Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Cần đặc biệt lưu ý việc đưa dịch vụ “bán buôn hoặc bán lẻ hàng hóa” ở nhóm 35 thuộc đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu để tránh bị từ chối bởi Nhật Bản
(Ngày đăng: 2019-10-25)

Cần đặc biệt lưu ý việc đưa dịch vụ “bán buôn hoặc bán lẻ hàng hóa”

ở nhóm 35 thuộc đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu để tránh bị từ chối bởi Nhật Bản

 

Email to: vinh@bross.vn

 

Việt Nam chấp nhận dịch vụ bán buôn hoặc bán lẻ hàng hóa thuộc nhóm 35 ở phạm vi rất rộng

 

Thỏa ước Nice về phân loại hàng hóa dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu (hiện đang áp dụng phiên bản 11, dưới đây goi tắt là Bảng phân loại Nice) không có mã phân loại riêng cho dịch vụ bán lẻ, bán buôn, kinh doanh, phân phối các mặt hàng hóa cụ thể. Thay vì thế Bảng phân loại Nice chỉ nêu khái quát dịch vụ tương tự như vậy mà có thể tạm dịch là việc tập hợp hoặc mang, vì lợi ích của người khác, nhiều loại hàng hóa (không bao gồm vận chuyển), cho phép khách hàng thuận tiện xem và mua những hàng hóa đó. Để dễ hiểu hơn, Bảng phân loại Nice cố gắng định danh rõ hơn các dịch vụ này bằng việc hướng dẫn rằng nó có thể tồn tại dưới dạng được cung cấp bởi cửa hàng bán lẻ, cơ sở bán buôn, thông qua máy bán hàng tự động, thư từ đặt hàng hoặc các phương tiện điện tử như qua website hoặc chương trình truyền hình bán hàng[1].

 

Ở Việt Nam các dịch vụ này được xếp vào nhóm 35 nhưng có điều kiện. Thực tiễn ở Việt Nam dịch vụ mua bán, bán buôn, bán lẻ, phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ siêu thị đều được chấp nhận khi mô tả trong đơn đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên quy định mới hiện này là người nộp đơn buộc phải chỉ rõ đối tượng của dịch vụ đó là mặt hàng nào nếu không đơn sẽ bị từ chối. Ví dụ, theo đơn 4-2011-00262 nếu chi ghi là nhóm 35 mua bán thiết bị, vật tư và phụ tùng điện công nghiệp và dân dụng thì không được chấp nhận nhưng nếu viết rõ thành “mua bán thiết bị, vật tư và phụ tùng điện công nghiệp và dân dụng: tủ điện trung thế, tủ điện hạ thế, trạm kiosk hợp bộ, bơm điện,…” thì đơn được chấp nhận. Các hình thức viết khác thuộc các đơn 4-2011-21247 và 4-2014-00908 Bross & Partners làm đại diện như “dịch vụ siêu thị” hoặc “siêu thị bán lẻ” hoặc “ mua bán dưới hình thức siêu thị”,…đều không được chấp nhận mà buộc phải liệt kê cụ thể tên hàng hóa được cung cấp theo dịch vụ siêu thị đó.

 

Nhật Bản thắt chặt cách ghi dịch vụ bán lẻ, bán buôn ở nhóm 35

 

Khi nộp đơn đăng ký quốc tế theo Hệ thống Madrid chỉ định Nhật Bản nếu bạn không muốn phát sinh chi phí thuê luật sư Nhật Bản trả lời từ chối của JPO[2] về mô tả dịch vụ ở nhóm 35 mà Nhật Bản không chấp nhận thì bạn cần đặc biệt lưu ý đến 3 khía cạnh thực tiễn sau:

 

  1. Nhật Bản không chấp nhận cách mô tả của Bảng phân loại Nice như đã nêu trên. Thay vì thế cụm từ tiếng Anh mà nó có thể chấp nhận phải được sửa đổi lại thành “retail services or wholesale services for a variety of goods in each field of clothing, foods and beverages, and livingware, carrying all goods together” [衣料品・飲食料品及び生活用品に 係る各種商品を一括して取り扱う小売又は卸売の業務において行われる 顧客に対する便益の提]
  2. Nhật Bản không chấp nhận cách ghi các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ cửa hàng tiện ích bán lẻ, dịch vụ bán buôn, hoặc dịch vụ cửa hàng bán buôn mà không nêu tên mặt hàng cụ thể
  3. Nếu dịch vụ bán lẻ hoặc dịch vụ bán buôn được chỉ định trong đơn quốc tế hoặc cách ghi giống như cách ghi của Bảng phân loại Nice thì thẩm định viên của JPO sẽ ra thông báo từ chối dẫn đến buộc người nộp đơn phải thuê luật sư Nhật Bản thay mặt trả lời JPO, trong đó thường là buộc phải đi theo gợi ý điều chỉnh của xét nghiệm viên là người nộp đơn phải sửa “dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ” thành “dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ….[mặt hàng gì đó]”.
  4. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tuy không giống với cách mô tả dịch vụ nhóm 35 nêu trên song cách ghi khác vẫn không làm thay đổi cơ bản cách JPO áp đặt quy tắc trên thì đơn quốc tế vẫn có thể được chấp nhận ví dụ theo đăng ký quốc tế số 985886[3], dịch vụ kinh doanh sữa và các sản phẩm làm từ sữa, sữa đậu nành (trading in milk and dairy products, soya milk) ở nhóm 35 được Nhật Bản chấp nhận.

 

Bross & Partners rất giàu kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp ở nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, EU, Hàn Quốc. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ vinh@bross.vn hoặc điện thoại 0903 287 057.

 

Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers, Asia IP và Asian Legal Business (ALB). Bằng năng lực chuyên môn sâu khác biệt, Bross & Partners có thể giúp khách hàng bảo vệ hoặc tự vệ một cách hiệu quả trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở Việt Nam và nước ngoài liên quan đến bản quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu (thương hiệu) và tên miền internet.

 



[1] Bảng phân loại Nice (Nguyên văn tiếng Anh) xếp dịch vụ “the bringing together, for the benefit of others, of a variety of goods (excluding the transport thereof), enabling customers to conveniently view and purchase those goods” ở nhóm 35 và giải thích thêm (nguyên văn tiếng Anh): such services may be provided by retail stores, wholesale outlets, through vending machines, mail order catalogues or by means of electronic media, for example, through web sites or television shopping programmes. Xem: https://www.wipo.int/classifications/nice/nclpub/en/fr/?basic_numbers=show&class_number=35&explanatory_notes=show&lang=en&menulang=en&mode=flat&notion=&pagination=no&version=20190101

 

[2] Tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn phân loại dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở nhóm 35 bởi JPO hoặc truy cập link: https://www.jpo.go.jp/e/system/trademark/gaiyo/document/notice_services/points.pdf

 

Bookmark and Share
Relatednews
Thương hiệu giả mạo “Phở Thìn 13 Lò Đúc” bị hủy bỏ hiệu lực ở Hàn Quốc
10 thay đổi lớn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go