Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Mất tài sản sở hữu trí tuệ ở nước ngoài và bài học kinh nghiệm dành cho doanh nghiệp Việt Nam
(Ngày đăng: 2020-12-28)

Mất tài sản sở hữu trí tuệ ở nước ngoài và

bài học kinh nghiệm dành cho doanh nghiệp Việt Nam

 

                                                            Email: vinh@bross.vn

 

Sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình và có giá trị rất lớn

 

Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu được công bố năm 2020 bởi tạp chí nổi tiếng Interbrand[1], Mỹ là quốc gia có nhiều tài sản sở hữu trí tuệ nhất. Cụ thể, trong top 5 thương hiệu có giá trị nhất thì có tới 4 thương hiệu thuộc lĩnh vực công nghệ của người Mỹ trong đó chỉ riêng thương hiệu Apple Inc. đã có giá trị trên 322 tỷ USD tương đương với GDP năm 2019 của Việt Nam là 329,537 tỷ USD[2]

 

Google

Samsung Việt Nam | Thiết Bị Di Động | Tivi | Điện Gia Dụng

322,999 tỷ USD

200,667 tỷ USD

166,001 tỷ USD

165,444 tỷ USD

62,289 tỷ USD

 

Dù Việt Nam chưa có thương hiệu nào vào lọt vào các bảng xếp hạng 100 thương hiệu toàn cầu được xếp hạng bởi Interbrand, hoặc bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất bởi Fortune 500, song Việt Nam đã có 4 thương hiệu lọt vào bảng xếp hạng Forbes Global 2000 cụ thể gồm Vietcombank, BIDV, Vingroup và Vietinbank với thứ tự xếp hạng lần lượt là 937, 1448, 1534 và 1595 tương ứng[3]

 

Theo bảng xếp hạng 50 thương hiệu tốt nhất của Việt Nam năm 2020 được công bố bởi Brand Finance, trong top 5 thương hiệu giá trị nhất gồm Viettel, VNPT, Vinamilk, Vinhomes và Sabeco thì thương hiệu được định giá cao nhất của Việt Nam có giá trị gần 6 tỷ đô la Mỹ.

 

Phê duyệt phương án cơ cấu lại VNPT

Dự án Vinhomes Hóc Môn, TpHCM của tập đoàn Vingroup | Căn hộ - Nhà phố |  Thuận Hùng Group

Tổng Công ty Cổ Phần Bia - Rượu - Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco) tuyển  dụng 2020

5,801 tỷ USD

2,395 tỷ USD

2,128 tỷ USD

1,726 tỷ USD

1,282 tỷ USD

 

Về cơ bản chúng ta có thể sắp xếp tài sản thành 3 dạng: (1) bất động sản như nhà cửa, công trình xây dựng, đất đai, tài nguyên; (2) động sản như tiền, vàng, ô tô, máy bay, tàu thủy; và (3) quyền tài sản đối với sáng tạo hình thành từ trí tuệ của con người hay người ta còn hay gọi là quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật công nhận.

 

Các quyền sở hữu trí tuệ này tồn tại dưới dạng các quyền độc quyền khác nhau như quyền độc quyền khai thác đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng, quyền độc quyền sử dụng đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền độc quyền làm bản sao, quyền phân phối, quyền biểu diễn, quyền truyền đạt đến công chúng đối với quyền tác giả (tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học) hoặc đối với quyền liên quan (chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình và chương trình phát sóng).

 

Quyền tài sản là quyền sở hữu trí tuệ khác biệt hẳn so với bất động sản và động sản ở chỗ trong lúc bất động sản và động sản mang tính chất vật lý, nghĩa là chúng hữu hình, nhìn thấy được và chiếm hữu được thì quyền sở hữu trí tuệ lại mang tính chất vô hình, trừu tượng và không thể chiếm hữu theo cách truyền thống như đối với động sản/bất động sản.

 

Mất tài sản sở hữu trí tuệ ở nước ngoài qua một số vụ việc điển hình

 

Vụ việc 1: Chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho nước mắm bị đăng ký làm nhãn hiệu ở nhiều nước[4]

 

Chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam đang được bảo hộ ở Việt Nam và EU

Phú Quốc cho nước mắm bị đăng ký làm nhãn hiệu ở một số quốc gia

Chỉ dẫn địa lý: Vì sao trong 43 sản phẩm chỉ có nước mắm Phú Quốc thực sự  thành công? - MVietQ

Đăng ký Mỹ số 2242745 ngày 4/5/1999

Nộp 27/02/1998

Nhóm 30: nước mắm

Kim Seng Company

 

Số đơn 356556 nộp ngày 19/03/1998

ĐK Thailand số 166789

J.P. International Co., Ltd

Nhóm 30: Nước mắm, chè, cà phê,..

