Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
(Ngày đăng: 2024-03-20)

Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng

đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?

 

Luật sư Lê Quang Vinh Bross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

 

Nhãn hiệu bị yêu cầu hủy hiệu lực

(thành công)

Nhãn hiệu bị yêu cầu hủy hiệu lực

(không thành công)

 

Số đơn/Đăng ký 6020569

cấp 28/03/2010

Nhóm 28: Đồ thể thao.

A close up of a logoDescription automatically generated

Số đơn/Đăng ký 2010626

cấp 28/10/2003

Nhóm 14: Đồng hồ

 

Nhãn hiệu chứa tên người nổi tiếng không mặc nhiên bị từ chối

 

Dùng tên người nổi tiếng (đặc biệt là người nước ngoài nổi tiếng) đăng ký làm nhãn hiệu mà không có sự đồng ý của người đó là hiện tượng thường gặp ở mọi quốc gia đặc biệt là Trung Quốc. Hiện tượng sử dụng tên người, tên cá nhân đặc biệt là tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc còn hay được gọi là hiện tượng đăng ký không trung thực hoặc đăng ký có dụng ý xấu (bad faith).[1]

 

Về pháp lý, cá nhân (người nổi tiếng) có thể phản đối hoặc hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký nếu nhãn hiệu này vi phạm quyền có trước của người khác. Trong số các quyền có trước này, quyền có trước là tên cá nhân cũng được Điều 32 Luật nhãn hiệu Trung Quốc năm 2019 công nhận.[2]

 

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy Cơ quan sở hữu trí tuệ Trung Quốc (CNIPA) thường không chủ động từ chối cấp bảo hộ đơn đăng ký nhãn hiệu được cấu thành bởi tên người nổi tiếng (đặc biệt là tên người nước ngoài nổi tiếng) hoặc không yêu cầu chủ đơn đăng ký nhãn hiệu chứa tên người nổi tiếng xuất trình văn bản đồng ý của người mang tên nổi tiếng đó. Ví dụ, CNIPA đã cấp đăng ký 2010626 bảo hộ nhãn hiệu "BRITNEY & chữ tiếng Trung 布兰妮” cho sản phẩm đồng hồ ở nhóm 14 hoặc đăng ký 6020569 cho nhãn hiệu tiếng Trung “乔丹” ở nhóm 28.

 

Vì sao khó ngăn chặn nhãn hiệu chứa tên người nổi tiếng?

 

Thực tiễn cho thấy không dễ ngăn cấm người khác chiếm đoạt tên cá nhân nổi tiếng đăng ký làm nhãn hiệu ở Trung Quốc trừ khi có đủ bằng chứng chứng minh rằng nhãn hiệu chứa tên người nổi tiếng đã được đăng ký theo cách lừa dối người tiêu dùng để thỏa mãn tiêu chuẩn của Điều 32.

 

Chẳng hạn trong vụ hủy Đăng ký 2010626, sau khi đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu "BRITNEY & chữ tiếng Trung 布兰妮”/Đăng ký 2010626 ở nhóm 14 dưới tên của Shenzhen Wanfuda Trading Co., Ltd nộp tại Ban giải quyết tranh chấp (TRAB) thuộc CNIPA bị bác bỏ, Britney Spears, ca sĩ nổi tiếng người Anh, tiếp tục khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án trung cấp số 1 Bắc Kinh yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định của TRAB về việc duy trì hiệu lực của nhãn hiệu này. Dựa trên hồ sơ và chứng cứ đã cung cấp bởi Britney Spears, Tòa án nhận định rằng bằng chứng do cô ca sĩ này nộp không đủ để chứng minh rằng tên cá nhân của cô nổi tiếng ở Trung Quốc tính đến thời điểm nộp đơn bởi Shenzhen Wanfuda Trading Co., Ltd. Do vậy, việc cấp đăng ký nhãn hiệu "BRITNEY & chữ tiếng Trung 布兰妮” không làm tổn hại đến quyền có trước là tên cá nhân nên hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu này tiếp tục được duy trì.

 

Sau vụ "BRITNEY & chữ tiếng Trung 布兰妮”, pháp luật nhãn hiệu Trung QUốc hướng dẫn thêm rằng tên cá nhân gồm tên đầy đủ, tên nghệ danh, tên bút danh (cá nhân còn sống khi đơn phản đối, khiếu nại từ chối hoặc hủy bỏ hiệu lực được nộp) nếu xuất hiện trong nhãn hiệu tranh chấp mà không có sự cho phép của người có tên và theo nhận thức của công chúng liên quan là nó trỏ đến chủ thể nắm quyền đối với tên cá nhân và gây thiệt hại đến quyền cá nhân của người đó thì bị từ chối đăng ký hoặc bị hủy bỏ.

