Đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu) ở Iceland (Ai-xơ-len) – thông tin cơ bản đáng chú ý
Email to: vinh@bross.vn
Iceland, được phiên âm tiếng Việt là Ai-xơ-len hoặc còn gọi là Băng Đảo, là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu nhưng không gia Liên Minh Châu Âu. Iceland không gia nhập Thỏa ước Madrid (Madrid Agreement) mà chỉ tham gia Nghị định thư Madrid (Madrid Protocol) từ ngày 15/4/1997. Như vậy, để bảo hộ thương hiệu ở Iceland, các doanh nghiệp Việt Nam có thể chọn một trong hai cách: (a) nộp đơn đăng ký quốc gia theo cách truyền thống thông qua một công ty luật địa phương ở Iceland, hoặc (b) nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định Iceland (mã quốc gia IS và trả phí riêng – individual fee - 270CHF)[1].
Trường hợp đăng ký nhãn hiệu bằng con đường nộp đơn quốc gia
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu) ở Iceland bằng nộp đơn quốc gia có thể tóm được nhanh như sau:
-
Đơn đăng ký gồm 3 thông tin chủ yếu: người nộp đơn (cá nhân hoặc pháp nhân), mẫu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ, và danh mục sản phẩm, dịch vụ kèm theo nhóm theo bảng phân loại Nice phải được nộp cho Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Iceland (ISIPO)
-
ISIPO sẽ xét nghiệm nhãn hiệu đã nộp về hình thức (tìm khả năng từ chối tuyệt đối) và nội dung (tìm khả năng từ chối tương đối[2]) nếu đáp ứng sẽ cho phép công bố nhãn hiệu xin đăng ký trên công báo sở hữu công nghệp để bên thứ 3 phản đối trong vòng 2 tháng
-
Hết thời hạn phản đối mà không có bên thứ ba phản đối thì ISIPO sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho người nộp đơn. Ngược lại, nếu có phản đối bởi bên thứ ba thì ISIPO sẽ tiến hành thẩm định lại (re-examination) đơn bị phản đối (đơn đã công bố) trước khi ban hành quyết định giải quyết phản đối. Trường hợp ISIPO ra quyết định ủng hộ bên phản đối nghĩa là nhãn hiệu đã đăng ký bị đình chỉ hiệu lực thì người nộp đơn có quyền khiếu nại trong vòng 60 ngày lên Hội đồng khiếu nại (Board of Appeals). Ngược lại nếu không khiếu nại thì việc đình chỉ hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu sẽ chính thức có hiệu lực.
Trường hợp đăng ký nhãn hiệu bằng con đường nộp đơn quốc tế
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu) ở Iceland bằng nộp đơn quốc tế như sau:
-
Thông tin chung: Bạn có thể xin bảo hộ các loại nhãn hiệu ở Iceland trừ nhãn hiệu mùi (scent mark), nhãn hiệu âm thanh (sound mark) và nhãn hiệu đơn màu (chỉ gồm 1 màu sắc). Đối với nhãn hiệu tập thể (collective mark) và nhãn hiệu chứng nhận (certification mark), bạn cần phải cung cấp: (a) quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận bằng tiếng Anh trong vòng 4 tháng (bản tóm tắt Quy chế nhìn chung được chấp nhận), (b) chủ thể được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể và điều kiện để được nhận sự cho phép sử dụng đó, (c) hệ quả của việc sử dụng không đúng nhãn hiệu, và (d) quyền và trách nhiệm của chủ nhãn hiệu đối với chủ thể sử dụng nhãn hiệu không đúng cách. Về phân nhóm hàng hóa, dịch vụ: Iceland chấp nhận bảng phân loại Nice (version 11) và chấp nhận mô tả chung của mỗi nhóm (heading class).
