Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
9 đặc trưng của Hệ thống La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
(Ngày đăng: 2023-04-14)

9 đặc trưng của Hệ thống La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp

 

Luật sư Lê Quang VinhBross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Việt Nam đã nộp văn kiện tham gia Đạo luật Giơ-ne-vơ 1999[1] về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp nên kể từ ngày 2/1/2020 cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam kể cả công ty FDI có thể sử dụng Hệ thống La-hay để đăng ký kiểu dáng sản phẩm của mình ra nước ngoài chỉ bằng 01 đơn quốc tế, 01 ngôn ngữ, và 01 lần trả phí duy nhất để có cơ hội được bảo hộ ở 79 nước thành viên bao trùm tới 96 lãnh thổ nước ngoài. [2] Dưới đây Bross & Partners khái lược 9 đặc trưng chính của Hệ thống La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng.

 

1.     Đơn quốc tế có thể nộp bằng tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha và bằng hình thức nộp đơn điện tử thông qua giao diện nộp đơn điện tử của WIPO hoặc bằng hình thức nộp bản giấy theo mẫu (form) có sẵn của WIPO.

 

2.     Khác với đơn sáng chế quốc tế dựa theo hệ thống PCT, hoặc đơn nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid vốn yêu cầu đơn quốc tế phải dựa trên đơn đã nộp ở nước xuất xứ, Hệ thống La-hay không yêu cầu kiểu dáng công nghiệp xin đăng ký phải đã được nộp đơn hoặc đã được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam

3.     Đơn kiểu dáng quốc tế phải kèm theo bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ của kiểu dáng và nêu rõ quốc gia thành viên của La-hay mà người nộp đơn có nhu cầu bảo hộ. Đặc biệt hơn, đơn kiểu dáng quốc tế có thể chứa tới 100 kiểu dáng khác nhau miễn là chúng cùng thuộc một chỉ số phân loại theo Thỏa ước Locarno. Ví dụ: chỉ số phân loại 09-03 gồm hộp, hòm, vali, thùng chứa, lon, can.

 

4.     Thời hạn công bố kiểu dáng quốc tế là 6 tháng tính từ ngày đăng ký quốc tế kiểu dáng. Người nộp đơn có thể yêu cầu công bố ngay hoặc có thể yêu cầu trì hoãn công bố (deferment) trong thời hạn không quá 12 tháng (theo Đạo luật La-hay 1960) hoặc lên tới 30 tháng (theo Đạo luật Giơ-ne-vơ 1999) tính từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên. Trường hợp đơn kiểu dáng quốc tế chỉ định Việt Nam có nhu cầu trì hoãn công bố thì người nộp đơn phải tuyên bố điều này ngay tại thời điểm nộp đơn và nói rõ thời hạn yêu cầu trì hoãn công bố cụ thể nhưng tối đa không quá 7 tháng.

 

5.     Đơn quốc tế kiểu dáng cần nộp kèm phí đăng ký kiểu dáng cho WIPO bằng đồng Francs Thụy Sĩ gồm 4 loại chính: phí cơ bản; phí chỉ định tiêu chuẩn (cấp độ 1, 2 hoặc 3); phí chỉ định riêng; và phí công bố ảnh. Ví dụ, đơn quốc tế kiểu dáng gồm 1 kiểu dáng chứa 7 ảnh yêu cầu bảo hộ ở Trung Quốc, Pháp, Đức, Hàn Quốc và Liên minh Châu âu thì phí Chính phủ xác định được như sau:

Lệ phí Chính phủ phải nộp

Số phí

(CHF)

1. Phí cơ bản đăng ký quốc tế (international registration basic fee)

397

2a. Phí chỉ định tiêu chuẩn cấp độ 1 (Level 1 standard designation fee) áp dụng cho Pháp: 1*42CHF

 

42

2b. Phí chỉ định tiêu chuẩn cấp độ 2 (Level 2 standard designation fee) áp dụng cho Đức: 1*60CHF

60

2c. Phí chỉ định tiêu chuẩn cấp độ 3 (Level 3 standard designation fee) áp dụng cho Hàn Quốc: 1*90CHF

90

3a. Phí chỉ định riêng áp dụng cho Trung Quốc

(Individual designation fee)

603

3b. Phí chỉ định riêng áp dụng cho EU

(Individual designation fee)

67

4. Phí công bố ảnh/bản vẽ (7*17CHF)

119

 

