Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Dấu hiệu King có đủ khả năng để phân biệt?
(Ngày đăng: 2019-10-27)

Bài viết của Luật sư Nguyễn Khánh Linh - Bộ phận Sở Hữu Trí Tuệ - Công ty Luật BROSS & Partners

 

SỰ VIỆC

 

Ngày 19/08/2011, Bugger King Corporation (USA), chủ sở hữu một số nhãn hiệu  “Bugger King” được đăng ký tại Việt Nam cho các sản phẩm và dịch vụ nhóm 29, 30, 32 và 43 (Bên phản đối), nộp đơn phản đối đơn xin đăng ký nhãn hiệu “King’s Ice cream, hình” số 4-2010-19216 nộp ngày 13/09/2010 cho các sản phẩm nhóm 30 được nộp dưới tên của một Công ty Singapore là King’s Creameries (S) Pte Ltd (đã đổi tên thành F&N Creameries (S) Pte Ltd) (Bên bị phản đối). Theo quy định của pháp luật, Cục SHTT đã gửi Thông báo số 5132/SHTT-NH1 yêu cầu Bên bị phản đối trả lời trong thời hạn 01 tháng hoặc trước ngày 19/08/2011

Lập luận của Bên phản đối

Bên phản đối cho rằng nhãn hiệu xin đăng ký không có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu có trước và vi phạm Điều 74.2.e Luật SHTT năm 2005 vì:
 

  • Nhãn hiệu bị phản đối chứa dấu hiệu “King” tương tự gây nhầm lẫn với phần chữ “King” trong nhãn hiệu “Bugger King” và “Bugger King, hình” đã được bảo hộ về cấu trúc và cách phát âm, làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng nhãn hiệu bị phản đối là biến thể của Bugger King hoặc các đối tượng này có cùng nguồn gốc. 
  • Các nhãn hiệu đang so sánh đều dùng cho sản phẩm cùng loại (thực phẩm hoặc cửa hàng bán thực phẩm)

Bác bỏ phản đối bởi Bên bị phản đối

Đại diện cho Bên bị phản đối, Bross & Partners đề nghị Cục SHTT bác bỏ quan điểm phản đối của Bên phản đối, cụ thể: 

 

  • Nhãn hiệu bị phản đối khác biệt về ấn tượng thị giác vì chứa dấu hiệu hình là một dải lụa cong hai đầu, ở giữa là hai hình bầu dục lồng vào nhau với chữ “King’s” cách điệu. Trong khi đó, nhãn hiệu có trước gồm một nhãn hiệu không có phần hình và một nhãn hiệu có phần hình là một hình tròn khuyết; 
  • Nhãn hiệu bị phản đối khác biệt về ấn tượng tổng thể: Về mặt ý nghĩa, nhãn hiệu bị phản đối chứa dấu hiệu “King” có nghĩa tiếng Anh là “vua, quốc vương, chúa tể” và “ice cream” có nghĩa là “kem lạnh”, trong khi đó từ “Bugger” có cách viết khác là “Hambugger” hoặc tương đương như từ “hamburg” có nghĩa là “thịt bò băm viên, bánh hăm-bơ-gơ, bánh mỳ xăng-uýt hăm-bơ-gơ”. 
  • Như vậy, tiếp cận theo cách nhận biết thông thường của người tiêu dùng thì nhãn hiệu có trước “bugger king” có thể được khách hàng nhận biết là “Vua bánh Hăm-bơ-gơ” trong khi nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có thể được ghi nhớ là “kem của vua”. Do đó, xét về mặt ngữ nghĩa, hoàn toàn không có cơ sở nào để cho rằng việc đồng tồn tại của 2 nhãn hiệu có trước Bugger King và nhãn hiệu bị phản đối King’s Ice Cream có thể tạo nên khả năng gây nhầm lẫn cho khách hàng về nguồn gốc thương mại; 
  • Dấu hiệu “King” là dấu hiệu phân biệt yếu đã được nhiều chủ thể sử dụng trong thương mại cho các sản phẩm thực phẩm nhóm 30 như các nhãn hiệu “King Crab”, “Sea King”, “Candy King” … 

Kết luận của Cục SHTT

Sau khi xem xét lập luận của các bên, tại Văn bản số 4123/SHTT-NH1 ngày 29/05/2014, Cục SHTT bác bỏ yêu cầu phản đối của Bên phản đối vì lý do: 
 

  • Nhãn hiệu bị phản đối và nhãn hiệu có trước có ấn tượng thị giác và cách trình bày khác nhau; 
  • Phần chữ “King” đã được nhiều chủ sở hữu khác nhau đăng ký cho cùng loại trong nhóm 30 và 43.

Vì ý kiến trả lời phản đối của Cục SHTT không thể là đối tượng của việc tiếp tục khiếu nại nữa, do vậy, nhãn hiệu “King’s Ice cream, hình” sau đó đều đã được chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ ngày 29/01/2015.

 

© 2014 Bross & Partners

Bookmark and Share
Relatednews
Thương hiệu giả mạo “Phở Thìn 13 Lò Đúc” bị hủy bỏ hiệu lực ở Hàn Quốc
10 thay đổi lớn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go