Bảo hộ nhãn hiệu 3D ở Trung Quốc
Luật sư Lê Quang Vinh – Bross & Partners
Email: vinh@bross.vn
Trung Quốc cũng chấp nhận bảo hộ dấu hiệu 3 chiều (nhãn hiệu 3D), theo đó dấu hiệu bất kỳ, bao gồm từ ngữ, biểu đồ, chữ cái, số, biểu tượng ba chiều, kết hợp màu sắc, âm thanh hoặc bất kỳ sự kết hợp giữa chúng mà có khả năng phân biệt hàng hóa của một thể nhân, pháp nhân hoặc tổ chức với hàng hóa của những người khác đều có thể đăng ký làm nhãn hiệu.
Nhãn hiệu 3 chiều được bảo hộ ở Trung Quốc
|
|
(yếu tố chữ: Hven Backafallsbyn)
|
|
ĐKQT số 1071619
Nhóm 30: Bánh kẹo
|
ĐKQT số 1157299
Nhóm 03: Nước hoa, sữa tắm, tinh dầu
|
ĐKQT số 1270294
Nhóm 33: Đồ uống có cồn
|
ĐKQT số 798804
Nhóm 12: Ô tô
Nhóm 16: Văn phòng phẩm, ấn phẩm
Nhóm 28: Đồ chơi
|
Thực tiễn thẩm định hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu 3 chiều ở Trung Quốc
Khác với nhãn hiệu truyền thống, nhãn hiệu 3D có nhiều yêu cầu đặc biệt hơn cần phải tuân thủ để tránh bị từ chối ở Trung Quốc. Dưới đây là tổng hợp một số yêu cầu về hình thức đối với đơn đăng ký nhãn hiệu 3 chiều theo thực tiễn thẩm định bởi Cục Sở hữu trí tuệ Quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (CNIPA) dựa trên thông tin tổng hợp bởi Diễn đàn hợp tác 5 cơ quan nhãn hiệu lớn nhất thế giới (gọi tắt là TM5):
|
1. Có cần phải liệt kê dạng nhãn hiệu đặc biệt trên tờ khai đăng ký hay không? Nếu có, nhãn hiệu 3 chiều có được khai là dạng nhãn hiệu đặc biệt không?
|
CNIPA
|
Có. Tờ khai quy định danh mục tuyên bố kèm theo đơn và có đối với nhãn hiệu 3 chiều. Chủ đơn có thể chọn nó để khai rằng đơn xin đăng ký cho nhãn hiệu 3 chiều
|
2. Nhãn hiệu 3 chiều đặc trưng bởi yếu tố chữ có khả năng đăng ký không? Nếu có, hãy mô tả cụ thể cách nó được chỉ dẫn trong tờ khai?
|
CNIPA
|
Có. Chủ đơn có thể đưa yếu tố chữ và/hoặc đồ họa vào mẫu nhãn hiệu. Nếu muốn chủ đơn có thể mô tả yếu tố chữ và/hoặc đồ họa ở cột mô tả nhãn hiệu trong tờ khai
|
3. Nhãn hiệu 3 chiều không có đặc trưng bởi yếu tố chữ có khả năng đăng ký không?
|
CNIPA
|
Có. Nếu chúng có khả năng phân biệt
|
4. Có bất kỳ hạn chế theo luật quốc gia về loại nhãn hiệu 3 chiều nào có thể đăng ký? Nếu có, vui lòng chỉ rõ luật áp dụng?
|
CNIPA
|
Sẽ bị từ chối đăng ký nếu nhãn hiệu 3 chiều được tạo ra bởi bản chất của chính sản phẩm, hình dạng của sản phẩm nhất thiết phải có để có tính năng kỹ thuật, hình dạng của sản phẩm làm cho nó có giá trị đáng kể
|
5. Có bắt buộc thể hiện nhãn hiệu 3 chiều dưới dạng đồ họa không?
|
CNIPA
|
Có
|
6. Cần bao nhiêu hình chiếu của nhãn hiệu 3 chiều theo luật quốc gia?
|
CNIPA
|
Ít nhất 3 hình chiếu
|
7(a). Mẫu nhãn hiệu 3 chiều phải làm bằng bút mực hay có thể được hỗ trợ bởi máy tính (CAD)?
7(b) Nếu câu trả lời đối với 7(a) là Không thì ảnh chụp có được chấp nhận?
