Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Phán quyết của một tòa án nước Anh liên quan vụ kiện đòi đồng tác giả của kịch bản bộ phim “Florence Foster Jenkins” được đề cử giải Oscar cho minh tinh Meryl Streep có thể giúp gì cho Tòa án Việt Nam trong vụ kiện 12 năm chưa xử “Thần Đồng Đất Việt”?
(Ngày đăng: 2019-01-02)

Luật sư Lê Quang Vinh

Bross & Partners

vinh@bross.vn

 

Từ phán quyết bác yêu cầu đòi quyền đồng tác giả ở nước Anh

 

Không lâu sau buổi ra mắt lần đầu tại London ngày 12/04/2016 của bộ phim hài Florence Foster Jenkins có sự tham gia của minh tinh Meryl Streep và tài tử Hugh Grant, bộ phim đề tên tác giả kịch bản duy nhất là nhà biên kịch Nicholas Martin đã nổ ra một vụ kiện tranh chấp tác quyền kịch bản của bộ phim này, theo đó nữ ca sĩ opera Julia Kogan kiện đòi tòa án công nhận mình là đồng tác giả của kịch bản bộ phim cùng với nhà biên kịch Nicolas Martin[1].

 

Lần lại lịch sử ra đời của kịch bản người ta thấy rằng bà Julia Kogan và ông Nicolas Martin đã có thời gian chung sống với nhau ở giai đoạn đầu của quá trình sáng tạo ra kịch bản bộ phim. Bà Julia Kogan khai với tòa án rằng chính bà là người có ý tưởng liên quan đến bộ phim, đóng góp đáng kể vào cốt chuyện, nhân vật, tình tiết của kịch bản. Ngược lại, ông Nicolas yêu cầu tòa chỉ công nhận một mình ông ấy là tác giả duy nhất của kịch bản đồng thời đề nghị tòa bác bỏ yêu cầu làm đồng tác giả đối với bà Julia Kogan. Hồ sơ vụ án cho thấy 3 bản thảo đầu tiên của kịch bản được làm bởi ông Martin có sự tham gia đóng góp của bà Kogan chẳng hạn như biên tập các mẩu hội thoại và đề xuất cảnh và chủ đề. Tuy nhiên đến trước thời điểm làm ra bản thảo cuối cùng, bản thảo mà giống như bộ phim đã ra mắt, thì cặp đôi này đã chia tay.

 

Một số câu hỏi pháp lý theo Tòa án cần phải làm rõ, trong đó: (1) bản chất và mức độ đóng góp của bà Kogan đối với kịch bản là gì? (2) đóng góp này có tạo nên tư cách đồng tác giả theo ý nghĩa của điều 10.1 đạo luật bản quyền, kiểu dáng và sáng chế năm 1988 hay không và có làm cho bà Kogan có tư cách là đồng tác giả với ông Martin hay không?

 

Điều 10.1 quy định rằng một tác phẩm của tác giả chung, có nghĩa là một tác phẩm được sáng tạo ra bởi sự hợp tác của hai hoặc nhiều tác giả trong đó đóng góp của mỗi tác giả không khác biệt so với đóng góp của tác giả kia hoặc tác giả khác. Tòa án cho rằng điều luật này có thể cho thấy 3 điều kiện cần xem xét trước khi kết luận về có tồn tại tư cách đồng tác giả hay không: (a) tác phẩm phải được tạo ra bằng sự hợp tác của hai hoặc nhiều tác giả, (b) thứ đến là sự đóng góp của mỗi tác giả không được khác biệt với sự đóng góp của các tác giả khác, và (c) sự đóng góp này phải là sự đóng góp thích đáng, nói cách khác nó phải là sự đóng góp một phần đáng kể của kỹ năng và lao động (skills and labor).