-
Xét nghiệm và từ chối tạm thời: Iceland xét nghiệm nhãn hiệu trên cả căn cứ từ chối tuyệt đối và căn cứ từ chối tương đối trong vòng 18 tháng kể từ ngày thông báo (date of recording) bởi WIPO. Trường hợp nhãn hiệu quốc tế bị từ chối tạm thời, chủ đơn quốc tế phải thuê luật sư địa phương thay mặt trả lời trong vòng 4 tháng. Chủ đăng ký quốc tế cũng có thể lựa chọn con đường khiếu nại, thay vì trả lời từ chối tạm thời, trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày từ chối tạm thời lên Bộ Công nghiệp và Đổi mới (Ministry of Industries and Innovation)
-
Phản đối đơn quốc tế: ISIPO sẽ công bố lại đăng ký quốc tế trên website của nó nhằm mục đích phản đối[3]. Quyền phản đối bởi bên thứ 3 có quyền và lợi ích liên quan chỉ có thể bắt đầu sau khi ISIPO xét nghiệm xong và chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu (Iceland đi theo hệ thống phản đối nhãn hiệu sau khi cấp – post-grant opposition system). Đơn phản đối và trả lời phản đối phải làm bằng tiếng Icelandic và việc trả lời phản đối sẽ không mất phí. Quy trình và căn cứ pháp lý phản đối được áp dụng tương tự như thể nhãn hiệu được nộp bằng con đường quốc gia (xem mục 2 & 3 nêu trên)
Xem ví dụ minh họa nhãn hiệu Minh Phú đăng ký quốc tế 1364926 do Bross & Partners làm đại diện chỉ định và đăng ký thành công ở Iceland
Bross & Partners rất giàu kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng đăng ký thành công nhãn hiệu ở hàng trăm quốc gia trên thế giới, trong đó gồm Iceland, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Ấn Độ,…Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ vinh@bross.vn hoặc điện thoại 0903 287 057, 84-4-3555 3466
Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers, Asia IP và Asian Legal Business (ALB). Với nhiều năm kinh nghiệm nổi bật và năng lực chuyên môn sâu khác biệt, Bross & Partners có thể giúp khách hàng bảo vệ hoặc tự vệ một cách hiệu quả trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở Việt Nam và nước ngoài liên quan đến bản quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu/thương hiệu và tên miền internet.
[2] Từ chối tuyệt đối (absolute grounds for refusal), còn có cách gọi khác là Điều kiện 1 hoặc Tiêu chuẩn pháp lý bắt buộc thứ nhất, có nghĩa là đi đánh giá khả năng tự phân biệt của nhãn hiệu xin đăng ký, tức là đánh giá khả năng đáp ứng nhằm đánh giá liệu nhãn hiệu xin đăng ký tự nó có được coi là chức năng nhãn hiệu (chức năng phân biệt) hay không. Hiểu một cách đơn giản nhãn hiệu tra cứu đó sẽ bị xem là không có chức năng nhãn hiệu nếu nó là dấu hiệu mô tả công dụng, chức năng, thành phần, tính chất hoặc các thuộc tính khác của hàng hóa/dịch vụ. Từ chối tương đối (relative grounds for refusal), còn có cách gọi khác là Điều kiện 2 hoặc Tiêu chuẩn pháp lý bắt buộc thứ hai, có nghĩa là đi đánh giá khả năng tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu xin đăng ký với các nhãn hiệu có trước trước khi kết luận liệu nhãn hiệu xin đăng ký, giả sử được chấp nhận bảo hộ, thì có xung đột hoặc gây nhầm lẫn với các quyền của người khác tồn tại trước hay không. Xem thêm về Điều kiện 1 và Điều kiện 2 tại link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/2-TIEU-CHUAN-PHAP-LY-BAT-BUOC-VA-6-YEU-TO-XAC-DINH-KHA-NANG-NHAM-LAN-HOAC-KHONG-GAY-NHAM-LAN-KHI-DANG-KY-NHAN-HIEU-HOAC-THUONG-HIEU-O-VIET-NAM-CO-THE-BAN-CHUA-BIET
Căn cứ pháp lý từ chối tuyệt đối được sử dụng bởi ISIPO gồm điều 13(1) và Điều 14(1)(1-3); và căn cứ pháp lý từ chối tương đối gồm Điều 14(1)(4-10) Luật nhãn hiệu Iceland (xem: https://wipolex.wipo.int/en/text/223690)