cách tham khảo kinh nghiệm bảo hộ của nhiều quốc gia khác và cả các quốc gia thành viên CPTPP, Việt Nam có thể thừa hưởng kinh nghiệm lập pháp cũng như thực tiễn bảo hộ từ các quốc gia này để xây dựng một cơ chế bảo hộ riêng cho các nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi.

 

Nhãn hiệu âm thanh (Sound Trademark)

 

Một nghiên cứu nổi tiếng của giáo sư Pavlov từng đoạt giải Nobel từ năm 1904 đã chứng minh các dấu hiệu âm thanh thậm chí có thể vượt trội hơn so với các dấu hiệu khác khi tác động lên trí não của con người vì thính giác là cơ quan được cảm nhận tự nhiên hơn là các giác quan khác thường có sự chủ động của con người[4]. Người ta đã chứng minh, một âm thanh êm ái có thể khiến con người dễ ngủ hơn, một âm thanh dễ chịu phát ra trong nhà hàng có thể kích thích vị giác và tiêu hóa thực phẩm cho người dùng… Ví dụ được cho là điển hình nhất cho tính tác động trực quan của âm thanh chính là nhãn hiệu có tên “tiếng rít tạo ra do ma sát ngón tay trên dụng cụ rửa chén bát” số 247094 của Unilever PLC do cơ quan Nhãn hiệu New Zealand cấp bảo hộ cho sản phẩm nước rửa chén bát. Khi phát ra nhãn hiệu âm thanh này, người tiêu dùng được kết nối tới cảm giác sạch sẽ cho sản phẩm và nhờ đó thu hút được một lượng khách hàng[5].

 

Khác với tác phẩm âm nhạc, nhãn hiệu âm thanh có thể là một đoạn âm thanh, có thể là sự kết hợp từ các loại âm thanh khác nhau như nhạc cụ, giọng hát, tiếng kêu của động vật, tiếng phát ra từ các vật dụng khác…. đủ để người tiêu dùng có mức hiểu biết trung bình có thể ghi nhớ và phân biệt được (theo định nghĩa nhãn hiệu âm thanh của Luật Nhãn hiệu Hoa Kỳ)[6]. Trong khi đó, tác phẩm âm nhạc nhất thiết phải là một bản nhạc hoặc đoạn nhạc được viết ra dưới dạng ký tự hoặc chỉ được thể hiện trực tiếp dưới một loại nhạc cụ hoặc sự trình diễn của một cá nhân[7].

 

Một trong những dạng nhãn hiệu âm thanh đầu tiên trên thế giới được ghi nhận là tín hiệu trống phát từ làng này sang làng khác báo hiệu các sự kiện nhất định[8]. Nhãn hiệu âm thanh đầu tiên được bảo hộ trên thế giới là nhãn hiệu “3 hồi chuông”/ số 916522 của Đài NBC từ năm 1971 cho dịch vụ phát thanh tại Hoa Kỳ. Ngày nay, đã có hàng trăm nhãn hiệu âm thanh được chính thức bảo hộ tại nhiều nước trên khắp thế giới. Mặc dù vậy, chỉ một số quốc gia có hướng dẫn trình tự và quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh một cách khá chi tiết như Hoa Kỳ, EU, Australia và Japan[9]…, nhiều quốc gia chấp thuận bảo hộ nhưng lại thiếu các quy định chi tiết dẫn tới việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và đôi khi chủ đơn phải cung cấp bằng chứng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Nhìn chung, các quốc gia có quy định về điều kiện bảo hộ và thẩm định nhãn hiệu âm thanh đều có yêu cầu tương đối giống nhau về điều kiện bảo hộ và thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu thông thường tại nước đó.

 

Về điều kiện bảo hộ, tương tự với nhãn hiệu truyền thống, nhãn hiệu âm thanh cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn như một nhãn hiệu thông thường là dấu hiệu có khả năng phân biệt so với các nhãn hiệu cùng thể loại có trước trong phạm vi quốc gia cho loại hàng hóa/dịch vụ yêu cầu bảo hộ. Quá trình thẩm định nhãn hiệu tại Mỹ và Australia cho thấy, nhãn hiệu âm thanh có thể bị từ chối trên cơ sở cả từ chối tuyệt đối và từ chối tương đối[10]. Trong đó, từ chối tuyệt đối được áp dụng cho những âm thanh chứa từ ngữ sẽ áp dụng giống như quy trình thẩm định dấu hiệu chữ trong nhãn hiệu thông thường, tức là từ ngữ trong âm thanh (nếu có) sẽ không được chứa các dấu hiệu chữ bị loại trừ bảo hộ và không có khả năng phân biệt. Ngoài ra, các âm thanh có thể bị từ chối bảo hộ nếu âm thanh đó không thực hiện được chức năng nhãn hiệu do mô tả chính hàng hóa/dịch vụ mang nó, ví dụ “âm thanh tiếng xèo xèo trong quá trình rán cho dịch vụ nhà hàng” (KFC), hoặc các âm thanh mang bản chất tự nhiên của sản phẩm như như tiếng Piano cho sản phẩm nhạc cụ, tiếng vịt kêu cho sản phẩm gia cầm ….