 

Gây thiệt hại đến quyền đối với tên cá nhân của người khác cần phải được chứng minh bằng điều kiện tiên quyết là công chúng sẽ có thể hướng sự chú ý vào sản phẩm mà nhãn hiệu tranh chấp được đăng ký và sử dụng cho chủ thể quyền đối với tên cá nhân, xác lập mối liên hệ tương ứng giữa sản phẩm và chủ thể quyền đối với tên cá nhân, bao gồm không chỉ tình huống nhãn hiệu tranh chấp trùng hoàn toàn với tên cá nhân mà còn gồm cả trường hợp nhãn hiệu tranh chấp tuy khác với tên cá nhân nhưng vẫn phản ánh đặc trưng tên chính của người khác, và trỏ tới chủ thể quyền đối với tên cá nhân theo nhận thức chung của công chúng. Thực tiễn

 

Một lần nữa thực tế cho thấy rằng ngăn chặn cấp hoặc hủy bỏ nhãn hiệu sử dụng tên cá nhân ở Trung Quốc là không hề đơn giản, thậm chí đòi hỏi một hành trình kiện tụng kéo dài và tốn kém lên tận cấp tòa cao nhất ở Trung Quốc mới thành công. Chẳng hạn trong vụ hủy Đăng ký 6020569, Michael Jeffrey Jordan, vận động viên bóng rổ người Mỹ nổi tiếng thế giới, yêu cầu hủy hiệu lực nhãn hiệu “乔丹”/Đăng ký 6020569 (nhãn hiệu này ở dạng bính âm viết là QIAO DAN ở nhóm 28 được cấp năm 2010) nhưng đều bị TRAB cùng 2 cấp tòa gồm Tòa án trung cấp số 1 Bắc Kinh và Tòa án Cấp cao Bắc Kinh bác đơn hủy.

 

Tòa án tối cao Trung Quốc (SPC) xét xử giám đốc thẩm vụ việc này nhận định rằng Michael Jeffrey Jordan có mức độ phổ biến nhất định và nổi tiếng trước công chúng liên quan trong lĩnh vực thể thao; khi người ta nói đến tên của Jordan, người ta sẽ dễ dàng và trực tiếp liên hệ với Michael Jeffrey Jordan, và tên của Jordan trong tiếng Trung là QIAO DAN nên mối liên hệ này cũng áp dụng với tên tiếng Trung này. SPC cho rằng Michael Jeffrey Jordan phải được hưởng quyền cá nhân đối với tên QIAO DAN trong khi chủ sở hữu nhãn hiệu, QIAO DAN Sports Co., Ltd., biết rõ danh tiếng của Michael Jeffrey Jordan gắn liền với đồ thể thao mà vẫn nộp đơn đăng ký là hành vi không trung thực (bad faith), khiến công chúng nhầm tưởng rằng sản phẩm mang thương hiệu QIAO DAN có mối liên hệ với Michael Jeffrey Jordan. Vì lý do đó, đăng ký 6020569 phải bị hủy bỏ.[3]

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) trong 3 năm liên tục (2021-2023) bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có nhiều kinh nghiệm liên quan đến đăng ký và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu (thương hiệu) ở Trung Quốc.

 

Vui lòng liên hệ Email: vinh@bross.vn; Mobile: 0903287057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 



[2] Nguyên văn Điều 32 Luật nhãn hiệu Trung Quốc sửa đổi năm 2019.

Article 32. No applicant for trademark application may infringe upon another person's existing prior rights, nor may he or she, by illegitimate means, rush to register a trademark that is already in use by another person and has a certain influence.

 

Bookmark and Share
Relatednews
Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam, UK, Mỹ, EU và Trung Quốc
Cấp quyền nhân vật (merchandising rights) và các khía cạnh pháp lý cần lưu ý cho bên cấp quyền và bên nhận quyền
So sánh Đăng bạ chính (Principal Register) và Đăng bạ phụ (Supplemental Register) khi đăng ký nhãn hiệu ở USPTO
10 Key Changes in Enforcing Patent, Design, Trademark Rights via Administravive Measure under Revised Decree 99/2013/NĐ-CP
Qatar tham gia Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Thương hiệu giả mạo “Phở Thìn 13 Lò Đúc” bị hủy bỏ hiệu lực ở Hàn Quốc
10 thay đổi lớn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.