Đòi được thành công chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột
nhưng lại thất bại trong việc đòi lại chỉ dẫn địa lý nổi tiếng Phú Quốc cho nước mắm ở Trung Quốc
Email: vinh@bross.vn
Chúng ta đều biết rằng chỉ dẫn địa lý BUÔN MA THUỘT cho cà phê nhân được bảo hộ tại Việt Nam theo Quyết định số 806/QĐ-SHTT do Cục Sở hữu trí tuệ cấp số đăng bạ 0004 ngày 14/10/2005 là tài sản quốc gia do UBND tỉnh Đak Lak được ủy quyền đứng tên. Năm 2011, một doanh nghiệp của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã đăng ký trái phép chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột của Việt Nam dưới dạng nhãn hiệu ở Trung Quốc. Sau vài năm chiến đấu về pháp lý, Việt Nam đã giành được chiến thắng pháp lý quan trọng tại Trung Quốc bằng việc hủy bỏ hiệu lực thành công đối với 2 nhãn hiệu Buôn Ma Thuột bị đăng ký trái phép này Trung Quốc. Thông tin chi tiết về vụ hủy bỏ nhãn hiệu Buôn Ma Thuột (Buôn Mê Thuột) có thể được tìm thấy tại các bài viết đã công bố của chúng tôi tại các link sau:
http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/VI-SAO-VIET-NAM-GIANH-LAI-DUOC-CHI-DAN-DIA-LY--CA-PHE-BUON-MA-THUOT-BI-MAT-O-TRUNG-QUOC-Phan-1-1376
Tuy nhiên, năm 2013 một chỉ dẫn địa lý khác của Việt Nam, có thể được xem là quan trọng hơn và mang tính chất quốc hồn quốc túy của Việt Nam là chỉ dẫn địa lý Phú Quốc[1] lại bị chiếm đoạt và đăng ký làm nhãn hiệu ở Trung Quốc bởi một doanh nghiệp Hồng Công, cụ thể như sau:
Nhãn hiệu
|
Chủ sở hữu/
Địa chỉ
|
Số đơn/
Ngày cấp
|
Sản phẩm
được bảo hộ
|
Tình trạng
pháp lý
|
|
Viet Huong Trading Company Limited
Viet Huong Building, 28 Hoi Wah Road, Tuen Mun, NT, Hong Kong
|
9448516
11/05/2011
Ngày đăng ký
|
Nhóm 30: Muối bảo quản thực phẩm; nước sốt gia vị; nước xốt; gia vị; gia vị; nước mắm; tiếp xúc với tôm; mắm tôm; bột hương vị cá; ăn được thơm
|
Đã đăng ký. Có hiệu lực từ
28/09/2012 đến 27/09/2022
|
Theo một số nguồn tin thì mặc dù Việt Nam đã kịp thời nộp đơn phản đối cấp đối với đơn đăng ký nhãn hiệu nêu trên sau khi Cơ quan nhãn hiệu Trung Quốc phê duyệt sơ bộ việc cấp bảo hộ song chưa rõ lý do nào mà đơn phản đối của Việt Nam lại không được chấp nhận dẫn đến nhãn hiệu Phú Quốc được cấp bảo hộ chính thức tại Trung Quốc và đang có hiệu lực đến năm 2022. Kiểm tra dữ liệu công khai nhãn hiệu ở Trung Quốc ngày 18/10/2019[2], chúng tôi vẫn thấy nhãn hiệu Phú Quốc đang có hiệu lực và được bảo hộ dưới tên của Công ty Việt Hương.
Thông tin thêm về vụ việc chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc bị mất ở Trung Quốc được phản ánh ở nhiều tờ báo, chẳng hạn như Doanh nhân Sài Gòn, Báo Pháp Luật Việt Nam Sài Gòn Giải Phóng online,…, Quý Doanh nghiệp có thể tìm đọc ở các link sau:
https://doanhnhansaigon.vn/kinh-doanh/ai-se-kien-vu-nuoc-mam-phu-quoc-bi-dang-ky-o-hong-kong-1026394.html
https://baophapluat.vn/trong-nuoc/giu-thuong-hieu-nuoc-mam-phu-quoc-mat-20-ngan-do-164085.html
https://www.sggp.org.vn/thuong-hieu-nuoc-mam-phu-quoc-bi-xam-pham-tai-trung-quoc-309340.html
Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; điện thoại 0903 287 057; Wechat: wxid_56evtn82p2vf22; Skype: vinh.bross
Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers, Asia IP và Asian Legal Business (ALB). Bross & Partners có thể giúp khách hàng bảo vệ hoặc tự vệ tại tòa án hoặc cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở Việt Nam và nước ngoài liên quan đến tên thương mại, nhãn hiệu, quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và tên miền quốc tế và tên miền quốc gia.