So sánh Đăng bạ chính (Principal Register) và Đăng bạ phụ
(Supplemental Register) khi đăng ký nhãn hiệu ở USPTO
Luật sư Lê Quang Vinh – Bross & Partners
Email: vinh@bross.vn
Thế nào là Đăng bạ chính và Đăng bạ phụ?
Các nhãn hiệu xin đăng ký có khả năng phân biệt nguồn gốc thương mại của sản phẩm mang nhãn hiệu đó với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh thì được USPTO cấp đăng ký bảo hộ dưới dạng Principal register (Đăng bạ chính). Khả năng phân biệt của nhãn hiệu ở đây được hiểu là nhãn hiệu đó thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện: (a) khả năng tự phân biệt (nghĩa là không mô tả, lừa dối hoặc trái trật tự công cộng); và (b) không xung đột với quyền có trước của người khác (ví dụ không có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác).[1] Ví dụ: Apple và Samsung dùng cho điện thoại là 2 nhãn hiệu cùng thỏa mãn cả 2 điều kiện này.
Tuy nhiên, một số nhãn hiệu xin đăng ký lại không thỏa mãn cả 2 điều kiện để được đăng ký ở Đăng bạ chính nhưng chúng vẫn có thể có khả năng phân biệt sản phẩm của chủ đơn nên chúng có thể được USPTO chấp nhận cho đăng ký dưới dạng Đăng bạ phụ (Supplemental Register). Ví dụ: 2 nhãn hiệu Phinn dưới đây ban đầu đều nộp đơn đăng ký ở Đăng bạ chính nhưng USPTO từ chối nhãn hiệu (2) vì lý do Phinn mang tính mô tả (không có tính phân biệt) ngay cả khi phin – dụng cụ dùng pha café – được viết sai chính tả thành Phinn, trong khi nhãn hiệu (1) được chấp nhận đăng ký ở Đăng bạ chính nhưng bị giới hạn phạm vi bảo hộ bằng tuyên bố không được đòi quyền độc quyền sử dụng dấu hiệu "CAFÉ PHIN UONG" AND THE REPRESENTATION OF PHIN FILTER ngoài nhãn hiệu đăng ký.[2]
Nhãn hiệu đăng ký ở Đăng bạ chính
(1)
|
Nhãn hiệu đăng ký ở Đăng bạ phụ
(2)
|
Đăng ký US 5,519,759
Nhóm 30: Cà phê
|
Đăng ký US 5,488,360
Nhóm 30: Cà phê
|
So sánh sự giống và khác nhau giữa Đăng bạ chính và Đăng bạ phụ
Nhãn hiệu ở Đăng bạ phụ có nhiều hạn chế hơn so với nhãn hiệu ở Đăng bạ chính, chẳng hạn như phạm vi bảo hộ hẹp hơn nhiều so với nhãn hiệu ở Đăng bạ chính, cũng như bạn không thể đăng ký với kênh bán hàng Amazon Brand Registry nếu nhãn hiệu của bạn được đăng ký dưới dạng Đăng bạ phụ. Ích lợi và hạn chế giữa Đăng bạ chính và Đăng bạ phụ được thể hiện ở bảng so sánh sau:
So sánh ích lợi của Đăng bạ chính và Đăng bạ phụ
|
Đăng bạ chính
|
Đăng bạ phụ
|
Nhãn hiệu có được USPTO cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không?
|
Có
|
Có
|
Quyền sử dụng biểu tượng ®
|
Có
|
Có
|
Quyền khởi kiện ở Tòa án liên bang nếu bị sao chép
|
Có
|
Có
|
Nhãn hiệu có xuất hiện ở dữ liệu USPTO?
|
Có
|
Có
|
USPTO có dùng nhãn hiệu này làm căn cứ từ chối các nhãn hiệu tương tự dùng cho sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh được nộp sau?
|
Có
|
Có
|
Giả định pháp lý về quyền sở hữu nhãn hiệu
|
Có
|
Không
|
Chặn hàng nhập khẩu xâm phạm nhãn hiệu ở biên giới hải quan
|
Có
|
Không
|
Khả năng đăng ký ở Amazon Brand Registry
|
Có
|
Không
|
Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) trong 3 năm liên tục (2021-2023) bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, rất giàu kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài.
Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.