 

Trên thực tế, sự mô tả của nhãn hiệu âm thanh ít bị xem xét loại trừ đối với các sản phẩm có thể phát ra tiếng động như nhạc cụ, các thiết bị nghe nhìn… Điều 1202.15 trong Trademark Manual of Examining Procedure của cơ quan nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) chỉ ra rằng, nhãn hiệu âm thanh được bảo hộ nếu được coi là “ngẫu nhiên, độc đáo, có khả năng phân biệt và có thể được sử dụng nhằm tạo ấn tượng trong tâm trí người nghe và khi bắt gặp lại, người nghe có thể nhận ra rằng một sản phẩm hoặc dịch vụ đó xuất phát từ một nguồn gốc thương mại cụ thể, dù không rõ tên nguồn”. Điều này cũng dẫn chiếu rõ sự khác biệt giữa âm thanh “ngẫu nhiên, độc đáo, có khả năng phân biệt khác biệt” với các “âm thanh giống hoặc bắt chước âm thanh "phổ biến" hoặc những âm thanh đã từng được phát ra trong các trường hợp khác. Ví dụ về những nhãn hiệu âm thanh "phổ biến" cho hàng hóa tạo ra âm thanh trong quá trình hoạt động của chúng như tiếng đồng hồ báo thức, tiếng thiết bị báo động[11]

 

Nhãn hiệu âm thanh cũng có thể bị từ chối tương đối nếu bị coi là trùng hoặc tương tự với các loại âm thanh có trước đó. Mặc dù không được làm rõ trường hợp nào dấu hiệu âm thanh yêu cầu bảo hộ bị coi là tương tự với một phần tác phẩm âm nhạc có bản quyền trước đó, nhưng trong trường hợp bị phản đối, nhãn hiệu âm thanh hoàn toàn có thể bị từ chối trên cơ sở này nếu chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm âm nhạc có trước chứng minh được nhãn hiệu âm thanh đã sao chép một phần tác phẩm của mình. Giai điệu huyền thoại Nokia Tune được bảo hộ dưới số 2413729 bởi USPTO từ năm 2000 là một trường hợp đặc biệt này dù thực chất, Nokia Tune là giai điệu được trích từ một tác phẩm dành cho độc tấu guitar tên là Grande Valse, do Francisco Tárrega một nhà soạn nhạc cổ điển Tây Ban Nha, viết vào năm 1902[12].

 

Luật Nhãn hiệu Ấn Độ còn thêm quy định cụ thể hơn về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh như “có thời lượng không quá 30 giây” nhằm đảm bảo nhãn hiệu âm thanh đủ để người tiêu dùng ở trình độ trung bình có thể ghi nhớ và phân biệt được[13].

 

Các tài liệu yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu âm thanh nhìn chung đều trên cơ sở bản mô tả nhãn hiệu gồm ký hiệu âm nhạc (một khuông nhạc được chia thành các gạch nhịp cùng các ký hiệu âm nhạc để có thể xác định được độ trầm bổng, độ ngân vang của nó) hoặc các tệp MP3 có biểu diễn đồ họa phù hợp xác định cao độ và thời lượng của âm thanh - tạo thành âm thanh tương ứng với chuỗi âm thanh tạo thành giai điệu đang cần được đăng ký (hướng dẫn của Australia)[14] hoặc một bản đồ họa có thể được nộp cùng với một tệp điện tử là một siêu âm, tức là một biểu diễn đồ họa của âm thanh, cho thấy sự phân phối năng lượng ở các tần số khác nhau (hướng dẫn của EUIPO)[15]. USPTO yêu cầu người nộp đơn phải nộp một bản sao âm thanh có liên quan tới nhãn hiệu âm thanh đó nhằm mục đích bổ sung và làm rõ bản mô tả âm thanh dự kiến bảo hộ[16].

