Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Bảo hộ nhãn hiệu 3 chiều ở Nhật Bản
(Ngày đăng: 2022-03-06)

Bảo hộ nhãn hiệu 3 chiều ở Nhật Bản

 

Luật sư Lê Quang Vinh – Bross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Nhật Bản cho rằng kiểu dáng, hình dạng bao bì của hàng hóa là đối tượng có thể bảo hộ làm nhãn hiệu. Luật nhãn hiệu Nhật Bản định nghĩa nhãn hiệu có nghĩa là bất kỳ ký tự, hình, dấu hiệu, hình dạng ba chiều, màu sắc hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng, âm thanh mà có thể nhận biết bởi con người được sử dụng liên quan đến hàng hóa của người sản xuất, chứng nhận hoặc bán hàng hóa với tư cách là một doanh nghiệp; hoặc được sử dụng liên quan đến dịch vụ của người cung cấp hoặc chứng nhận dịch vụ đó với tư cách là một doanh nghiệp.[1]

 

Ví dụ nhãn hiệu 3 chiều được bảo hộ ở Nhật Bản

A collage of a motorcycleDescription automatically generated with low confidence

A picture containing person, wall, clothing, standingDescription automatically generated

A long shot of a gas stationDescription automatically generated with low confidence

Đăng ký số 5674666

 

Đăng ký số 4153602

Đăng ký số 5430546

Đăng ký số 5181517

 

 

Yêu cầu về hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu 3 chiều ở Nhật Bản

 

Căn cứ thông tin tổng hợp bởi Diễn đàn hợp tác 5 cơ quan nhãn hiệu lớn nhất thế giới (gọi tắt là TM5), chúng tôi dưới đây tóm lược 13 đặc trưng cơ bản cần lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu 3 chiều nộp thông qua Hệ thống Madrid chỉ định Nhật Bản hoặc nộp trực tiếp với Cơ quan sáng chế Nhật Bản (JPO):

 

A picture containing diagramDescription automatically generated

1. Có cần phải liệt kê dạng nhãn hiệu đặc biệt trên tờ khai đăng ký hay không? Nếu có, nhãn hiệu 3 chiều có được khai là dạng nhãn hiệu đặc biệt không?

JPO

Có. Chủ đơn phải liệt kê “nhãn hiệu 3 chiều” cạnh mục “nhãn hiệu xin đăng ký” ở tờ khai

2. Nhãn hiệu 3 chiều đặc trưng bởi yếu tố chữ có khả năng đăng ký không? Nếu có, hãy mô tả cụ thể cách nó được chỉ dẫn trong tờ khai?

JPO

Có. Chủ đơn phải nộp mẫu nhãn hiệu mà hình dạng 3 chiều của nó kèm yếu tố chữ không thể tách rời và được công nhận là nhãn hiệu 3 chiều về tổng thể

3. Nhãn hiệu 3 chiều không có đặc trưng bởi yếu tố chữ có khả năng đăng ký không?

JPO

4. Có bất kỳ hạn chế theo luật quốc gia về loại nhãn hiệu 3 chiều nào có thể đăng ký? Nếu có, vui lòng chỉ rõ luật áp dụng?

JPO

Không có hạn chế. Tuy nhiên, đối tượng mà không có khả năng phân biệt thì không thể đăng ký trừ khi có bằng chứng giành được chức năng nhãn hiệu. Bên cạnh đó, nhãn hiệu chỉ gồm hình dạng ba chiều phát sinh tự nhiên từ hàng hóa, và nhãn hiệu chỉ gồm hình dạng ba chiều cần thiết để đảm bảo các chức năng của hàng hóa, không thể đăng ký.

5. Có bắt buộc thể hiện nhãn hiệu 3 chiều dưới dạng đồ họa không?

JPO

6. Cần bao nhiêu hình chiếu của nhãn hiệu 3 chiều theo luật quốc gia?

 

JPO

Chủ đơn đính kèm bản vẽ/ảnh chụp vào tờ khai để mô tả từ 1-2 hình chiếu khác nhau. Không có giới hạn nào về số lượng hình chiếu

7(a). Mẫu nhãn hiệu 3 chiều phải làm bằng bút mực hay có thể được hỗ trợ bởi máy tính (CAD)?

7(b) Nếu câu trả lời đối với 7(a) là Không thì ảnh chụp có được chấp nhận?

7(c) Nếu câu trả lời đối với 7(b) là Có thì hãy chỉ rõ yêu cầu đối với ảnh chụp?

