Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Bốn thay đổi lớn về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Trung Quốc
(Ngày đăng: 2023-01-30)

Bốn thay đổi lớn về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Trung Quốc

 

Luật sư Lê Quang VinhBross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Báo cáo chỉ số sở hữu trí tuệ toàn cầu của WIPO công bố 2022 cho thấy một mình Trung Quốc riêng năm 2022 chiếm 53.2% tổng lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên toàn thế giới với 805.710 so với 1.515.200 đơn kiểu dáng công nghiệp.[1] Dưới đây là cập nhật của Bross & Partners về 4 thay đổi lớn của pháp luật bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (một hình thức bảo hộ pháp lý cho hình dáng bên ngoài của sản phẩm) của Trung Quốc.[2]

 

1. Kiểu dáng từng phần lần đầu được bảo hộ

 

Theo Luật sáng chế năm 2020 của Trung Quốc, kiểu dáng có nghĩa, liên quan đến một sản phẩm tổng thể hoặc một phần của sản phẩm [kiểu dáng từng phần], là bất kỳ kiểu dáng mới về hình dạng, họa tiết (hoa văn), hoặc sự kết hợp giữa chúng, hoặc có kết hợp với màu sắc cùng hình dạng hoặc hoa văn (họa tiết) giàu tính thẩm mỹ và phù hợp với mục đích ứng dụng công nghiệp.[3] Như vậy, định nghĩa kiểu dáng theo Luật sáng chế năm 2020 chỉ khác duy nhất cụm từ “tổng thể hoặc từng phần” [overall or partial product] so với Luật sáng chế sửa đổi lần thứ ba năm 2008.[4] Ý nghĩa pháp lý chính yếu của quy định này là Trung Quốc chính thức lần đầu chấp nhận bảo hộ kiểu dáng từng phần (kiểu dáng theo phần) để phù hợp với thực tiễn bảo hộ kiểu dáng ở Mỹ và Liên minh Châu Âu

 

Kiểu dáng từng phần có nghĩa là kiểu dáng đề cập đến một phần, một bộ phận của một kiểu dáng lớn hơn. Nói cách khác, kiểu dáng từng phần được hiểu là một hình thức đăng ký kiểu dáng chỉ tập trung vào phần độc đáo của một kiểu dáng cụ thể.[5] Hai ví dụ dưới đây cho thấy các nét đứt (broken lines) và nét liền (solid lines) được thể hiện trên kiểu dáng lốp ô tô/thiết bị ghi âm có màn hình hiển thị có mục đích tuyên bố rằng người nộp đơn không yêu cầu bảo hộ cho phần nét đứt.

 

 

2. Quyền ưu tiên nội địa đối với đơn kiểu dáng

 

Người nộp đơn kiểu dáng có thể yêu cầu hưởng ngày ưu tiên nội địa cho đơn Trung Quốc nộp sớm hơn trong vòng 6 tháng tính từ ngày nộp đơn nhưng phải tuyên bố trong đơn và nộp bản sao tài liệu ưu tiên trong vòng 3 tháng sau khi nộp. Mục đích của quy định này là trao cơ hội cho người nộp đơn Trung Quốc xin đăng ký phiên bản đầu của kiểu dáng ở Trung Quốc có thể sau đó nộp đơn kiểu dáng sửa đổi dựa trên đơn nộp trước mà không bị xem là mất tính mới. Hệ quả của quy định này là đơn nộp trước bị xem là rút bỏ.

 

Quy định quyền ưu tiên nội địa là quy định bổ sung dành cho người nộp đơn kiểu dáng nộp ở CNIPA ngoài quy định hiện hành trao cơ hội hưởng ngày ưu tiên trong vòng 6 tháng tính từ ngày người nộp đơn nộp đơn đầu tiên ở nước ngoài.[6]

 

3. Tăng thời hạn bảo hộ kiểu dáng lên 15 năm

 

Theo Luật sáng chế năm 2020, giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền kiểu dáng có hiệu lực 15 năm tính từ ngày nộp đơn. Như vậy, Trung Quốc đã điều chỉnh tăng thời hạn bảo hộ kiểu dáng từ 10 năm lên 15 năm để phù hợp với quy định của Thỏa ước La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp mà Trung Quốc đã gia nhập từ 5/5/2022.[7] Giấy chứng nhận độc quyền kiểu dáng có ngày nộp đơn trước ngày 1/6/2021 sẽ vẫn chỉ có hiệu lực 10 năm như quy định cũ.

