Làm thế nào để bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài ?
Hiện này, có 2 phương thức cơ bản để bảo hộ thương hiệu tại lãnh thổ nước ngoài :
(i) Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với cơ quan Sở hữu trí tuệ thuộc quốc gia nước ngoài để yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại đó; hoặc
(ii) Chỉ nộp một đơn xin bảo hộ nhãn hiệu chỉ định một hoặc nhiều quốc gia thuộc hệ thống Madrid.
Hệ thống Madrid và những ưu điểm
Hệ thống Madrid, được vận hành theo hai hiệp ước quốc tế là Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid, là hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu cung cấp một thủ tục duy nhất để đăng ký nhãn hiệu ở nhiều số lãnh thổ.
Có tổng cộng 101 thành viên bao gồm 117 quốc gia gia nhập hệ thống Madrid cho đến ngày 13 tháng 4 năm 2018. Dưới đây là tóm tắt các thành viên Madrid được sắp xếp theo khu vực địa lý:
Thành viên tham gia hệ thống Madrid theo khu vực địa lý
|
Tên quốc gia là thành viên
|
Đông Nam Á
|
Vietnam, Cambodia, Singapore, Philippines, Laos, Thailand, Brunei Darussalam
|
Châu Á
|
Japan, Korea, Democratic People's Republic of Korea, Singapore, Vietnam, China, Philippines, Mongolia, Kazakhstan, Tajikistan, Turkmenistan, Azerbaijan, Armenia, Bhutan, Georgia, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Cambodia, India, Laos, Afghanistan, Indonesia
|
Châu Âu
|
Albania, Armenia, Austria, Netherlands, Belarus, Belgium, Luxembourg, France, Germany, Italia, United Kingdom, Spain, Portugal, Denmark, Sweden, Norway, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria, Hungary, Romania, Slovenia, Slovakia, Serbia, Swaziland, Turkey, Czech, Liechtenstein, Latvia, Moldova, Monaco, Montenegro, Lithuania, Russia, Curaçao, Estonia, Cyprus, Ireland, Iceland, Greece, Croatia, Finland, Macedonia, San Marino, Ukraine, European Union[1]
|
Châu Phi
|
OAPI[2] (gồm 17 thành viên: Benin, Burkina Faso, Cameroon, Central African Republic, Chad, Comoros, Congo Brazzaville, Côte d'Ivoire, Equatorial Guinea, Gabon, Guinea, Guinea-Bissau, Mali, Mauritania, Niger, Senegal and Togo), Algeria, Egypt, Botswana, Gambia, Ghana, Kenya, Morocco, Lesotho, Madagascar, Sudan, Zambia, Mozambique, Namibia, Sierra Leone, Sao Tome and Principe, Liberia, Swaziland, Rwanda, Tunisia, Zimbabwe
|
Trung Đông
|
Israel, Bahrain, Iran, Oman, Syria, Iraq
|
Châu Mỹ
|
United States of America, Cuba, Antigua and Barbuda, Mexico, Columbia, Bonaire, Sint Eustatius and Saba
|
Châu Đại Dương
|
Australia, New Zealand
|
Tổng cộng thành viên
|
101 nước tính đến ngày 13/04/2018
|
Việt Nam là thành viên của cả Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid.
Những ưu điểm của hệ thông Madrid bao gồm:
·Về mặt địa lý, người nộp đơn sử dụng hệ thống Madrid có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại hơn 100 lãnh thổ ("Bên ký kết") bằng cách nộp đơn bằng một ngôn ngữ và trả một khoản phí duy nhất thay vì nộp đơn riêng tại các cơ quan sở hữu trí tuệ khác nhau của các lãnh thổ khác nhau.
·Dù ở bất kể đâu, chủ nhãn hiệu khi sử dụng hệ thống Madrid, sẽ chỉ phải nộp đơn của mình bằng một trong những ngôn ngữ của hệ thống Madrid, cụ thể là tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha;
·Nếu cơ quan của một quôc gia được chỉ định không thông báo từ chối trong thời hạn được quy định trong hệ thống Madrid, nhãn hiệu sẽ tự động được bảo vệ tại quốc gia đó
·Sau khi nhãn hiệu đã được đăng ký thông qua hệ thống Madrid, chủ sở hữu đăng ký quốc tế có thể mở rộng phạm vi địa lý bằng cách chỉ định thêm các quốc gia một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm về chi phí;
·Dù có bao nhiêu quốc gia đã được chỉ định cho đăng ký quốc tế nhãn hiệu sử dụng hệ thống Madrid, sẽ chỉ có một ngày hết hạn và đăng ký có thể được gia hạn đơn giản (và điện tử) cho tất cả hoặc bất kỳ quốc gia nào được chỉ định;
·Các chi phí hành chính như dịch danh sách hàng hóa, dịch vụ và phí đại diện ít hơn so với một số lãnh thổ khi đăng ký quốc gia;
·Nhìn chung, ít gặp phải chậm trễ do sử dụng chung một hệ thống quản lý
·Có thể quản lý danh mục nhãn hiệu đã đăng ký thông qua hệ thống Madrid, ví dụ: thay đổi quyền sở hữu, cấp phép, v.v., tiết kiệm chi phí hơn.
Ai được phép sử dụng Hệ thông Madrid
Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu Madrid chỉ có thể được sử dụng bởi một cá nhân hoặc pháp nhân mang quốc tịch của một quốc gia là thành viên của hệ thống Madrid.
