Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Khái lược về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Cộng đồng Chung Châu Âu (EU)
(Ngày đăng: 2020-09-25)

Cái gì có thể bảo hộ làm KDCN?

Khác với luật pháp của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, đối tượng có thể được bảo hộ KDCN ở EU được hiểu rất rộng, cụ thể là bất kỳ sản phẩm nào dù được thực hiện bằng phương pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp bao gồm bao bì sản phẩm (packaging), biểu tượng đồ họa (graphic symbols), kiểu dáng chữ (typeface) đều có khả năng được bảo hộ với tư cạc là KDCN tại EU (gồm 28 nước thành viên).

Mặt khác, một điều rất thú vị và có lợi cho chủ KDCN, mà khác biệt hẳn với luật KDCN của hầu hết các nước kể cả Việt Nam, là ngay cả khi KDCN đã được đưa ra thị trường trong vòng không quá 1 năm thì nó vẫn có thể nộp đơn xin đăng ký KDCN mà không bị coi là mất tính mới.

Cơ quan có thẩm quyền đại diện cho EU xét nghiệm và cấp bằng độc quyền KDCN ở EU là Cơ quan hài hòa hóa thị trường chung Châu Âu, tên tiếng Anh là “the Office for Hamonization in the Internal Market” viết tắt là OHIM.

Các dạng KDCN được chấp nhận bảo hộ ở EU

Vài đặc trưng của hệ thống bảo hộ KDCN

Hệ thống KDCN ở Cộng đồng chung Châu Âu (EU) được vận hành tương tự như hệ thống Nhãn hiệu Cộng đồng (community trademark), theo đó nó cho phép chủ KDCN bằng một đơn, một ngôn ngữ, một lần trả phí duy nhất có cơ hội sở hữu và độc quyền khai thác các sản phẩm mang KDCN được bảo hộ trên toàn lãnh thổ của 28 nước thành viên thuộc EU.

EU vận hành song song cả 2 cơ chế bảo hộ KDCN, cụ thể là bảo hộ KDCN không đăng ký (unregistered community design) hay còn gọi tắt là UCD và KDCN có đăng ký (registered community design) viết tắt là RCD.

UCD cho phép người sở hữu nó ngăn chặn người khác copy y hệt KDCN vào sản phẩm của mình trong thời hạn bảo hộ tối đa là 3 năm kể từ ngày UCD được công bố lần đầu tiên ra công chúng 

RCD cấp quyền độc quyền cho kỳ hạn bảo hộ đầu tiên là 5 năm kể từ ngày nộp đơn và được phép gia hạn thêm 4 lần, mỗi lần 5 năm hoặc tối đa lên tới 25 năm. Khác với UCD, không chỉ hành vi sao chép y hệt mà sao chép cơ bản RCD cũng có thể bị coi là hành vi xâm phạm quyền độc quyền RCD.

EU không tiến hành xét nghiệm nội dung, tức là không đánh giá liệu KDCN xin đăng ký có tính mới đối với RCD vì vậy nhìn chung hầu hết các đơn đăng ký KDCN đều được cấp bằng độc quyền KDCN bởi OHIM.

Tranh chấp về hiệu lực của RCD sẽ được giải quyết như thế nào?

 

Bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến tính mới đều chỉ được giải quyết sau khi RCD đã được đăng ký bằng cách nộp đơn khởi kiện tại các tòa án quốc gia hoặc tại OHIM (điều này hoàn toàn khác với Nhãn hiệu Cộng đồng khi mà cho phép bên thứ 3 có thể nộp đơn phản đối trước khi Nhãn hiệu Cộng đồng được cấp đăng ký). Nói một cách khác, bất kỳ bên thứ 3 nào cũng có quyền nộp đơn yêu cầu OHIM tuyên bố RCD vô hiệu dựa trên căn cứ phổ biến là RCD không có tính mới vào thời điểm nó được nộp cho OHIM.

Bookmark and Share
Relatednews
Client Alert: Promptly re-register your endorsed trademark (brand name) in Burma immediately starting from January 2020 to avoid losing your brand name due to newly changed “First to File Rule” by the Myanmar New Trademark Law of 2019
Hãy nhanh chóng đăng ký lại thương hiệu của mình đã đăng ký ở Myanmar ngay từ 1/1/2020 để tránh bị tác động bất lợi bởi quy tắc mới “ai đến trước cấp trước” theo Luật nhãn hiệu mới của Myanmar số 03/2019
Đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu) ở Iceland (Ai-xơ-len) – thông tin cơ bản đáng chú ý
Thông tin cơ bản cần lưu ý khi chỉ định Ấn Độ trong đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) ở Malaysia – thông tin cơ bản cần lưu ý
QUY TẮC ĐẶC BIỆT CẦN LƯU Ý VỀ NỘP BẰNG CHỨNG SỬ DỤNG NHẰM DUY TRÌ HIỆU LỰC CỦA NHÃN HIỆU/THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐĂNG KÝ Ở HOA KỲ (PHẦN 1)
QUY TẮC ĐẶC BIỆT CẦN LƯU Ý VỀ NỘP BẰNG CHỨNG SỬ DỤNG NHẰM DUY TRÌ HIỆU LỰC CỦA NHÃN HIỆU/THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐĂNG KÝ Ở HOA KỲ (PHẦN 2)
MỘT SỐ THAY ĐỔI CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ MÊ-HI-CÔ (MEXICO) CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2018
Kiểu dáng sản phẩm vẫn đăng ký được ở Liên Minh Châu Âu ngay cả khi sản phẩm mang kiểu dáng đó đã được bán công khai lên tới 12 tháng.
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI TRUNG QUỐC

International Registrations
LAOS
CAMBODIA
MYANMAR
CHINA
INDONESIA
MALAYSIA
SINGARPORE
BRUNEI
PHILIPPINES
THAILAND
HONG KONG
TAIWAN
USA
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.