 

Dựa trên các tiêu chuẩn đó, thẩm phán Richard Hacon kết luận rằng đóng góp của bà Kogan là chưa đạt ngưỡng được coi là đóng góp thích đáng hoặc thực chất, giống như nhiều dạng đóng góp khác mà cũng không đủ tạo nên tư cách đồng tác giả chẳng hạn như thêm các chi tiết mà bản thân chi tiết này không được bảo hộ bản quyền tác giả, cung cấp các phản hồi của chuyên gia hoặc ý kiến phê bình, báo cáo lỗi và đề xuất sửa chữa các lỗi biên tập và diễn đạt. Để được coi là đóng góp thực chất hoặc thích đáng, đóng góp này phải hướng tới hoặc tác động trực tiếp tới tính nguyên gốc của tác phẩm, tính nguyên gốc mà được hiểu là có xuất phát trực tiếp từ “kỹ nănglao động” (skills and labor) trong quá trình thai nghén tác phẩm chứ không chỉ là định hình tác phẩm

 

Cho đến vụ kiện đòi hủy tư cách đồng tác giả trong vụ án chưa xử Thần Đồng Đất Việt[2] ở Việt Nam

 

Vụ xét xử sơ thẩm bởi Tòa án Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/12/2018 như dự kiến đối với vụ tranh chấp bản quyền tác giả truyện tranh Thần Đồng Đất Việt kéo dài 12 năm mới được thông báo tạm hoãn vì lý do bị đơn xin hoãn phiên tòa[3].

 

Theo thông tin do họa sĩ Lê Linh (tên đầy đủ là Lê Phong Linh) chia sẻ trên mạng xã hội thì chính ông là người trực tiếp sáng tạo và đảm trách mọi khâu của quá trình cho ra đời của bộ truyện tranh này. Sau khi ra mắt đến tập 78, năm 2006 xảy ra mâu thuẫn giữa ông và bà Phan Thị Mỹ Hạnh – Giám đốc Công ty Phan Thị dẫn đến 2 bên ngừng hợp tác. Cũng theo hồ sơ vụ án thì tác giả Lê Linh cùng với bà Phan Thị Mỹ Hạnh cùng đứng tên đồng tác giả bộ truyện tranh trong các giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả do Cục bản quyền cấp. Sau khi ngừng hợp tác, Công ty Phan Thị thuê những người khác tiếp tục sáng tác các tập tiếp theo của bộ truyện tranh dẫn đến việc ông khởi kiện yêu cầu tòa án chỉ công nhận ông là tác giả duy nhất của bộ truyện, ngoài ra ông cũng kiện yêu cầu tòa án bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm của mình, cho rằng không ai có quyền sáng tác các tập tiếp theo dựa theo các nhân vật mình trong truyện của mình. Công ty Phan Thị kiện ngược lại họa sĩ Lê Linh khi ông tạo ra nhân vật Long Tin trong truyện Long Thánh vì đã sử dụng trái phép nhân vật Trạng Tý mà theo Công ty Phan Thị thì nhân vật này thuộc quyền khai thác của họ.

 

Như vậy, tóm lại hội đồng xét xử vụ án này phải giải quyết 2 vấn đề mấu chốt: ông Lê Linh có phải là tác giả duy nhất đối với tác phẩm truyện tranh Thần Đồng Đất Việt hay là đồng tác giả với bà Phan Thị Mỹ Hạnh? Giả sử ông Lê Linh được công nhận là tác giả duy nhất thì ông Lê Linh có quyền ngăn cấm Công ty Phan Thị được tiếp tục khai thác các hình ảnh nhân vật nhằm tạo ra các tập truyện tiếp theo của Thần Đồng Đất Việt dựa trên căn cứ pháp lý về bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm mà điều 19(4) Luật SHTT dành riêng cho ông Lê Linh hay không? Đây là vụ án động chạm đến những vấn đề căn nguyên và cốt lõi nhất của pháp luật về bản quyền tác giả trong bối cảnh Việt Nam đã ban hành khá đầy đủ khung pháp lý về bảo vệ quyền tác giả sau khi gia nhập Công ước Berne từ 26/10/2004 vì thế vụ án này cũng có thể được xem như là một phép thử nặng ký đối với hệ thống xét xử án sở hữu trí tuệ của các tòa án Việt Nam

 

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ vinh@bross.vn hoặc điện thoại 0903 287 057.

 

Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers, Asia IP và Asian Legal Business (ALB). Bross & Partners có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn sâu có thể giúp bảo vệ khách hàng trong các vụ việc tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở cả Việt Nam và nước ngoài.

 

 

Bookmark and Share
Relatednews
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal
So sánh quy trình xét nghiệm nhãn hiệu ở Việt Nam và Trung Quốc

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go