 

Theo quy định mới của CNIPA, phí duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận độc quyền kiểu dáng từ năm thứ 11 đến năm thứ 15 là 3.000 RMB (~447USD) cho mỗi năm và phí duy trì phải được nộp hàng năm.  Phí duy trì cho 5 năm hiệu lực đầu tiên là 4.100 RMB (~610USD) và 5 năm hiệu lực tiếp theo từ thứ 6 đến 10 là 7.600 RMB (~1.131USD)

 

4. Quyền yêu cầu ban hành báo cáo thẩm định về tuân thủ điều kiện bảo hộ

 

Trung Quốc không xét nghiệm nội dung đối với đơn đăng ký kiểu dáng mà chỉ thẩm định hình thức trước khi ban hành quyết định cấp bảo hộ. Do vậy, Luật sáng chế năm 2020 quy định chủ bằng độc quyền kiểu dáng hoặc các bên có lợi ích liên quan có thể yêu cầu CNIPA ban hành báo cáo thẩm định (evaluation report) về việc cấp pa-tăng kiểu dáng để chứng minh kiểu dáng được cấp đảm bảo tuân thủ điều kiện cấp pa-tăng. Các bên có lợi ích liên quan thông thường được hiểu là bên có quyền khởi kiện một vụ xâm phạm kiểu dáng, theo đó các bên có lợi ích liên quan này thường bao gồm bên nhận li-xăng độc quyền – exclusive licensee (thông thường không bao gồm bên nhận li-xăng không độc quyền – non-exclusive licensee)

 

Báo cáo thẩm định không phải tài liệu bắt buộc khi khởi kiện ở tòa án hoặc cơ quan liên quan. Báo cáo thẩm định thực chất là một văn bản, theo yêu cầu của các bên liên quan, được ban hành bởi CNIPA sau khi CNIPA đã cấp pa-tăng kiểu dáng có mục đích đánh giá về việc thẩm định hình thức và đặc biệt là tính mới của kiểu dáng. Mặc dù không có giá trị ràng buộc đối với tòa án nhưng báo cáo này cũng góp phần chứng minh các điều kiện bảo hộ, đặc biệt là tính mới, của pa-tăng kiểu dáng đã cấp là tuân thủ điều kiện bảo hộ của kiểu dáng theo luật từ đó góp phần làm giảm các tranh chấp kiểu dáng không thực sự cần thiết.

 

Ví dụ: Bross & Partners hỗ trợ khách hàng đăng ký thành công kiểu dáng chai ở Trung Quốc theo pa-tăng kiểu dáng số CN304296435S

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) năm 2021 bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có kinh nghiệm đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích ở Việt Nam và nước ngoài.

 

Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 



[1] Nguồn WIPO Intellectual Property Indicators 2022, trang 7

[2] Luật sáng chế Trung Quốc năm 1984 sửa đổi lần thứ 4 ngày 17/10/2020 (Luật sáng chế năm 2020) có hiệu lực thi hành từ 1/6/2021.

[3] Cần lưu ý Trung Quốc sử dụng khái niệm “Kiểu dáng” [Design] thay cho khái niệm “Kiểu dáng công nghiệp” [industrial design] mặc dù về bản chất “Kiểu dáng” hay “Kiểu dáng công nghiệp” đều là một hình thức bảo hộ pháp lý cho hình dáng bên ngoài của sản phẩm được quy định ở Hiệp định TRIPs và pháp luật quốc gia của các nước WTO. Luật sáng chế Trung Quốc quy định: ‘Design’means, with respect to an overall or partial product, any new design of the shape, the pattern, or their combination, or the combination of the colour with shape or pattern, which is rich in an aesthetic appeal and is fit for industrial application.

[4] Điều 2, Luật sáng chế Trung Quốc sửa đổi lần 3 năm 2008 định nghĩa: “Designs mean, with respect to a product, new designs of the shape, pattern, or the combination thereof, or the combination of the color with shape and pattern, which are rich in an aesthetic appeal and are fit for industrial application

[5] USPTO định nghĩa kiểu dáng từng phần là phần đặc biệt hoặc độc đáo của kiểu dáng sản phẩm đầy đủ mà thông thường chúng không thể được tách riêng, được bán riêng hoặc sử dụng độc lập. Xem thêm USPTO: https://www.uspto.gov/ip-policy/industrial-design-policy/protection-partial-designs

[6] Điều 29 Luật sáng chế năm 2020. Where, within twelve months from the date on which any applicant first filed in a foreign country an application for a patent for invention or utility model, or within six months from the date on which any applicant first filed in a foreign country an application for a patent for design, he or it files in China an application for a patent for the same subject matter, he or it may, in accordance with any agreement concluded between the said foreign country and China, or in accordance with any international treaty to which both countries are party, or on the basis of the principle of mutual recognition of the right of priority, enjoy a right of priority.
Where, within twelve months from the date on which any applicant first filed in China an application for a patent for invention or utility model, or within six months from the date on which any applicant first filed in China an application for a patent for design, he or it files with the patent administrative organ under the State Council an application for a patent for the same subject matter, he or it may enjoy a right of priority.

[7] Tham khảo thêm “Giới thiệu tổng quan về Hệ thống đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La-hay mà Việt Nam mới gia nhập có hiệu lực từ 1/1/2020”: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Gioi-thieu-tong-quan-ve-He-thong-dang-ky-quoc-te-kieu-dang-cong-nghiep-theo-Thoa-uoc-Lahay-ma-Viet-Nam-moi-gia-nhap-co-hieu-luc-tu-112020

 

 

Bookmark and Share
Relatednews
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go