Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Cấp quyền nhân vật (merchandising rights) và các khía cạnh pháp lý cần lưu ý cho bên cấp quyền và bên nhận quyền
(Ngày đăng: 2024-11-01)

Cấp quyền nhân vật (merchandising rights) và các khía cạnh

pháp lý cần lưu ý cho bên cấp quyền và bên nhận quyền

 

Luật sư Lê Quang Vinh - Bross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Cấp quyền nhân vật là một dạng thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ

 

Thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ hiểu một cách đơn giản là đưa các quyền SHTT vào thương mại để kiếm tiền, thu về lợi ích vật chất. Các báo cáo nghiên cứu, chẳng hạn của WIPO đã chỉ ra rằng trước năm 1980 tài sản hữu hình chiếm 80% giá trị doanh nghiệp thì chỉ sau 30 năm giá trị tài sản hữu hình chỉ còn 20% thậm chí thấp hơn, nghĩa là tài sản vô hình chiếm 80%.[1] Cá biệt như Apple, Amazon (đều là cty của Mỹ), tài sản vô hình chiếm tới 94-96% giá trị doanh nghiệp. Quyền SHTT chính là một loại tài sản vô hình quan trọng nhất và giá trị nhất trong tệp tài sản vô hình của doanh nghiệp. Đấy chính là lý do lý giải tại sao các FTA luôn có hẳn một chương về bảo hộ quyền SHTT.

 

Về mặt thuật ngữ, thương mại hóa quyền SHTT (trong tiếng Anh là commercializing IP rights) có nội hàm rộng nhất trong khi đó thuật ngữ “merchandizing rights” hoặc “merchandising characters” – hay được dịch là cấp quyền nhân vật - cũng mang bản chất như thương mại hóa quyền SHTT nhưng có nội hàm hẹp hơn. Cụ thể, merchandising characters nhìn chung có thể hiểu là hoạt động khai thác thứ cấp đối với các đối tượng của quyền SHTT, ví dụ sử dụng hình tượng nhân vật hư cấu trong các bộ phim, truyện nổi tiếng ví dụ như hình tượng chú sói Wolfoo, Harry Potter, hoặc có thể sử dụng hình tượng nhân vật có thật nổi tiếng ví dụ Brad Pitt, Ronaldo cho mục đích kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo, bán hàng. Hình tượng nhân vật nổi tiếng dù có thật hay hư cấu đều có giá trị truyền thông rất cao do bản thân tính phổ biến và nổi tiếng của nó từ khi bộ truyện hoặc bộ phim mang hình tượng đó được bán chạy hoặc được công chiếu rộng rãi.

 

Các lưu ý dành cho bên cấp và bên nhận quyền nhân vật

 

A close up of a logoDescription automatically generated

A green and white sign with a x and a circleDescription automatically generated

Đăng ký nhãn hiệu 2010626 (Trung Quốc)

Nhóm 14: Đồng hồ

Britney Spears vs. Shenzhen Wanfuda Trading Co., Ltd

Đăng ký nhãn hiệu 3908384 (Mỹ)

Nhóm 09: Digital versatile disc,..

Chủ nhãn hiệu: Warner Bros. Entertainment Inc

Đăng ký nhãn hiệu 63481 (Việt Nam)

Nhóm 03: mỹ phẩm

 

3 ví dụ thực tiễn ở bảng trên cho chúng ta thấy rằng Warner Bros. Entertainment Inc đang độc quyền sử dụng hàng loạt các nhãn hiệu Harry Potter bao gồm cả tên của từng tập truyện nổi tiếng này với USPTO thì ca sĩ nổi tiếng Britney Spears và Marvel Comics lại không thể đánh bại được người khác đăng ký trước Britney & chữ Tàu cho sản phẩm đồng hồ và X-Men cho mỹ phẩm tương ứng chỉ vì lý do họ chậm chân đăng ký chúng ở Trung Quốc và Việt Nam.[2]

 

Căn nguyên lý giải các thất bại trên nằm ở chỗ quyền SHTT là một bó quyền, một tập hợp nhiều quyền năng pháp lý, chứ không phải là một quyền pháp lý, trong đó có loại quyền chỉ tồn tại trên cơ sở nộp đơn đăng ký. Vậy nên bên cấp quyền nhân vật cần chú ý:

 

  1. Đăng ký bảo hộ nó dưới hình thức mà luật yêu cầu phải đăng ký mới phát sinh quyền: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp ở nhiều quốc gia khác nhau
  2. Quản lý và khai thác tối ưu quyền merchandising dưới dạng hợp đồng li-xăng nhãn hiệu, franchise, sử dụng quyền tác giả
  3. Nên đăng ký mở rộng hình tượng nhân vật này cho các sản phẩm dịch vụ ảo để có căn cứ pháp lý xử lý hành vi xâm phạm trên vũ trụ ảo metarverse hoặc NFT (ví dụ nên mô tả sản phẩm đăng ký: virtual reality game software, game software for metaverse (nhóm 09), cryptocurrency exchange service (nhóm 36)
  4. Cần có kế hoạch thương mại hóa, nhượng quyền sử dụng các hình tượng nhân vật hoặc li-xăng nhãn hiệu đã đăng ký một cách kịp thời để tránh vi phạm nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu trong 3 hoặc 5 năm liên tục (tùy theo từng lãnh thổ) mà hậu quả của nó là nhãn hiệu có thể bị bên thứ ba chấm dứt hiệu lực vì lý do không sử dụng.[3]
  5. Cần có chiến lược riêng ở một số quốc gia (ví dụ Hoa Kỳ) về sử dụng hình tượng nhân vật đã đăng ký dưới dạng nhãn hiệu ở một số quốc gia có quy định đặc biệt về nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu giữa năm thứ 5 và 6, và giữa năm thứ 9 và 10 trong chu kỳ hiệu lực 10 năm đầu tiên để tránh bị USPTO hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu.[4]
  6. Cần đặc biệt chú ý về vấn đề kiểm soát chất lượng hàng hóa mang nhãn hiệu li-xăng, sử dụng giả cách (token use)[5] để lẩn tránh pháp luật, hoặc vấn đề li-xăng “trần” nhãn hiệu (“naked” trademark license agreement)[6] vì một số quốc gia, như Mỹ chẳng hạn, có thể đơn phương hủy hiệu lực nhãn hiệu li-xăng nếu có căn cứ cho thấy bên cấp li-xăng (licensor) vi phạm các nghĩa vụ của luật, sản phẩm mang nhãn hiệu li-xăng vi phạm nghĩa vụ đảm bảo chất lượng bảo vệ người tiêu dùng.

