Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Việt Nam sắp thành lập Tòa án sở hữu trí tuệ
(Ngày đăng: 2023-08-23)

Việt Nam sắp thành lập Tòa án sở hữu trí tuệ

 

Luật sư Lê Quang VinhBross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của đảng về “xây dựng Tòa án chuyên nghiệp” và Nghị quyết số 755/NQ-UBTVQH15 ngày 27/3/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “bổ sung, hoàn thiện pháp luật, tổ chức bộ máy phù hợp để đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ án, vụ việc có tính chất đặc thù như phá sản, sở hữu trí tuệ, tư pháp đối với người chưa thành niên…” và Nghị quyết kỳ họp thứ hai, thứ tư Quốc hội khóa 15 về “nâng cao chất lượng giải quyết án hành chính”, Tòa án nhân dân tối cao đã xây dựng và đang lấy ý kiến công chúng đối với Dự thảo dự án Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 sửa đổi (Dự Thảo).[1]

 

Theo Dự Thảo, một trong những tín hiệu đáng mừng nhất đối với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là lần đầu tiên Việt Nam quyết định thành lập tòa án chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Cụ thể, theo Điều 61 Dự thảo, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt sẽ được thành lập trong đó gồm Tòa án sơ thẩm Sở hữu trí tuệ, Tòa án sơ thẩm Hành chính, Tòa án sơ thẩm Phá sản. Tòa án sơ thẩm Sở hữu trí tuệ có thẩm quyền xét xử các vụ việc sở hữu trí tuệ theo Bộ luật tố tụng dân sự.

 

Nếu được Quốc hội thông qua, việc ra đời của Tòa án chuyên biệt về sở hữu trí tuệ là bằng chứng tiếp tục thể hiện nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam trong thực thi cam kết quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong các Hiệp định thương mại CPTPP, EVFTA, RCEP mà đã được nội luật hóa trong Luật sở hữu trí tuệ 2022.[2] Hy vọng rằng Văn phòng Bộ thương mại Hoa Kỳ (USTR) trong năm tới trong Báo cáo đặc biệt 301 hàng năm của mình sẽ rút Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần theo dõi về sở hữu trí tuệ (Watch List)?[3]

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) trong 3 năm liên tục (2021-2023) bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có nhiều kinh nghiệm đăng ký và giải quyết tranh nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế, giống cây trồng ở Việt Nam và nước ngoài.

 

Liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603; linkedin:  (4) Le Quang Vinh | LinkedIn

 



[1] Toàn văn Dự thảo 2 và Tờ trình Dự thảo 2 của Tòa án nhân tối cao đối với Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 sửa đổi có thể xem lại link: Dự thảo 2: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) (toaan.gov.vn)

[3] Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các nước gây quan ngại cho Hoa Kỳ về sở hữu trí tuệ theo báo cáo đặc biệt 301 năm 2023. Một trong những lý do khiến Văn phòng Bộ thương mại Hoa Kỳ (USTR) vẫn xếp Việt Nam vào Watch List là vì Việt Nam tiếp tục dựa vào biện pháp hành chính, biện pháp mà không đủ khả năng ngăn chặn nạn hàng giả và sao chép lậu tràn lan. Xem thêm: 2023 Special 301 Report, Office of the United States Trade Representative, trang 89 ở link: 2023 Special 301 Report.pdf (ustr.gov). Tham khảo thêm: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và thực trạng giải quyết | Xam pham quyen so huu tri tue o Viet Nam va thuc trang giai quyet (bross.vn)

 

Bookmark and Share
Relatednews
Xâm phạm nhãn hiệu trên vũ trụ ảo nhìn từ vụ Hermes vs. Mason Rothschild ở tòa án Hoa Kỳ
Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam, UK, Mỹ, EU và Trung Quốc
Cấp quyền nhân vật (merchandising rights) và các khía cạnh pháp lý cần lưu ý cho bên cấp quyền và bên nhận quyền
So sánh Đăng bạ chính (Principal Register) và Đăng bạ phụ (Supplemental Register) khi đăng ký nhãn hiệu ở USPTO
10 Key Changes in Enforcing Patent, Design, Trademark Rights via Administravive Measure under Revised Decree 99/2013/NĐ-CP
Qatar tham gia Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Thương hiệu giả mạo “Phở Thìn 13 Lò Đúc” bị hủy bỏ hiệu lực ở Hàn Quốc
10 thay đổi lớn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.