ĐK China số 9448516 ngày 28/09/2012

Ngày nộp đơn 11/05/2011

Nhóm 30: Nước mắm,….

Hiệu lực đến 27/09/2022

Viet Huong Trading Company Limited

ĐK Australia số 940255 cấp ngày 19/11/2003

Nộp ngày 15/01/2003

Nhóm 30: nước mắm

Hiệu lực đến 15/01/2023

Viet Huong Trading Company Limited

 

Vụ việc 2: Mất thương hiệu Vinataba ở nhiều lãnh thổ

 

Nhãn hiệu được bảo hộ ở Việt Nam

Nhãn hiệu bị đăng ký bởi chủ thể khác

 

Biểu tượng thương hiệu Vinataba

ĐK Indonesia IDM000291536 ngày 26/01/2011

Nộp 16/03/2009

Nhóm 34: Thuốc lá

PT Sintong Sari Union

 

ĐK France 3454380 hiệu lực đến  04/10/2026

Nộp 04/10/2006

Nhóm 34: Thuốc lá

P.T. Putra Stabat Industrie

 

Vụ việc 3: Mất sáng chế/kiểu dáng công nghiệp võng xếp Duy Lợi ở Nhật Bản năm 2001

 

Kiểu dáng công nghiệp

võng xếp ở Việt Nam

Bằng độc quyền GPHI được cấp bởi Nhật Bản

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Tên kiểu dáng: Khung mắc võng

Ngày nộp đơn: 23/03/2000

Bằng độc quyền 7173 cấp ngày 31/07/2003

Chủ bằng: Cơ sở Duy Lợi

Bằng độc quyền GPHI số JP3081528U

Chủ bằng: cá nhân Nhật Bản

Số hồ sơ hủy hiệu lực: 2003-40001

 

 

Sau khi khiếu nại yêu cầu hủy bỏ, JPO chấp nhận bằng chứng rằng bằng độc quyền JP3081528U bị xem là mất tính mới vì nó đã bị bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn ở Nhật Bản do giải pháp hữu ích ở bằng độc quyền JP3081528U đã xuất hiện công khai trên Công báo SHCN tập A số 147 của Việt Nam ngày 26/6/2000

Nếu việc hủy bỏ hiệu lực JP3081528U không thành công, Duy Lợi không chỉ phải chịu mọi chi phí luật sư theo đuổi kiện tụng đắt đỏ mà còn bị ngăn chặn xuất khẩu mỗi tháng khoảng 680 bộ sản phẩm khung mắc võng (hay còn gọi là võng xếp Duy Lợi) và có thông tin cho rằng Duy Lợi bị chủ bằng độc quyền JP3081528U đòi phải trả phí bản quyền 4 USD/sản phẩm nếu muốn xuất hàng sang Nhật[5]

 

Vụ việc 4: Mất chỉ dẫn địa lý café Buôn Ma Thuột ở Trung Quốc năm 2011[6]

 

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ ở Việt Nam

Nhãn hiệu được cấp ở Trung Quốc

Thực trang bảo vệ và phát triển chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột

Tên gọi xuất xứ hàng hóa: Buôn Ma Thuột

Sản phẩm cà phê nhân

Trồng tại một số huyện thuộc thành phố Buôn Ma Thuột

Là tài sản quốc gia được bảo hộ vô thời hạn

Đăng bạ quốc gia số 004 ngày 14/10/2005 

 

Nhóm 30: cà phê,…

Số đăng ký 7611987 cấp ngày 14/11/2010

Có hiệu lực đến 13/11/2020

Chủ nhãn hiệu: Công ty TNHH Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu

 

Nhóm 30: cà phê,…

Đăng ký số 7970830 cấp ngày 14/06/2011

Có hiệu lực đến 13/06/2021

Chủ nhãn hiệu: Công ty TNHH Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu

 

Vụ việc 5: Mất nhãn hiệu G7 Coffee của Trung Nguyên ở Iceland năm 2018[7]

 

Nhãn hiệu bị đề nghị hủy hiệu lực

Thương hiệu có

danh tiếng cao của Trung Nguyên

 

Số đăng ký: V0104716 nộp ngày 12/5/2017[8]

Ngày công bố: 31/8/2018

Nhóm 30: cà phê, cà phê bột, cà phê hòa tan

 

Đăng ký Mỹ số: 5,511,206[9]