 

Đối với bên nhận cấp quyền nhân vật, ít nhất 3 vấn đề sau cần chú ý:

 

  1. Xác định rõ mục tiêu sử dụng và phạm vi sử dụng để tiếp cận đàm phán ký kết hợp đồng khai thác quyền dưới dạng li-xăng hay sử dụng quyền tác giả các hình tượng nhân vật bao gồm cả nhân vật hoạt hình
  2. Cần có điều khoản xác định trách nhiệm pháp lý của licensor trong trường hợp licensee bị kiện xâm phạm bản quyền bởi bên thứ 3
  3. Hợp đồng hợp tác, sử dụng hình tượng nhân vật cần phải được soạn thảo rõ ràng, chặt chẽ, minh bạch về phạm vi, đối tượng, thời hạn bao gồm cả các vấn đề pháp lý sau khi thanh lý hoặc kết chấm dứt hợp đồng để hạn chế khả năng xảy ra tranh chấp pháp lý hoặc các vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) trong 3 năm liên tục (2021-2023) bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, rất giàu kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài.

 

Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 



[3] Ví dụ, Điều 136.2 Luật SHTT 2022 quy định: Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

[5] Theo Token Use (marklaw.com), sử dụng nhãn hiệu giả cách (tạm dịch từ “token use”) được sử dụng phổ biến trong khoa học pháp lý về nhãn hiệu, theo đó quan niệm này đề cập đến việc sử dụng nhãn hiệu mà thuần túy chỉ để bảo lưu quyền đã đăng ký đối với nhãn hiệu đó, trái với lợi ích hoặc mong đợi thực sự là bán hàng. Ví dụ nhà sản xuất chỉ thỉnh thoảng chở một vài kiện hàng mang nhãn hiệu, nhưng không có ý định cụ thể rằng nhãn hiệu sẽ chỉ dẫn đến một nguồn gốc của hàng hóa. Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ sửa đổi năm 1988 đã thêm vào cụm từ “the bona fide use of a mark in the ordinary course of trade, and not made merely to reserve a right in a mark" được hiểu là việc sử dụng nhãn hiệu phải là sử dụng thực sự trong hoạt động thương mại bình thường, chứ không phải thuần túy chỉ là để giữ quyền đó. Nói cách khác, sự tồn tại của quy định này là để loại bỏ “token use” hoặc sử dụng nhãn hiệu thuần túy để giữ quyền đã đăng ký. Xem thêm Quy chế xét nghiệm nhãn hiệu TMEP §901.02 – Bona Fide Use in the Ordinary Course of Trade hoặc đường link: https://mpep.uspto.gov/RDMS/TMEP/print?version=Oct2012&href=TMEP-900d1e1.html. Tham khảo thêm: (9) Một số đề xuất sửa đổi bổ sung liên quan đến hoàn thiện chế định nhãn hiệu trong Luật SHTT[1] | LinkedIn

[6] Theo bản án của Tòa phúc thẩm lưu động số 9 Hoa Kỳ trong vụ FreecycleSunnyvale v. The Freecycle Network, No. 08-16382 (9th Cir. Nov. 24, 2010), thuật ngữ “naked licensing” (tạm dịch là cấp li-xăng trần) được tòa án giải thích là nó xảy ra khi việc cấp li-xăng không có sự kiểm soát chất lượng đầy đủ đối với việc sử dụng nhãn hiệu li-xăng của bên nhận li-xăng dẫn tới nhãn hiệu li-xăng đó không còn đại diện cho chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng mong đợi, theo đó Tòa án tuyên bố hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu. Nguồn: 08-16382-2011-02-25.pdf (justia.com)

 

Bookmark and Share
Relatednews
Xâm phạm nhãn hiệu trên vũ trụ ảo nhìn từ vụ Hermes vs. Mason Rothschild ở tòa án Hoa Kỳ
Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam, UK, Mỹ, EU và Trung Quốc
So sánh Đăng bạ chính (Principal Register) và Đăng bạ phụ (Supplemental Register) khi đăng ký nhãn hiệu ở USPTO
10 Key Changes in Enforcing Patent, Design, Trademark Rights via Administravive Measure under Revised Decree 99/2013/NĐ-CP
Qatar tham gia Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Thương hiệu giả mạo “Phở Thìn 13 Lò Đúc” bị hủy bỏ hiệu lực ở Hàn Quốc
10 thay đổi lớn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.