JPO

7(a). Không

7(b). Có

7(c). Chủ đơn cần đính kèm ảnh chụp vào tờ khai để miêu tả từ 1 đến 2 hình chiếu khác nhau của nhãn hiệu 3 chiều

Ảnh 3D phải thỏa mãn yêu cầu: (i) kích thước 8x8cm hoặc 15x15cm nếu thực sự cần thiết; (ii) nền để trống trơn; (iii) ảnh không được dễ mờ hoặc hỏng; (iv) ảnh chụp phải đính kèm với tờ khai không che phần mô tả và không được gấp. Khi đính ảnh để chỉ rõ nhiều hơn một hình chiếu, chủ đơn phải sử dụng hình ảnh cùng tỷ lệ và để khoảng trống giữa chúng

8. Nếu câu trả lời 7(b) là Có thì

8(a) Yếu tố chức năng có phải có trong mẫu nhãn hiệu không?

8(b) Yếu tố chức năng hoặc thông tin phải chỉ rõ như thế nào?

8(c) Yếu tố chức năng hoặc thông tin có phải bị disclaimer hay không?

JPO

8(a) Không

8(b) Yếu tố chức năng không bị buộc phải chỉ rõ trong mẫu nhãn hiệu

8(c) Không có quy định

9. Có bắt buộc phải mô tả nhãn hiệu theo luật không? Nếu Không thì mô tả tự nguyện có thể đưa vào đơn đăng ký không?

JPO

Chủ đơn phải cung cấp bản mô tả chi tiết nhãn hiệu xin đăng ký theo Điều 5(4) Luật nhãn hiệu Nhật Bản và điều 4-8(1) và (2) Pháp lệnh thi hành Luật nhãn hiệu

10. Trường hợp Cơ quan sở hữu trí tuệ yêu cầu hoặc chấp nhận mô tả tự nguyện nhãn hiệu, vui lòng cho biết cách mô tả như thế nào thì được chấp nhận đối với Ví dụ minh họa 1?

JPO

Nhãn hiệu xin đăng ký là nhãn hiệu ba chiều (3D) của thùng chứa

sản phẩm. Cần lưu ý rằng đường kẻ đứt được cung cấp chỉ để hiển thị ví dụ về hình dạng của phần nắp và không cấu thành một phần của nhãn hiệu

11. Có bắt buộc đòi hỏi ảnh chụp chứng minh ví dụ dấu hiệu 3 chiều chứa bản thân sản phẩm không?

JPO

Không. ảnh chụp chứng minh ví dụ dấu hiệu 3D xin đăng ký không bắt buộc

12. Giới hạn phạm vi bảo dưới dạng tuyên bố không bảo hộ riêng (disclaimer) có được phép không?

JPO

Không

13. Liệu nhãn hiệu 3 chiều đặc trưng bởi yếu tố chữ có thể:

13(a) Đăng ký được ở trạng thái tổng thể của nó?

13(b) Chỉ đăng ký được với điều kiện disclaimer hình dạng 3 chiều?

JPO

Không có quy định

 

3 quy tắc thẩm định nội dung nhãn hiệu 3 chiều ở Nhật Bản

 

Theo Quy chế thẩm định nhãn hiệu của JPO, nếu nhãn hiệu 3 chiều chỉ gồm hình dạng mà được thừa nhận bởi người tiêu dùng là hình dạng mà không vượt khỏi phạm vi hình dạng của bản thân hàng hóa hoặc vật phẩm gắn liền với dịch vụ thì nhãn hiệu bị xem là không có tính phân biệt theo Điều 3(1)(iii) Luật nhãn hiệu. Nhãn hiệu 3 chiều mà rơi vào trường hợp hình dạng “được thừa nhận bởi người tiêu dùng là hình dạng không vượt khỏi phạm vi hình dạng của bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ” được thẩm định theo 3 quy tắc:

 

Quy tắc 1: Trường hợp hình dạng ba chiều được thừa nhận là đã được sử dụng cho mục đích đóng góp vào tính chức năng hoặc tính thẩm mỹ của hàng hóa/dịch vụ (trừ các trường hợp đặc biệt) thì hình dạng ba chiều được coi là không đi vượt ra ngoài phạm vi hình dạng của hàng hóa/dịch vụ (ví dụ thiết kế nội thất bên trong của cửa hiệu, nhà hàng). 4 ví dụ dưới đây cho thấy nhãn hiệu hình dạng không có tính phân biệt

 

Nhóm 37: Dịch vụ xây dựng

Nhóm 43: Dịch vụ nhà hàng

Nhóm 9: Máy ảnh

Nhóm 05: Dược phẩm dưới dạng bình xịt

 

Quy tắc 2: Ngay cả khi hình dạng 3 chiều có đặc trưng ở chỗ được thay đổi/trang trí độc đáo (nếu phạm vi của sự thay đổi hoặc trang trí trên cơ sở tính chức năng hoặc thẩm mỹ của hàng hóa vẫn nằm trong dự đoán của người tiêu dùng) thì hình dạng 3 chiều được thừa nhận là đã được dùng cho mục đích đóng góp cho tính chức năng hoặc thẩm mỹ, và chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt, hình dạng 3 chiều đó được xem là không vượt ra khỏi hình dạng của hàng hóa. 4 nhãn hiệu hình dạng dưới đây không có tính phân biệt.

