Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Mất bản quyền ở Trung Quốc – Đòi lại bằng cách nào?
(Ngày đăng: 2022-02-17)

Mất bản quyền ở Trung Quốc – Đòi lại bằng cách nào?

 

Luật sư Lê Quang Vinh – Bross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Mất bản quyền, mất tài sản sở hữu trí tuệ, mất thương hiệu ở nước ngoài là các cụm từ thường mô tả hiện tượng quyền sở hữu trí tuệ của một cá nhân, tổ chức Việt Nam bị chiếm đoạt trái phép bởi chủ thể khác ở nước ngoài bằng cách chủ thể đó nhanh chân nộp đơn đăng ký bản quyền trước để hợp pháp hóa quyền đó dưới tên của mình. Có lẽ Trung Quốc là thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam bị mất tài sản sở hữu trí tuệ nhiều nhất vì nhiều thương hiệu lớn như chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho cà phê, Phú Quốc cho nước mắm, cà phê G7 Instant Coffee của Trung Nguyên đều đã từng mất ở Trung Quốc.

 

Bài viết dưới đây có thể giúp Quý doanh nghiệp cập nhật về phát triển của luật pháp Trung Quốc nhằm đối phó với nạn chiếm đoạt bản quyền, thương hiệu rất nghiêm trọng ở Trung Quốc cũng như giúp Quý doanh nghiệp có thể dự đoán khả năng đòi lại thương hiệu bị đăng ký trái phép, hay còn được gọi là đăng ký không trung thực (bad faith).

 

Căn cứ pháp lý chính chống hiện tượng bad faith

 

Theo luật và thực tiễn ở Trung Quốc, nhìn chung hành động nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trái với nguyên tắc thiện chí (good faith), nhằm mục đích chiếm đoạt hoặc khai thác không trung thực uy tín gắn liền với nhãn hiệu của người khác, xâm phạm quyền có trước của bên khác hoặc xâm phạm tài nguyên công cộng đều bị coi là bad faith. Căn cứ pháp lý để từ chối khi thẩm định hoặc khi xử lý đơn phản đối, hủy bỏ nhãn hiệu được nộp dưới dạng bad faith gồm:

(a)  Sao chép, bắt chước hoặc dịch nhãn hiệu nổi tiếng của một bên khác (Điều 13 Luật nhãn hiệu).[1]

(b)  Đăng ký một cách không trung thực nhãn hiệu đã được một bên khác sử dụng và có ảnh hưởng nhất định (Điều 32 Luật nhãn hiệu)[2]

(c)  Đăng ký một nhãn hiệu vi phạm quyền có trước của bên khác. (Điều 32 Luật nhãn hiệu)[3]

(d)  Tổ chức đại diện hoặc người đại diện cho chủ sở hữu nhãn hiệu tự ý đi nộp đơn đăng ký dưới tên của minh. (Điều 15 Luật nhãn hiệu)[4]

(e)  Đăng ký nhãn hiệu tương tự với chỉ dẫn địa lý của sản phẩm khi địa điểm được nêu tên không phải là nguồn gốc của sản phẩm do vậy gây hiểu nhầm cho công chúng. (Điều 16 Luật nhãn hiệu).[5]

(f)   Nhãn hiệu đã đăng ký mà vi phạm Điều 4, 10, 11, 12 và đoạn 4 Điều 19, hoặc đăng ký nhãn hiệu giành được bằng cách lừa dối hoặc các phương thức bất hợp pháp khác sẽ bị hủy bỏ hiệu lực. Cá nhân, tổ chức có thể yêu cầu TRAB tuyên bố nhãn hiệu đăng ký đó vô hiệu. (Điều 44 Luật nhãn hiệu)[6]

(g)  Bất kỳ thể nhân, pháp nhân hoặc tổ chức khác có nhu cầu giành quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu cho hàng hóa hoặc dịch vụ của mình trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh cần phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với Cơ quan nhãn hiệu. Đơn đăng ký nhãn hiệu dưới dạng bad faith được nộp với mục đích không để sử dụng không được chấp nhận bảo hộ. (Điều 4 Luật nhãn hiệu).[7]

 

Năm 2020, Trung Quốc thể hiện quyết tâm mới nhằm chống lại bad faith là sửa đổi Luật nhãn hiệu năm 2013 cụ thể là bổ sung thêm điều 4 quy định nhãn hiệu xin đăng ký mà thiếu ý định sử dụng thực sự sẽ bị từ chối bảo hộ. Điều luật mới này cũng cho phép bên thứ 3 có thêm căn cứ pháp lý để phản đối hoặc hủy bỏ nhãn hiệu bad faith dựa trên bằng chứng rằng nhãn hiệu bad faith này được nộp không có ý định sử dụng. [8]

 

