Thông báo từ đối tác tại Myanmar của Bross & Parners
Email liên hệ: vinh@bross.vn
Ngày 30 tháng 01 năm 2019, Luật Nhãn Hiệu (Pyidaungsu Hluttaw Law No.3, 2019) và Luật Kiểu dáng công nghiệp (Pyidaungsu Hluttaw Law No. 2, 2019) đã được phê chuẩn bởi Quốc hội Myanmar nhưng nó sẽ chỉ có hiệu lực “vào một ngày cụ thể chỉ định trong văn bản ban hành bởi Tổng thống”. Điều đương nhiên là Myanmar cần có một khoảng thời gian hợp lý để ban hành các quy định dưới Luật cũng như chuẩn bị và xây dựng hệ thống cơ quan chuyên môn về Sở hữu trí tuệ cũng như Tòa án về Sở hữu trí tuệ. Quy trình đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Luật mới tuy chưa được áp dụng ngay lập tức ở thời điểm hiện tại nhưng nếu tổ chức/ cá nhân có ý định kinh doanh tại thị trường Myanmar trong tương lai thì các vấn đề sau đây rất cần được lưu ý:
-
Điều gì sẽ xảy ra đối với các nhãn hiệu đã được đăng ký Tuyên bố quyền sở hữu tại Văn phòng đăng ký chứng thư và bảo đảm theo cơ chế bảo hộ “first-to-use” hiện tại?
Khi Luật Nhãn hiệu mới chính thức có hiệu lực tại Myanmar, cơ chế bảo hộ ưu tiên cho nhãn hiệu được đưa vào sử dụng thực tế trước (“first-to-use”) hiện tại sẽ được thay thế bằng hệ thống bảo hộ ưu tiên cho nhãn hiệu đăng ký trước (“first-to-file”). Hệ quả của sự thay đổi này là tất cả các nhãn hiệu hiện đã được đăng ký Tuyên bố quyền sở hữu (“Declaration of Ownership of Trademark”) theo quy định tại Luật đăng ký chứng thư 2018 (“Deeds Registration Law 2018 “) buộc phải nộp đơn đăng ký lại tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ mới và đơn đăng ký sẽ phải trải qua các bước thẩm định trước khi được chính thức cấp bảo hộ. Điều này có nghĩa, các nhãn hiệu hiện đã được đăng ký Tuyên bố quyền sở hữu đều không được tự động bảo hộ khi Luật Nhãn hiệu mới có hiệu lực.
Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng mà các chủ sở hữu nhãn hiệu hiện tại đã được đăng ký Tuyên bố quyền sở hữu tại Myanmar cần lưu ý là phải nộp ngay đơn đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt ngay khi Luật Nhãn hiệu mới có hiệu lực nhằm giành quyền bảo hộ cho nhãn hiệu của mình dưới cơ chế mới. Bởi trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cho các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau được nộp ở các thời điểm khác nhau, thì người nộp đơn đăng ký ở thời điểm sớm hơn sẽ giành được quyền đăng ký nhãn hiệu.
-
Các dấu hiệu được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu
Nhãn hiệu thương mại, Nhãn hiệu dịch vụ, Nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu chứng nhận, Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu nổi tiếng, Tên thương mại, Quyền ưu tiên, Quyền ưu tiên triển lãm thương mại dưới dạng các dấu hiệu hình ảnh, tên, chữ ký, chữ cái, chữ số, nhãn hiệu, bao bì, màu sắc) có thể được chấp nhận đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tại Myanmar.
Bảng phân loại hàng hóa/ dịch vụ quốc tế (Nice Classification) sẽ được áp dụng trong phân loại hàng hóa/ dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu.
-
Các dấu hiệu không được chấp nhận đăng ký dưới dạng nhãn hiệu
Các căn cứ từ chối tuyệt đối:
- Nhãn hiệu có chứa điều cấm theo các Luật hiện hành của Myanmar;
- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng chung (generic term).
- Nhãn hiệu đi ngược lại trật tự công cộng, đạo đức, đức tin, tín ngưỡng hoặc văn hóa của Myanmar;
- Nhãn hiệu có chứa biểu tượng quốc kỳ, biểu tượng của Nhà nước, biểu tượng của các tổ chức Chính phủ, tổ chức liên Chính phủ, biểu tượng của các Nhà nước, tổ chức nước ngoài hoăc tổ chức quốc tế, cờ hoặc biểu tượng của Hội Chữ thập đỏ hoặc Lưỡi liềm đỏ.
- Nhãn hiệu chứa biểu tượng được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Myanmar là thành viên.
Các căn cứ từ chối tương đối:
- Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt;
- Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký/ nộp đơn đăng ký sớm hơn của chủ thể khác hoặc nhãn hiệu nổi tiếng;
- Nhãn hiệu có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng;
- Nhãn hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được xác lập trước;
- Nhãn hiệu không trung thực khi nộp đơn.