 

Việc diễn giải bằng đồ họa cho phép thẩm định viên có thể thẩm định nhãn hiệu âm thanh trên cơ sở “nhìn thấy được” và sau đó so sánh với các bản đồ họa nhãn hiệu âm thanh khác có trước. Ngoài ra, diễn giải bằng đồ họa có thể khiến việc công bố dễ dàng hơn đối với các quốc gia chưa có nền tảng công nghệ hiện đại vì chỉ cần công bố bản đồ họa lên Công báo SHCN hoặc hệ thống dữ liệu trực tuyến thay vì phải tải lên 1 file âm thanh hệ thống trực tuyến. Ngược lại, công nghệ hiện đại đã rút bớt thủ tục xác lập quyền nhãn hiệu âm thanh ở EUIPO[17] và USPTO, theo đó các cơ quan nhãn hiệu không yêu cầu cung cấp bản đồ họa nhãn hiệu âm thanh như trước đây mà có thể cung cấp file âm thanh dạng nén có thể phát ra trực tiếp. Các thẩm định viên trở thành các chuyên gia thẩm âm để phân định các âm thanh trong yêu cầu bảo hộ và đưa ra Thông báo thẩm định.

 

Nhãn hiệu âm thanh cũng có thể trở thành nhãn hiệu nổi tiếng như trường hợp nhãn hiệu âm thanh “Looney Tunes Theme Song”/đăng ký số 2469364 của Time Warner ENTERTAINMENT dài 19 giây cho dịch vụ giải trí nhóm 41 bảo hộ năm 2001[18]. Đoạn nhạc nổi tiếng đến mức, các khán giả phim hoạt hình Looney thời điểm đó chỉ cần nghe đoạn nhạc là biết được phần trong diễn biến của phim. Mặc dù “Looney Tunes Thêm Song” đã được bảo hộ dưới dạng tác phẩm âm nhạc trước đó nhưng vẫn được tiếp tục bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu âm thanh với thời hạn dài hơn nếu chủ sở hữu tiếp tục gia hạn và nộp bằng chứng sử dụng phù hợp trong thương mại[19]. Một số nhãn hiệu âm thanh khác đã trở thành nhãn hiệu nổi tiếng tại Hoa Kỳ gồm nhãn hiệu âm thanh “3 hồi chuông” số 0916522 (1971) của NBC, nhãn hiệu âm thanh “tiếng sư tử gầm” số 1395550 (1986), nhãn hiệu âm thanh “Tiếng trống” số 2000732 (1996) của Twentieth Century Fox.

 

Ngoài ra, để duy trì hiệu lực của nhãn hiệu âm thanh, ngoài việc tiến hành thủ tục gia hạn chủ nhãn hiệu còn phải nộp bằng chứng sử dụng (tại Mỹ) như yêu cầu với một nhãn hiệu thông thường bất kỳ, và có thể bị hủy hiệu lực nếu không sử dụng tương tự với quy định về nhãn hiệu truyền thống tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên, việc cung cấp bằng chứng sử dụng của nhãn hiệu âm thanh được xem là khác với nhãn hiệu truyền thống, theo đó, nhãn hiệu này phải được sử dụng gắn với hàng hóa/dịch vụ được bảo hộ và chủ sở hữu phải có các đoạn ghi lại việc sử dụng dưới dạng file ghi âm hoặc ghi hình và có xác định thời điểm sử dụng như trên quảng cáo, đăng tải thông tin…

 

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; điện thoại 0903 287 057; Wechat: wxid_56evtn82p2vf22; Skype: vinh.bross

 

Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers, Asia IP và Asian Legal Business (ALB). Với nhiều năm kinh nghiệm nổi bật và năng lực chuyên môn sâu khác biệt, Bross & Partners có thể giúp khách hàng bảo vệ hoặc tự vệ một cách hiệu quả trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở Việt Nam và nước ngoài liên quan đến bản quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu/thương hiệu và tên miền internet.

 


[1] Australia, Brunei, Canada, Chile, Japan, Mexico, New Zealand và Peru.

[2] Australia, Brunei, Canada, Mexico và New Zealand.

[3] Điều 72.1Luật SHTT Việt Nam 2005 sửa đổi 2009 “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

[10] Cơ sở để từ chối đăng ký nhãn hiệu âm thanh dựa trên pháp luật Hoa Kỳ:

https://www.uspto.gov/trademarks-application-process/filing-online/registration-maintenancerenewalcorrection-forms

[14] Định dạng của nhãn hiệu âm thanh theo quy định pháp luật Úc (Điều 6.1)

http://manuals.ipaustralia.gov.au/trademarks/Part_21_Non-traditional_Signs/21.6_Sound_(auditory)_trade_marks.htm

[18] Nhãn hiệu âm thanh được bảo hộ của Time Warner ENTERTAINMENT

http://tmsearch.uspto.gov/bin/showfield?f=doc&state=4801:o2ydr5.2.1

[19] Quy trình gia hạn nhãn hiệu được quy định theo pháp luật Hoa Kỳ:

https://www.uspto.gov/trademarks-application-process/filing-online/registration-maintenancerenewalcorrection-forms

 

Bookmark and Share
Relatednews
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal
So sánh quy trình xét nghiệm nhãn hiệu ở Việt Nam và Trung Quốc

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go