Ngày 16/10/2019, Bộ quản lý thị trường (SAMR)[9] ban hành “Một số quy định điều chỉnh đơn đăng ký nhãn hiệu” có hiệu lực từ 1/12/2019 gồm 19 điều (“Quy Định”) với mục đích chính là ngăn chặn hiện tượng bad faith khi đăng ký nhãn hiệu. Đáng chú ý là cụm từ “đơn đăng ký bất thường” được sử dụng với ý nghĩa chỉ đơn đăng ký bad faith hoặc độc hại. Theo Quy Định, các yếu tố sau đây phải được xem xét trước khi kết luận “đơn đăng ký bất thường”:

(1)  Nhái nhãn hiệu nổi tiếng đối với công chúng và lợi dụng một cách không trung thực uy tín của người khác

(2)  Nộp đơn đăng ký trước nhãn hiệu của người khác đang được sử dụng và có ảnh hưởng nhất định

(3)  Đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với quyền có trước của người khác mặc dù người nộp đơn biết hoặc đáng lẽ phải biết sự tồn tại quyền có trước của người khác

(4)  Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nhiều lần với mục đích không trung thực

(5)  Nộp số lượng lớn đơn đăng ký chỉ trong thời gian ngắn

(6)  Đơn đăng ký nhãn hiệu thiếu ý định sử dụng thực sự, và người nộp đơn cũng không có nhu cầu thực để giành quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên sản phẩm có liên quan

(7)  Các hành vi khác vi phạm nguyên tắc thiện chí, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc gây rối trật tự hoạt động của thị trường

(8)  Giúp người khác, hoặc đối với tổ chức đại diện thì hành động với tư cách là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp xin đăng ký nhãn hiệu

 

Tín hiệu đáng mừng là các tòa án Trung Quốc trong tranh tụng hành chính đã từ chối hoặc hủy bỏ hàng loạt nhãn hiệu có dấu hiệu đăng ký dưới dạng đầu cơ nhãn hiệu mà được gọi là giành đăng ký bằng phương thức bất hợp pháp. Ví dụ, năm 2018 trong vụ Wuhan Zhong Jun Campus Services Co., Ltd vs. TRAB liên quan đến hủy nhãn hiệu “360安钱宝” theo đăng ký 13888086, SPC nhận định rằng chủ sở hữu đã nộp hơn 1.000 nhãn hiệu mà hầu hết trong số đó đều tương tự với các nhãn hiệu có danh tiếng của người khác và các cổ đông của chủ sở hữu công khai rao bán nhãn hiệu. SPC quyết định hủy hiệu lực đăng ký trên vì lý do “giành đăng ký bằng phương thức bất hợp pháp khác” [the registration obtained by other illicit means].

 

Vài thực tiễn đáng lưu ý về thẩm định đơn đăng ký và đánh giá chứng cứ ở CNIPA  

 

Tương tự như các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Trung Quốc đặc biệt đến từ EU và Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam đều có thể gặp nhiều rủi ro và thách thức sau về SHTT ở Trung Quốc:

 

(a)  Số lượng nhãn hiệu/thương hiệu bị chôm/đánh cắp/đăng ký trước với CNIPA mà không có sự cho phép của chủ nhãn hiệu là rất lớn, thường chiếm 30% tổng số vụ việc hành chính được nộp tại CNIPA;

(b)  Hệ thống phân loại phụ (sub-class) đối với sản phẩm tương tự làm căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn ở Trung Quốc rất phức tạp nên dễ nhận thấy nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng được CNIPA cấp bảo hộ vì lý do phân loại phụ đó không cùng loại với phân loại phụ mang nhãn hiệu đã đăng ký[10]

(c)  CNIPA thường không từ chối bảo hộ nhãn hiệu chứa tên địa danh của Việt Nam ngay cả khi nhãn hiệu đó là tên địa danh cấp tỉnh vì Điều 10(8) Luật nhãn hiệu Trung Quốc quy định chỉ tên địa danh nước ngoài được biết tới bởi công chúng của Trung Quốc mới không đủ điều kiện đăng ký.

(d)  CNIPA cũng thường không thẩm định kỹ (do thẩm định viên bị sức ép yêu cầu đảm bảo tốc độ thẩm định chỉ còn 4 tháng) liệu nhãn hiệu xin đăng ký chứa hoặc có mang chỉ dẫn địa lý của nước ngoài hay không nên dễ dẫn sai lầm vẫn cấp bảo hộ cho nhãn hiệu xin đăng ký chứa chỉ dẫn địa lý được bảo hộ của Việt Nam vì Điều 16 Luật nhãn hiệu còn đòi hỏi bằng chứng chứng minh rằng hàng hóa mang tên địa lý đó không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó nên dẫn tới làm công chúng hiểu nhầm về nguồn gốc thì mới bị từ chối

(e)  Tiêu chuẩn và chứng cứ chứng minh nhãn hiệu không đăng ký hoặc đã đăng ký của doanh nghiệp Việt Nam được xem là nổi tiếng ở Trung Quốc là rất cao nên nhìn chung rất khó ngăn chặn đối thủ sử dụng và/hoặc đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam cho các sản phẩm không tương tự với sản phẩm mang nhãn hiệu có yêu cầu công nhận là nổi tiếng của doanh nghiệp Việt ở Trung Quốc.

