Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Nhãn hiệu (thương hiệu) VietFoods được bảo hộ ở Campuchia sau 2 lần khiếu nại tranh luận nhãn hiệu VietFoods không liên quan đến tên quốc gia cũng như không mô tả
(Ngày đăng: 2019-11-06)

Nhãn hiệu (thương hiệu) VietFoods được bảo hộ ở Campuchia

sau 2 lần khiếu nại tranh luận nhãn hiệu VietFoods không liên quan đến tên quốc gia cũng như không mô tả

Email to: vinh@bross.vn

 

Nhãn hiệu xin đăng ký

 

Thông tin của đơn đăng ký

 

Cục Sở hữu trí tuệ Campuchia (DIPR) từ chối

Số đơn 70711

Ngày nộp: 15/9/2016

Nhóm 29: Thạch dừa, thạch rau câu, thạch hoa quả

DIP từ chối vì cho rằng nhãn hiệu xin đăng ký không có khả năng tự phân biệt, rơi vào các trường hợp không bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu theo Điều 4 Luật nhãn hiệu Campuchia

 

 

Số đơn 70712

Ngày nộp: 15/9/2016

Nhóm 30: Sô cô la, kẹo, kẹo trái cây, bánh gạo, bánh quy, bánh nướng,…

 

Khiếu nại 2 lần chống từ chối bảo hộ

 

Ngày 24/4/2017, Cục Sở hữu trí tuệ Campuchia[1] (DIPR) từ chối bảo hộ cả 2 nhãn hiệu xin đăng ký trên ở Campuchia được nộp bằng con đường đăng ký quốc gia vì chúng là tên hoặc tên viết của một quốc gia, Chính phủ hoặc nhà nước (tức là Việt Nam) và cũng không có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác theo điều 4(a) & (d) Luật nhãn hiệu Campuchia (Cambodia)[2].

 

Ngày 21/6/2017, phối hợp với hãng luật địa phương ở Campuchia, Bross & Partners hỗ trợ người nộp đơn đơn khiếu nại DIPR đề nghị rút lại từ chối bảo hộ trong đó lập luận:

(a)        Vietfoods là từ tự đặt không thể dịch được và cũng không có nghĩa nên nó phải được xem là có chức năng nhãn hiệu;

(b)        ngay cả khi từ “Việt” được tách khỏi nhãn hiệu VietFoods thì nó không tồn tại trong ngôn ngữ chính thức để được lĩnh hội bởi người tiêu dùng Campuchia, từ Việt cũng không thể mang ý nghĩa là từ viết tắt chỉ Việt Nam;

(c)        nhãn hiệu VietFoods gắn liền với các sản phẩm về cơ bản tương tự với danh mục sản phẩm theo 2 nhãn hiệu xin đăng ký trên đã được cấp đăng ký ở nước xuất xứ (Việt Nam) theo đăng ký số 281120; và

(d)       thực tiễn cấp bảo hộ bởi DIPR cho thấy nó đã cấp rất nhiều nhãn hiệu có cấu tạo gồm một phần tên quốc gia ghép với yếu tố mô tả nhưng vẫn được xem là có chức năng nhãn hiệu ví dụ: ThaiMee/đăng ký KH16253/01, Indocafe/đăng ký KH/6759/96 hoặc Vinamart/đăng ký số KH/27189/07

 

Ngày 11/8/2017, DIPR ban hành văn bản số 13859/R/DIP thông báo bác bỏ đơn khiếu nại và giữ nguyên quan điểm từ chối. Được khuyến khích kiên trì khiếu nại lần 2 bởi Bross & Partners, người nộp đơn đồng ý nộp khiếu nại lần thứ 2 trong đó tập trung các vấn đề sau:

 

  1. DIPR kết luận VIET có nghĩa là VIETNAM là một sự suy diễn thiếu căn cứ khoa học, trái với nguyên tắc cơ bản được thừa nhận rộng rãi là phải đánh giá khách quan dưới con mắt của người tiêu dùng có mức độ hiểu biết trung bình ở Cambodia để đánh giá liệu công chúng có cho rằng VietFoods có được coi là nhãn hiệu hay không
  2. Trích lục từ điển được DIPR dẫn chiếu được đánh giá là nguồn thông tin không chính thống và thiếu chắc chắn bởi đây là một từ điển trực tuyến được phát triển bởi một Công ty tư nhân của Mỹ, hoàn toàn không có mặt trong danh sách các từ điển và từ điển trực tuyến đáng tin cậy theo bình chọn của nhiều tạp chí uy tín thế giới như The Guardian…. Trong khi đó, theo các từ điển uy tín và có độ chính xác cao như Oxford, Cambridge, chữ VIET hoàn toàn không có nghĩa gì , riêng đối với từ điển Marriam Webster chữ VIET được giải nghĩa là Vietminh
  3. DIPR từ chối là tự mâu thuẫn với chính mình vì các nhãn hiệu tương tự khác chứa yếu tố VIET vẫn được DIPR cấp trước đây như VIETCOMBANK/ đăng ký số 49914/14 cho nhóm 36; “VietCare”/ đăng ký số 24967 cho nhóm 03 (chỉ kèm theo điều kiện chủ nhãn hiệu không yêu cầu bảo hộ riêng dấu hiệu “VIET”)