7(c) Nếu câu trả lời đối với 7(b) là Có thì hãy chỉ rõ yêu cầu đối với ảnh chụp?
|
CNIPA
|
7(a). Không
7(b). Có
7(c). Ảnh chụp phải đủ rõ để xác định hình dạng 3 chiều và chứa ít nhất 3 hình chiếu. Độ dài và rộng của ảnh không được quá 10 cm hoặc không nhỏ hơn 5 cm
|
8. Nếu câu trả lời 7(b) là Có thì
8(a) Yếu tố chức năng có phải có trong mẫu nhãn hiệu không?
8(b) Yếu tố chức năng hoặc thông tin phải chỉ rõ như thế nào?
8(c) Yếu tố chức năng hoặc thông tin có phải bị disclaimer hay không?
|
CNIPA
|
8(a). Không
8(b) Không có yêu cầu đặc biệt
8(c) Có. Nếu chủ đơn không đưa disclaimer thì thẩm định viên có thể yêu cầu phải disclaimer
|
9. Có bắt buộc phải mô tả nhãn hiệu theo luật không? Nếu Không thì mô tả tự nguyện có thể đưa vào đơn đăng ký không?
|
CNIPA
|
Không. Nếu ảnh chụp có thể xác định được hình dạng 3 chiều. Nếu chủ đơn muốn thì có thể nộp mô tả nhãn hiệu ở cột mô tả trong tờ khai đăng ký
|
10. Trường hợp Cơ quan sở hữu trí tuệ yêu cầu hoặc chấp nhận mô tả tự nguyện nhãn hiệu, vui lòng cho biết cách mô tả như thế nào thì được chấp nhận đối với Ví dụ minh họa 1?
|
CNIPA
|
Nhãn hiệu gồm hình dáng 3 chiều của đồ chứa đựng sản phẩm. Nó trông giống như một cây vĩ cầm
|
11. Có bắt buộc đòi hỏi ảnh chụp chứng minh ví dụ dấu hiệu 3 chiều chứa bản thân sản phẩm không?
|
CNIPA
|
Không. Chủ đơn phải mô tả cách dùng nhãn hiệu 3D trong tờ khai đăng ký
|
12. Giới hạn phạm vi bảo dưới dạng tuyên bố không bảo hộ riêng (disclaimer) có được phép không?
|
CNIPA
|
Có
|
13. Liệu nhãn hiệu 3 chiều đặc trưng bởi yếu tố chữ có thể:
13(a) Đăng ký được ở trạng thái tổng thể của nó?
13(b) Chỉ đăng ký được với điều kiện disclaimer hình dạng 3 chiều?
|
CNIPA
|
Có. Cả hình dạng và yếu tố chữ đều có khả năng đăng ký miễn là hình dạng có khả năng phân biệt hoặc đã giành được chức năng nhãn hiệu và không tính chức năng. Nhưng nếu hình dạng không có tính phân biệt thì chủ đơn có thể disclaimer hình dạng 3 chiều đó
|
Thực tiễn bảo hộ hoặc từ chối nhãn hiệu 3D ở Trung Quốc
Tuy nhiên, tương tự như Mỹ và EU,[1] Trung Quốc ngăn cấm cấp bảo hộ cho dấu hiệu 3 chiều mang tính chức năng thuộc một trong ba trường hợp: (a) dấu hiệu chỉ thuần túy thể hiện bản chất vốn có của hàng hóa liên quan, hoặc (b) dấu hiệu 3 chiều chỉ được quyết định bởi yêu cầu đạt được hiệu quả kỹ thuật, hoặc (c) dấu hiệu 3 chiều giúp mang lại cho hàng hóa giá trị đáng kể.[2]
Năm 2016 Tòa án tối cao Trung Quốc (SPC) ban hành hướng dẫn một số vấn đề liên quan việc xét xử các vụ án hành chính về nhãn hiệu trong đó chẳng hạn điều 9 quy định trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp chứa hình dạng hoặc một phần hình dạng của hàng hóa là dấu hiệu ba chiều và công chúng có liên quan khó nhận ra đó là dấu hiệu chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa trong các điều kiện thông thường thì dấu hiệu ba chiều đó không có đặc tính phân biệt của một nhãn hiệu. Hình dạng do người nộp đơn tạo ra hoặc sử dụng lần đầu một cách độc lập và chắc chắn không hiển nhiên làm cho hình dạng đó có đặc điểm phân biệt như một nhãn hiệu. Trường hợp dấu hiệu 3 chiều nêu ở đoạn thứ nhất được sử dụng lâu dài hoặc được sử dụng rộng rãi, công chúng có liên quan có thể xác định được nguồn gốc của hàng hóa thông qua dấu hiệu thì dấu hiệu đó có thể được công nhận là có tính phân biệt.