 

 

Việt Nam và Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

 

Với thực trạng đầy rủi ro và thách thức kể trên, chúng tôi đề xuất Việt Nam cần chú tâm và thực hiện sớm các giải pháp sau:

 

(1)       Nghiên cứu, thu thập và phân tích luật pháp và thực tiễn của Trung Quốc liên quan đến cơ chế, trình tự, thủ tục xác lập, phản đối, hủy bỏ, xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính, biện pháp dân sự và hình sự; tổ chức hội thảo, tọa đàm hoặc hội nghị chuyên đề cũng như viết sách, hướng dẫn và bài viết chuyên đề có trọng tâm là nghiên cứu, giới thiệu, tham khảo và học hỏi kinh nghiệm lập pháp và thực tiễn xét xử án SHTT bởi tòa SHTT và tòa đặc biệt của Trung Quốc; tuyên truyền và phổ biến pháp luật và thực tiễn xét xử tranh chấp quyền SHTT ở Trung Quốc cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam

(2)       Kiến nghị Chính Phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan phụ trách về quyền SHTT của Việt Nam làm việc, đề xuất và kiến nghị CNIPA và tòa án Trung Quốc hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam tăng cường năng lực thực thi pháp luật SHTT bằng hệ thống tư pháp với trọng tâm là nâng cao vai trò của tòa án; kiến nghị mời các chuyên gia SHTT của Trung Quốc đến từ CNIPA và Tòa SHTT tham dự trình bày tại các hội thảo, tập huấn, tọa đàm nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Trung Quốc với mục đích giúp Việt Nam phát triển và hoàn thiện hệ thống SHTT.

(3)       Kiểm kê, rà soát toàn bộ các tài sản SHTT tồn tại dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận mà đang xuất khẩu hoặc có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc để lên danh sách ưu tiên các nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ; tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam có thương hiệu ở Trung Quốc nhanh chóng đăng ký bảo hộ các quyền SHTT đặc biệt là nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp với CNIPA. Việc đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc cần đặc biệt chú ý cả 3 phương châm: (a) ngay lập tức nộp đơn đăng ký; (b) nộp đơn đăng ký cả phiên bản tiếng Trung của nhãn hiệu; và (c) nộp thêm đơn đăng ký nhiều lần đối với nhãn hiệu quan trọng.

(4)       Tra cứu và theo dõi xác định các tài sản SHTT đặc biệt là tài sản SHTT thuộc về Nhà nước tồn tại dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hiện đang bị nộp đơn/đăng ký chiếm hữu trái phép bởi chủ thể nước ngoài ở Trung Quốc; nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá sơ bộ khả năng phản đối, đình chỉ hiệu lực do 3 năm liên tục không sử dụng nhãn hiệu hoặc hủy bỏ hiệu lực của các quyền SHTT bị chiếm đoạt đó bao gồm cả việc mời các hãng luật có kinh nghiệm quốc tế của Việt Nam tham gia và phối hợp với các hãng luật SHTT của Trung Quốc có năng lực nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam

(5)       Khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu sự khác biệt của hệ thống SHTT Trung Quốc và khẩn trương nộp đơn đăng ký bảo hộ tài sản SHTT dưới dạng sáng tạo kỹ thuật, đặc biệt là giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm vì Trung Quốc không thẩm định nội dung đối với giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp nên doanh nghiệp Việt Nam có thể khá dễ dàng giành được văn bằng bảo hộ chỉ trong thời gian ngắn từ 4-8 tháng tính từ ngày nộp đơn.[11]

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế, giống cây trồng ở Việt Nam và nước ngoài.

 

Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 



[1] Nguyên văn tiếng Anh:

Article 13 A holder of a trademark that is well known by the relevant public may, if he holds that his rights have been infringed upon, request for well-known trademark protection in accordance with this Law. Where the trademark of an identical or similar kind of goods is a reproduction, imitation, or translation of another person's well-known trademark not registered in China and is liable to cause public confusion, no application for its registration may be granted and its use shall be prohibited. Where the trademark of a different or dissimilar kind of goods is a reproduction, imitation, or translation of another person's well-known trademark not registered in China and it misleads the public so that the interests of the owner of the registered well-known trademark are likely to be impaired, no application for its registration may be granted and its use shall be prohibited.