 

Cuối cùng, ngày 29/6/2018 DIPR ban hành thông báo số 11752/R/DIP chấp nhận đơn khiếu nại, đồng ý bảo hộ và yêu cầu người nộp đơn nộp phí cấp bằng trong vòng 60 ngày. Cả hai nhãn hiệu đều đã được cấp đăng ký số T-2018-69225 và T-2018-69226.

 

Bài học kinh nghiệm

 

Theo kinh nghiệm của chúng tôi có thể rút ra 3 bài học:

 

  1. Khi bị từ chối cần bình tĩnh, tìm hiểu kỹ lý do và đặc biệt là nên tìm đến luật sư có năng lực và kinh nghiệm tìm cách khiếu nại tranh luận với cơ quan đăng ký nhãn hiệu (như vụ việc này là DIPR). Nếu bị từ chối khiếu nại bạn vẫn nên thử khiếu nại tiếp lần thứ 2 kèm theo bằng chứng, nguồn thông tin đáng tin cậy hơn để tăng tính thuyết phục vì kết quả của sự kiên trì đó là có thể bạn sẽ đạt được điều bạn muốn
  2. Các nhãn hiệu có chức năng phân biệt yếu (chẳng hạn như là tập hợp dấu hiệu viết tắt hoặc viết sai chính tả khái niệm mô tả đặc tính của sản phẩm) hoặc các nhãn hiệu được cấu tạo bằng cách ghép một phần tên quốc gia (như Viet hoặc Việt) với dấu hiệu mô tả, không có chức năng nhãn hiệu (như Food) thì càng phải nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể, và tốt nhất là nên thể hiện nó thành một từ liên tục (chẳng hạn như nếu không viết hoa chữ V và chữ F trong cấu trúc VietFoods thì chưa chắc DIPR đã ban hành từ chối bảo hộ)
  3. Mặc dù đăng ký thương hiệu mới chỉ là bước khởi đầu của việc hành trình nhiều năm đầy cam go và gian nan nhằm mục đích thâm nhập thị trường, song sau khi đã đăng ký thành công rồi bạn cũng có thể sẽ còn phải tiếp tục chiến đấu để giữ thương hiệu và thị phần của mình của mình có thể bị đối thủ lăm le tấn công hủy bỏ hiệu lực ví dụ như trong vụ Vinamilk đánh bại yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của Hero AG đối với nhãn hiệu Dielac Pedia tại Campuchia mà Bross & Partners đã hỗ trợ pháp lý thành công cho Vinamilk tại Bộ Thương mại Campuchia[3].

 

Hình 1: Văn bản số 6740/R/DIP từ chối bảo hộ nhãn hiệu VietFoods (lần 1)

 

 

 

Hình 2: Văn bản số 13859/R/DIP từ chối bảo hộ nhãn hiệu VietFoods (lần 2)

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3: Văn bản số 11752/R/DIP chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu VietFoods

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bross & Partners rất giàu kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng đăng ký thành công nhãn hiệu ở hàng chục quốc gia trên thế giới trong đó gồm Campuchia (Cambodia), Lào, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, EU, Hàn Quốc…. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ vinh@bross.vn hoặc điện thoại 0903 287 05784-4-3555 3466

 

Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers, Asia IP và Asian Legal Business (ALB). Với nhiều năm kinh nghiệm nổi bật và năng lực chuyên môn sâu khác biệt, Bross & Partners có thể giúp khách hàng bảo vệ hoặc tự vệ một cách hiệu quả trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở Việt Nam (bao gồm cả tranh tụng) liên quan đến nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và tên miền internet.



[1] Tên bằng tiếng Anh của Cục Sở hữu trí tuệ Campuchia là Department of Intellectual Property Rights, một cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại Campuchia (Ministry of Commerce). Xem trang chủ tại: http://www.cambodiaip.gov.kh/default.aspx?lang=en

[2] Tên đầy đủ Luật nhãn hiệu Campuchia là “Law concerning marks, trade names and acts of unfair competition” (xem: https://wipolex.wipo.int/en/text/180008).

 Article 4: A mark cannot be validly registered:

(a)-if it is incapable of distinguishing the goods or services of one enterprise from those of other enterprises;

(d)-if it is identical with, or is an imitation of or contains as an element, an armorial bearing, flag and other emblem, a name or abbreviation or initials of the name of , or official sign or hallmark adopted by, any State, intergovernmental organization or organization created by an international convention, unless authorized by the competent authority of that State or organization

 

 

Bookmark and Share
Relatednews
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go