Ngày đăng ký: 10/07/2018

Nhóm 30: cà phê bột, cà phê hòa tan

Nhóm 43: Quán café,

quán café tự phục vụ, nhà hàng

Chủ nhãn hiệu: Công ty CP đầu tư Trung Nguyên

 

Bài học kinh nghiệm dành cho doanh nghiệp Việt Nam

 

Về nguyên nhân, các ví dụ nêu trên đều cho thấy quyền sở hữu trí tuệ mang bản chất giới hạn lãnh thổ nghĩa là chúng chỉ được bảo hộ ở Việt Nam mà không tự động được bảo hộ ở Nhật Bản, Trung Quốc và Iceland. Nguyên nhân tiếp theo là quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu được xác lập theo pháp luật quốc gia ở lãnh thổ mà chúng được nộp đơn đầu tiên. Và một nguyên nhân nữa rất căn bản nữa là quyền sở hữu trí tuệ rất dễ bị mất, bị chiếm đoạt bởi các chủ thể khác thông qua việc chính các chủ thể này lợi dụng 2 nguyên nhân đầu tiên đã nêu (thuộc tính giới hạn lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ, và nguyên tắc nộp đơn đầu tiên ở hầu hết các nước khi làm thủ tục xác lập quyền ở nước ngoài).

 

Về hệ quả, mất tài sản sở hữu trí tuệ ở nước ngoài là một vấn đề rất nghiêm trọng vì nó có thể ảnh hưởng tới cả một ngành kinh tế hoặc một quốc gia như đối với tình huống mất chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho cà phê, Phú Quốc cho nước mắm; nó có thể chặn đứng cơ hội doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường của quốc gia khác như vụ việc của võng xếp Duy Lợi và cà phê G7 Instant Coffee của Trung Nguyên. Tựu chung lại, có 3 hệ quả của việc mất tài sản sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:

  1. Mất tài sản sở hữu trí tuệ ở nước ngoài có nghĩa là mất thị trường, mất cơ hội xuất khẩu mở rộng thị trường nhằm tăng doanh thu
  2. Mất tài sản sở hữu trí tuệ còn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rủi ro bị kiện tụng, chặn hàng xuất khẩu ở biên giới của nước nhập khẩu và bồi thường thiệt hại
  3. Các lợi ích có được từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết gần đây như CPTPP, EVFTA và RCEP trở nên vô nghĩa

 

Doanh nghiệp Việt Nam có thể rút ra 2 bài học lớn từ thực tiễn trên là:

 

  1. Chủ động rà soát và đăng ký sớm các quyền sở hữu trí tuệ ở các thị trường nước ngoài của mình nhằm tránh rủi ro bị chiếm đoạt mất quyền bởi các đối thủ. Các quyền sở hữu trí tuệ quan trọng nhất cần lưu ý bảo hộ ở nước ngoài là nhãn hiệu (thương hiệu), kiểu dáng, sáng chế/giải pháp hữu ích. Hiện này có nhiều hiệp định đa phương về hỗ trợ bảo vệ quyền shtt ở nước ngoài với chi phí rẻ như Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid (Hệ thống Madrid) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu ở trên 120 lãnh thổ, Hiệp ước hợp tác về sáng chế (PCT), Thỏa ước La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp[10].

 

  1. Khi phát hiện quyền sở hữu trí tuệ của mình bị mất, cần nhanh chóng nghiên cứu và thuê luật sư chuyên nghiệp thu thập chứng cứ, nộp đơn phản đối, hủy bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực quyền SHTT đó dựa trên một số tiêu chuẩn bảo hộ mang tính quốc tế hóa, chẳng hạn như tiêu chuẩn bảo hộ của sáng chế, giải pháp hữu ích là phải mới ở phạm vi toàn cầu (ví dụ như vụ hủy hiệu lực bằng độc quyền GPHI JP3081528U ở Nhật Bản vì vi phạm tiêu chuẩn tính mới theo luật sáng chế Nhật Bản), hoặc chẳng hạn tiêu chuẩn bảo vệ tập quán kinh doanh lành mạnh ở Công ước Paris chống hành vi không trung thực (bad faith) trong thương mại quốc tế như trong vụ hủy hiệu lực nhãn hiệu G7 Coffee ở Iceland hoặc vụ hủy hiệu lực 2 nhãn hiệu Buôn Ma Thuột ở Trung Quốc 

 

Bross & Partners có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng bảo vệ hoặc tự vệ (phòng vệ) liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và nước ngoài. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; điện thoại 0903 287 057, 84-4-3555 3466; Wechat: Vinhbross2603; Skype: vinh.bross

 

Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers, Asia IP và Asian Legal Business (ALB). Với nhiều năm kinh nghiệm nổi bật và năng lực chuyên môn sâu khác biệt, Bross & Partners có thể giúp khách hàng bảo vệ hoặc tự vệ một cách hiệu quả trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở Việt Nam và nước ngoài liên quan đến bản quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu/thương hiệu và tên miền internet.