[2] Nguyên văn tiếng Anh Điều 32:

Article 32 No applicant for trademark application may infringe upon another person's existing prior rights, nor may he, by illegitimate means, rush to register a 9 trademark that is already in use by another person and has certain influence.

[3] Như Footnote 2

[4] Nguyên văn tiếng Anh:

Article 15 Where an agent or representative, without authorization of the client, seeks to register in its own name the client's trademark and the client objects, the trademark shall not be registered and its use shall be prohibited. An application for registering a trademark for the same kind of goods, or similar goods shall not be approved if the trademark under application is identical with or similar to an unregistered trademark already used by another party, the applicant is clearly aware of the existence of the trademark of such another party due to contractual, business or other relationships with the latter other than those prescribed in the preceding paragraph, and such another party raises objections to the trademark registration application in question.

[5] Nguyên văn Điều 16:

Article 16 Where a trademark bears a geographical indication of the goods when the place indicated is not the origin of the goods in question, thus misleading the public, the trademark shall not be registered and its use shall be prohibited. However, where the registration is obtained in goodwill, it shall remain valid. The geographical indication mentioned in the preceding paragraph means the origin of the goods the special qualities, credibility or other characteristics of the goods and it is primarily determined by the natural factors or other humanistic factors of the place indicated.

[6] Nguyên văn tiếng Anh Điều 44

Article 44 A registered trademark shall be declared invalid by the trademark office if it is in violation of Article 4, Article 10, Article 11, Article 12 or the fourth paragraph of Article 19 of this Law, or its registration is obtained by fraudulent or other illegitimate means. Other entities or individuals may request the trademark review and adjudication board to declare the aforesaid registered trademark invalid.

[7] Đây là căn cứ pháp lý mới được bổ sung thành Điều 4 Luật nhãn hiệu Trung Quốc sửa đổi năm 2019. Quy định nguyên văn của Điều 4 là:

Article 4 Any natural person, legal person or other organization that needs to obtain the exclusive right to use a trademark for its goods or services during production and business operations shall apply for trademark registration with the trademark office. A mala fide trademark registration application not made for the purpose of using the trademark shall be rejected.

Provisions regarding the goods trademarks in this Law shall be applicable to service trademarks

Căn cứ pháp lý chống bad faith đáng lưu ý nhất có mặt trong Luật nhãn hiệu Trung Quốc sửa đổi năm 2019 là điều 4 quy định rằng bất kỳ thể nhân, pháp nhân hoặc tổ chức khác có nhu cầu giành quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu cho hàng hóa hoặc dịch vụ của mình trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh cần phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với Cơ quan nhãn hiệu. Đơn đăng ký nhãn hiệu dưới dạng bad faith được nộp với mục đích không để sử dụng không được chấp nhận bảo hộ.

[9] Bộ quản lý thị trường trong tiếng Anh là China’s State Administration for Market Regulation (SAMR), một cơ quan cấp bộ trực tiếp thuộc Chính phủ, được thành lập năm 2018 trên cơ sở hợp nhất 3 cơ quan cấp bộ gồm Bộ Công thương (SAIC), Cục quản lý dược (CFDA) và Tổng cục giám sát chất lượng (AQSIQ)

[10] Xem thêm “Thực trạng bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam ở Trung Quốc”: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Thuc-trang-bao-ho-va-thuc-thi-quyen-so-huu-tri-tue--cua-doanh-nghiep-Viet-Nam-o-Trung-Quoc

 

[11] Theo CNIPA annual report 2020, Việt Nam chỉ có tổng cộng 19 đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ sáng chế (11 đơn), giải pháp hữu ích (3 đơn) và kiểu dáng (5 đơn) ở Trung Quốc. Số lượng đơn đăng ký của Việt Nam ở Trung Quốc là rất nhỏ so với 2 quôc gia Asean khác là Singapore và Thái Lan với 1772 đơn và 146 đơn tương ứng

 

Bookmark and Share
Relatednews
Xâm phạm nhãn hiệu trên vũ trụ ảo nhìn từ vụ Hermes vs. Mason Rothschild ở tòa án Hoa Kỳ
Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam, UK, Mỹ, EU và Trung Quốc
Cấp quyền nhân vật (merchandising rights) và các khía cạnh pháp lý cần lưu ý cho bên cấp quyền và bên nhận quyền
So sánh Đăng bạ chính (Principal Register) và Đăng bạ phụ (Supplemental Register) khi đăng ký nhãn hiệu ở USPTO
10 Key Changes in Enforcing Patent, Design, Trademark Rights via Administravive Measure under Revised Decree 99/2013/NĐ-CP
Qatar tham gia Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Thương hiệu giả mạo “Phở Thìn 13 Lò Đúc” bị hủy bỏ hiệu lực ở Hàn Quốc
10 thay đổi lớn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.