-
Quy trình đăng ký nhãn hiệu
Quy trình xét nghiệm đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm cả xét nghiệm hình thức và xét nghiệm nội dung, công bố đơn và cuối cùng là cấp văn bằng bảo hộ. Thời hạn công bố đơn để bên thứ ba bất kỳ thực hiện quyền phản đối là 60 ngày kể từ ngày công bố.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
-
Một đơn đăng ký nhãn hiệu theo mẫu bằng tiếng Anh được nộp kèm bản dịch tiếng Myanmar;
-
Yêu cầu đăng ký nhãn hiệu;
-
Giấy ủy quyền cho luật sư/ đại diện sở hữu trí tuệ ở Myanmar nộp đơn. Sau khi Luật mới có hiệu lực, Cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo hướng dẫn về việc Giấy ủy quyền này có cần thiết phải được công chứng/ hợp pháp hóa lãnh sự hay không;
-
Tuyên bố dự định sử dụng nhãn hiệu tại Myanmar;
-
Tên và địa chỉ của người nộp đơn là cá nhân/ tổ chức bằng tiếng Anh;
-
Mẫu nhãn hiệu dưới dạng file ảnh có độ phân giải cao, rõ nét;
-
Danh mục hàng hóa/ dịch vụ yêu cầu bảo hộ theo Bảng phân loại quốc tế;
-
Nếu người nộp đơn là tổ chức được thành lập hợp pháp, thông tin về số đăng ký của tổ chức, loại hình tổ chức và quốc gia nơi đặt trụ sở chính;
-
Trường hợp yêu cầu quyền ưu tiên, có đơn yêu cầu quyền ưu tiên nộp kèm với bằng chứng bản gốc chứng minh quyền ưu tiên này;
-
Nếu nhãn hiệu hiện đã được đăng ký Tuyên bố quyền sở hữu, người nộp đơn cần nộp kèm bản gốc Tuyên bố quyền sở hữu đã được đăng ký.
-
Các tài liệu khác có thể được yêu cầu cung cấp bởi Cơ quan đăng ký tùy thời điểm và tùy từng trường hợp.
-
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Một văn bằng bảo hộ được cấp có hiệu lực trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu gia hạn không giới hạn số lần, mỗi lần thêm một chu kỳ hiệu lực 10 năm. Yêu cầu gia hạn được nộp trong thời gian ân hạn 6 tháng kể từ ngày hết hạn cũng được chấp nhận.
-
Thực thi quyền
Luật Nhãn hiệu mới đặt ra cả trách nhiệm dân sự và hình sự đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Vi phạm quyền đối với nhãn hiệu ở Myanmar có thể cấu thành tội hình sự bị với mức phạt bằng tiền và/ hoặc tối đa 3 năm tù.
-
Điều khoản chuyển tiếp
Điều 93 Luật Nhãn hiệu mới quy định:
-
Chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký tại Văn phòng đăng ký hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu thực sự sử dụng nhãn hiệu tại thị trường Myanmar muốn có quyền đối với nhãn hiệu theo Luật này sẽ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định của Luật này;
-
Các nhãn hiệu đang được sử dụng trong thực tế thương mại tại Myanmar, dù đã được đăng ký tại Văn phòng đăng ký hay chưa, có thể được cấp Quyền Ưu Tiên đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa/ dịch vụ đã bán/ cung ứng trên thị trường trong một khoảng thời gian xác định.
Theo Điều 92 Luật Nhãn hiệu mới, Pursuant to Section 93 of new trademark law, chúng tôi cho rằng giai đoạn chuyển tiếp sẽ được đề ra một cách hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể đã gia nhập thị trường sớm và thực sự sử dụng nhãn hiệu có được quyền ưu tiên đăng ký theo Luật mới. Nếu cá nhân/ tổ chức hiện đã đăng ký và sử dụng nhãn hiệu tại Myanmar thì sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc đăng ký lại nhãn hiệu theo hệ thống mới so với các chủ thể khác.
Do đó, hiện tại, nếu nhãn hiệu của cá nhân/tổ chức đã được đăng ký Tuyên bố quyền sở hữu tại Văn phòng đăng ký chứng thư và bảo đảm, thì cá nhân/ tổ chức nên nhanh chóng thu thập các bằng chứng sử dụng nhãn hiệu tại thị trường Myanmar cùng với bản gốc Tuyên bố đã được đăng ký và sau đó liên hệ với chúng tôi để hoàn thiện mẫu đăng ký càng sớm càng tốt nhằm chuẩn bị sẵn cho việc nộp lại đơn đăng ký nhãn hiệu mới tại Myanmar ngay khi Luật Nhãn hiệu mới có hiệu lực.
Bất cứ yêu cầu nào liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua e-mail: vinh@bross.vn hoặc số điện thoại: 84-903 287 057
Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers và Asian Legal Business (ALB). Trong suốt 10 năm qua, Bross & Partners đã tư vấn và đại diện đăng ký thành công hàng trăm nhãn hiệu cho khách hàng Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có cả việc sử dụng hiệu quả Hệ thống bảo hộ thương hiệu toàn cầu (Hệ thống Madrid). Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ vinh@bross.vn hoặc điện thoại 0903 287 057.