Nhãn hiệu 3D xin đăng ký
|
Quan điểm đánh giá bởi CNIPA/Tòa án
|
ĐKQT 1603212
Nhóm 32: đồ uống có cồn (trừ bia); chế phẩm có cồn để làm đồ uống
|
CNIPA cho rằng dấu hiệu hình dạng 3D này không có tính phân biệt khi được dùng làm nhãn hiệu gắn với sản phẩm đồ uống có cồn. Chủ đơn không chỉ dẫn cách sử dụng nhãn hiệu 3 chiều và cũng không nộp bản sao nhãn hiệu 3 chiều để chứng minh hình dạng 3 chiều của nó. Mẫu nhãn hiệu cần phải có ít nhất 3 hình chiếu. CNIPA còn kết luận rằng dấu hiệu 3D xin đăng ký này có khả năng gây hậu quả không mong muốn khi được dung làm nhãn hiệu.
Căn cứ từ chối: các Điều 10(i)(8) & 11(i)(3) & 30 Luật nhãn hiệu 2019; Quy tắc 13 & 43
|
ĐKQT 1225208
Nhóm 03: Xà phòng, chất tẩy rửa, chế phẩm tẩy rửa, dầu gội, kem đánh răng,…
|
CNIPA kết luận nhãn hiệu 3 chiều được bảo hộ một phần, cụ thể là được bảo hộ hình dạng cái chai có chữ Lux gắn liền với sản phẩm nhóm 3 như dầu gội, xà phòng, kem đánh răng nhưng bị từ chối một phần sản phẩm chất tẩy rửa, chế phẩm tẩy rửa vì tương tự với nhãn hiệu có trước không có khả năng phân biệt so với nhãn hiệu có trước 906994 như bên dưới
|
ĐKQT 783985
Nhóm 30: Bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, bánh kẹo,…
|
CTMO từ chối bảo hộ vì cho rằng hình dạng 3 chiều này không có tính phân biệt. Ferrero S.p.A khiếu nại và TRAB giữ nguyên quan điểm của CTMO.[3] Ferrero khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa trung cấp Bắc Kinh số 1. Trong phán quyết ban hành 12/11/2011, Tòa án nhận định sự lựa chọn màu sắc và bao bì được thể hiện bằng nhãn hiệu 3D không phải là thực tiễn thông thường trong ngành công nghiệp bánh kẹ, công chúng liên quan có thể dễ dàng nhận biết Ferrero là nhà sản xuất sản phẩm gắn liền với nhãn hiệu 3D này. Do đó, nhãn hiệu hình dạng này có khả năng tự phân biệt và đủ tư cách được bảo hộ
|
ĐKQT số 1221382 ngày 8/8/2014
Nhóm 03: Nước hoa, dầu thơm, sữa tắm, dầu gội có mùi thơm, xà phòng thơm, gel dung cho bồn tắm,…
|
Năm 2014 dựa trên đăng ký cơ sở ở Pháp đối với nhãn hiệu 3D, Dior nộp đơn mở rộng đăng ký quốc tế yêu cầu bảo hộ sản phẩm nước hoa J’adore dưới dạng nhãn hiệu 3D sang nhiều quốc gia trong đó gồm cả Trung Quốc. Cả CTMO và TRAB đều từ chối bảo hộ vì lý do hình chai nước hoa này không có tính phân biệt. Trên cơ sở xem xét hồ sơ khởi kiện vụ án hành chính nộp bởi Dior, cả tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm (Tòa án sở hữu trí tuệ Bắc Kinh và Tòa cấp cao Bắc Kinh) đều bác bỏ đơn kiện của Dior. Tòa án tối cao Trung Quốc (SPC) xem xét kiến nghị của Dior và quyết định rằng các tòa án và CNIPA đều mắc sai lầm khi chỉ đánh giá nhãn hiệu 3D này như thể là nhãn hiệu 2D, không trao cơ hội cho Dior nộp bổ sung hình chiếu để minh họa đặc điểm 3 chiều. Cuối cùng SPC buộc CNIPA phải xem xét cấp bảo hộ cho nhãn hiệu 3D của Dior
|
Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế, giống cây trồng ở Việt Nam và nước ngoài.
Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.
[2] Xem Điều 8 và 12 Luật nhãn hiệu Trung Quốc sửa đổi năm 2019