 

Nhóm 43: Dịch vụ chỗ ở tạm thời

Nhóm 43: Dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống

Nhóm 30: Bánh bích quy

Nhóm 03: Nước hoa

 

Quy tắc 3: Khi hình dạng 3 chiều mà không vượt ra khỏi phạm vi hình dạng của bản thân sản phẩm nhưng kèm theo ký tự, con số,..mà có tính phân biệt thì nhãn hiệu về tổng thể được xem là có tính phân biệt. Tuy nhiên, trong trường hợp nhãn hiệu sử dụng ký tự, con số,..không thể nhận biết được là được dùng theo cách được dùng làm dấu hiệu có tính phân biệt chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm thì nhãn hiệu đó rơi vào Điều 3(1)(iii) hoặc Điều 3(1)(iv) Luật nhãn hiệu. Hình dạng 3 chiều chứa yếu tố chữ có tính phân biệt như dưới đây được xem là có tính phân biệt

 

Nhóm 33: Đồ uống có cồn, rượu whisky

Nhóm 32: Bia

Nhóm 03: Mỹ phẩm

Nhóm 29: Sữa

Cần lưu ý rằng dấu hiệu hình dạng rơi vào Điều 3(1)(iii) và (iv) Luật nhãn hiệu vẫn có thể được cấp đăng ký nếu có đủ bằng chứng chứng minh dấu hiệu 3 chiều đó giành được khả năng phân biệt nhờ quá trình sử dụng như quy định tại Điều 3(2) Luật nhãn hiệu

 

A picture containing bottleDescription automatically generated

Nhóm 32: đồ uống cola

 

Theo bản án hành chính số 10215, 2007 của Tòa án cấp cao Nhật Bản ngày 29/05/2008[2], nhãn hiệu 3 chiều hình cái chai nêu trên của Cola-Cola Company bị JPO từ chối theo Điều 3(1)(iii) vì JPO cho rằng nó không vượt khỏi phạm vi hình dạng của bản thân hàng hóa được sử dụng thông thường. Cụ thể, đặc điểm của nhãn hiệu xin đăng ký là phần cổ khá dài phình dần về phía giữa từ phần trên và phần bị thắt lại cách đáy bằng 1/5. Tuy nhiên, hình dạng chai đồ uống cola có thể được nhận biết là được sử dụng vì mục đích chức năng hoặc tăng tính thẩm mỹ và nằm trong sự dự đoán của người tiêu dung. Do vậy, hình cái chai này chỉ gồm dấu hiệu dùng hình dạng của hàng hóa theo cách thông thường.

 

Coca-Cola cung cấp bằng chứng sử dụng lâu dài và liên tục hình cái chai, cụ thể Coca-Cola bán sản phẩm đồ uống cola mang hình cái chai này từ năm 1916 ở Mỹ và xuất hiện ở Nhật Bản từ năm 1957. Hình cái chai này liên tục sử dụng không thay đổi kể từ năm 1957, được công chúng Nhật Bản nhận biết tốt, và có tới có 2380 triệu chai cola được bán vào năm 1971. Từ năm 1997 Coca-Cola đã bỏ ra khoảng 3 tỷ yên/năm để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, tivi, báo và tạp chí. Vì vậy, tòa án cho rằng nhãn hiệu hình cái chai cola đã giành được chức năng phân biệt nhờ quá trình sử dụng nên cần được bảo hộ .

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế, giống cây trồng ở Việt Nam và nước ngoài.

 

Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 



[1] Điều 2 Luật nhãn hiệu Nhật Bản năm 1959 sửa đổi ngày 17/05/2019

[2] Xem thêm footenote 2 đề cập tới thẩm quyền của Tòa án cấp cao Nhật Bản (IP High Court) trong bài viết “Intel Corporation thua kiện KK Intelgrow và cách lý giải của tòa án Nhật Bản liên quan đến việc áp dụng pháp luật nội dung về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng”: http://www.bross.vn/newsletter/ip-news-update/Intel-Corporation-thua-kien-KK-Intelgrow-va-cach-ly-giai-cua-toa-an--Nhat-Ban-lien-quan-den-viec-ap-dung-phap-luat-noi-dung-ve-bao-ho-nhan-hieu-noi-tieng

 

 

Bookmark and Share
Relatednews
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal
So sánh quy trình xét nghiệm nhãn hiệu ở Việt Nam và Trung Quốc

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go