 



[3] Xem Forbes Global 2000 – the world’s largest public companies: https://www.forbes.com/global2000/#48ddc38f335d

[4] Một điều khá khó hiểu là trong lúc Việt Nam giành chiến thắng trong vụ hủy hiệu lực của 2 nhãn hiệu Buôn Ma Thuột xâm phạm chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột ở Trung Quốc năm 2011 thì trong vụ tương tự xảy ra sau đó Việt Nam lại thất bại trong thủ tục phản đối cấp bảo hộ nhãn hiệu Phú Quốc xâm hại chỉ dẫn địa lý Phú Quốc đầu tiên và nổi tiếng nhất của Việt Nam. Xem thêm: “Đòi được thành công chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột nhưng lại thất bại trong việc đòi lại chỉ dẫn địa lý nổi tiếng Phú Quốc cho nước mắm ở Trung Quốcở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Doi-duoc-thanh-cong-chi-dan-dia-ly-Buon-Ma-Thuot--nhung-lai-that-bai-trong-viec-doi-lai-chi-dan-dia-ly-noi-tieng-Phu-Quoc-cho-nuoc-mam-o-Trung-Quoc

 

[6] Bạn đọc có nhu cầu quan tâm vụ café Buôn Ma Thuột mất ở Trung Quốc có thể xem nội dung tư vấn gồm 2 phần của Bross & Partners gửi UBND tỉnh Đắc Lắc năm 2011 với nhan đề “Vì sao Việt Nam giành lại được chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột bị mất ở Trung Quốc”. Phần 1 ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/VI-SAO-VIET-NAM-GIANH-LAI-DUOC-CHI-DAN-DIA-LY--CA-PHE-BUON-MA-THUOT-BI-MAT-O-TRUNG-QUOC-Phan-1-1376 ; và Phần 2 ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/VI-SAO-VIET-NAM-GIANH-LAI-DUOC-CHI-DAN-DIA-LY--CA-PHE-BUON-MA-THUOT-BI-MAT-O-TRUNG-QUOC-Phan-2

 

[7] Xem thêm vụ Bross & Partners giúp Trung Nguyên giành lại thành công thương hiệu G7 Coffee bị mất ở Iceland ở bài viết “Bross & Partners hỗ trợ Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên hủy bỏ hiệu lực thành công thương hiệu G7 Coffee bị đăng ký trái phép ở lãnh thổ Iceland (Ai-xơ-len) vì lý do không trung thực (bad faith)” ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Bross--Partners-ho-tro-Cong-ty-co-phan-dau-tu-Trung-Nguyen-huy-bo-hieu-luc--thanh-cong-thuong-hieu-G7-Coffee-bi-dang-ky-trai-phep-o-lanh-tho-Iceland-Aixolen-vi-ly-do-khong-trung-thuc-bad-faith

[8] Thông tin ISIPO công bố đơn đăng ký nhãn hiệu này có thể tìm thấy ở Công báo tháng 9/2018 theo hướng dẫn sau: (a) vào trang chủ của Cơ quan sở hữu trí tuệ Iceland: https://gamli.els.is/en/trademark-1; (b) vào menu và click vào ELS Gazette, chọn và click “ELS tíðindi - september 2018” và tìm trang 3

[9] G7 Coffee là thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Việt Nam của Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên. Sản phẩm cà phê mang thương hiệu G7 Coffee được xuất khẩu đi hàng chục quốc gia trên thế giới thuộc mọi khu vực trên thế giới như EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada,…Nhãn hiệu G7 Coffee được bảo hộ ở Việt Nam theo đăng ký số 171847 ngày 15/09/2011 và cũng được bảo hộ ở hàng chục quốc gia trên thế giới. Xem thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0_ph%C3%AA_G7

[10] Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid có thể tham khảo thêm ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/GIOI-THIEU-CHUNG-THU-TUC-BAO-HO-NHAN-HIEU-THEO-MADRID ; khái lược về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La-hay có thể xem thêm ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Gioi-thieu-tong-quan-ve-He-thong-dang-ky-quoc-te-kieu-dang-cong-nghiep-theo-Thoa-uoc-Lahay-ma-Viet-Nam-moi-gia-nhap-co-hieu-luc-tu-112020

 

Bookmark and Share
Relatednews
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go