6.     Một số nước thành viên bảo lưu yêu cầu riêng để tuân thủ pháp luật quốc gia của họ, ví dụ: yêu cầu thêm hình chiếu (Hàn Quốc); yêu cầu tính thống nhất của đơn đăng ký (Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Việt Nam); yêu cầu người nộp đơn nói rõ phần hoặc vị trí đòi quyền độc quyền đối với kiểu dáng (Mỹ); không chấp nhận trì hoãn công bố (Hoa Kỳ, Nga); chấp nhận trì hoãn công bố không quá 30 tháng (Brunei-12 tháng, Cambodia -12 tháng, Singapore – 18 tháng, Việt Nam – 7 tháng).

 

7.     Kiểu dáng quốc tế có hiệu lực trong thời hạn đầu tiên 5 năm và có thể gia hạn cứ sau mỗi 5 năm tiếp theo miễn là tổng thời hạn bảo hộ của nó, tùy theo lựa chọn của mỗi nước thành viên, ít nhất là 15 năm hoặc thậm chí có thể nhiều nhất là 50 năm. Ví dụ: Monaco (50 năm), Mỹ (15 năm), Liên minh Châu Âu (25 năm), Nhật Bản (20 năm).

 

8.     Văn phòng quốc tế thuộc WIPO đóng vai trò là cơ quan trung gian trong quá trình xử lý đơn quốc tế kiểu dáng công nghiệp, cụ thể WIPO chỉ tiếp nhận đơn quốc tế và xét nghiệm hình thức (kiểm tra bộ ảnh chụp/bản vẽ của kiểu dáng có đáp ứng yêu cầu, phí Chính phủ đã nộp) trước khi cấp số đăng ký quốc tế, công bố trên công báo quốc tế (international design bulletin) trong vòng 6 tháng từ ngày đăng ký quốc tế trừ khi người nộp đơn yêu cầu trì hoãn công bố, và chuyển hồ sơ cho các nước thành viên được chỉ định. Việc xét nghiệm nội dung, nghĩa là thẩm định tiêu chuẩn tính mới (novelty), tính sáng tạo (non-obviousness), khả năng áp dụng công nghiệp (industrial applicability) thuộc thẩm quyền của cơ quan pa-tăng quốc gia (patent office) của mỗi nước được chỉ định.

 

9.     Nước thành viên có thể quyền từ chối bảo hộ (toàn bộ hoặc một phần) đơn kiểu dáng quốc tế bằng văn bản gửi WIPO trong vòng 6 tháng tính từ ngày công bố trên website của WIPO. Tuy vậy, trường hợp luật quốc gia của nước thành viên quy định cơ chế phản đối đơn thì nước thành viên đó có thể áp dụng thời hạn từ chối là 12 tháng.

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) trong 3 năm liên tục (2021-2023) bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có kinh nghiệm liên quan đến đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài.

 

Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 



[1] Thỏa ước La-hay có tên gọi tiếng Anh là “the Hague Agreement” là Thỏa ước quốc tế về đăng ký quốc tế kiểu dáng gồm 2 đạo luật là Đạo luật La-hay năm 1960 (the Hague Act of 1960) ký ngày 28/11/1960 và Đạo luật Giơ-ne-vơ năm 1999 (the Geneva Act of 1999) ký ngày 2/7/1999. Việt Nam nộp văn kiện chỉ tham gia Đạo luật Giơ-ne-vơ năm 1999 chứ không tham gia Đạo luật La-hay năm 1960

[2] Thỏa ước La-hay quy định rằng cá nhân hoặc tổ chức chỉ cần thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện dưới đây là có đủ tư cách nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp: (1) có quốc tịch thuộc nước thành viên La-hay, hoặc công dân của nước thành viên thuộc Liên minh Châu Âu (EU), hoặc thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ Châu Phi (OAPI); hoặc (2) có nơi cư trú tại lãnh thổ của một nước là thành viên La-hay; hoặc (3) có cơ sở hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh thực thụ tại lãnh thổ thuộc nước thành viên La-hay. Như vậy, đối với đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam, cá nhân cư trú tại Việt Nam hoặc tổ chức gồm cả doanh nghiệp FDI được thành lập theo pháp luật Việt Nam đều có tư cách nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp thông qua Hệ thống La-hay

 

Bookmark and Share
Relatednews
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go