Đơn đăng ký quốc tế phải được trình cho Văn phòng quốc tế (“IB”) thuộc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (“WIPO”) thông qua cơ quan thuộc quốc gia xuất xứ. Ví dụ, nếu cơ quan xuất xứ tại Việt Nam, đơn quốc tế chỉ được chấp nhận nếu người nộp đơn là một tổ chức Việt Nam[3].
Mô tả ngắn gọn về các thủ tục theo hệ thống Madrid
IB thông báo cho mỗi quốc gia đã yêu cầu bảo hộ sau khi nhận được đơn quốc tế được cơ quan xuất xứ gửi đi. Kể từ ngày đăng ký quốc tế, việc bảo hộ nhãn hiệu tại mỗi quốc gia được chỉ định giống như nhãn hiệu đã được gửi trực tiếp với Văn phòng của quốc gia đó.
Mỗi quốc gia được chỉ định có quyền từ chối bảo vệ, trong thời hạn được quy định trong Thỏa thuận hoặc Nghị định thư. Trừ khi việc từ chối như vậy được thông báo cho IB trong thời hạn áp dụng, việc bảo hộ nhãn hiệu trong mỗi quốc gia được chỉ định giống như đã được cơ quan của quốc gia đó đăng ký.
Thời hạn cho một quốc gia thông báo từ chối thường là một năm. Tuy nhiên, theo Nghị định thư, một quốc gia có thể tuyên bố rằng giai đoạn này là 18 tháng (hoặc lâu hơn, trong trường hợp từ chối dựa trên sự phản đối).
Trong thời hạn năm năm kể từ ngày đăng ký, đăng ký quốc tế vẫn phụ thuộc vào nhãn hiệu đã đăng ký hoặc được áp dụng tại cơ quan xuất xứ. Nếu, và trong phạm vi đó, việc đăng ký cơ bản chấm dứt có hiệu lực, dù thông qua hủy bỏ theo quyết định của cơ quan xuất xứ hoặc tòa án, thông qua hủy bỏ tự nguyện hoặc thông qua việc không gia hạn, trong thời hạn năm năm này, đăng ký quốc tế sẽ không còn được bảo hộ nữa.
Tương tự, khi đăng ký quốc tế dựa trên đơn đăng ký tại cơ quan xuất xứ, đơn đăng ký sẽ bị hủy nếu và trong phạm vi đó, đơn đăng ký đó bị từ chối hoặc rút lại trong khoảng thời gian 5 năm hoặc nếu trong phạm vi đó, đăng ký đó chấm dứt sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian đó.
Sau khi hết thời hạn 5 năm, đăng ký quốc tế trở nên độc lập với văn bằng cơ sở hoặc đơn đăng ký cơ sở.
Đăng ký quốc tế có thể được duy trì hiệu lực vô thời hạn bằng cách thanh toán các khoản phí theo quy định cứ 10 năm một lần.
Mô tả ngắn gọn về các thủ tục theo hệ thống Madrid
Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid là các hiệp ước song lập độc lập với các thành viên riêng biệt, nhưng chồng chéo. Theo đó, có những nước tham gia Thoả ước Madrid mà không tham gia Nghị định thư, hiện tại có hai nhóm thành viên của hệ thống Madrid:
• Các quốc gia và tổ chức chỉ tham gia Nghị định thư, và
• Các quốc gia thành viên của cả Thoả thuận Madrid và Nghị định thư.
Dưới đây là Biểu phí được WIPO thanh toán cho người nộp đơn:
1. Các đơn quốc tế được điều chỉnh bởi Hiệp định
Các khoản phí cho thời hạn 10 năm
|
Đồng Thụy Sỹ
|
1.1 Phí cơ bản
|
|
1.1.1 Nhãn hiệu không màu
|
653
|
1.1.2 Nhãn hiệu có màu
|
903
|
1.2 Phí bổ sung cho mỗi nhóm từ sau nhóm thứ 3 trở đi
|
100
|
1.3 Phí bổ sung cho việc chỉ định cho mỗi quốc gia
|
100
|
2. Các đơn quốc tế được điều chỉnh bởi Nghị định thư
Các khoản phí cho thời hạn 10 năm
|
Đồng Thụy Sỹ
|
2.1 Phí cơ bản
|
|
2.1.1 Nhãn hiệu không màu
|
653
|
2.1.2 Nhãn hiệu có màu
|
903
|
2.2 Phí bổ sung cho mỗi nhóm từ sau nhóm thứ 3 trở đi, trừ trường hợp chỉ có các Bên ký kết về mức phí cá nhân (xem 2.4 dưới đây)
|
100
|
2.3 Phí bổ sung cho việc chỉ định của mỗi quốc gia được chỉ định, trừ trường hợp quốc gia được chỉ định là một Bên ký kết về khoản phí cá nhân phải trả (xem 2.4 dưới đây)
|
100
|
2.4 Phí cá nhân cho việc chỉ định của mỗi quốc gia được chỉ định về một khoản phí cá nhân (chứ không phải là một khoản phí bổ sung được thanh toán cho Nghị định thư), trừ trường hợp quốc gia được chỉ định là một thành viên của Hiệp định và cơ quan xuất xứ là cơ quan của một quốc gia cũng theo Hiệp định (đối với quốc gia đó, phải trả phí bổ sung): số tiền phí cá nhân được cố định bởi mỗi quốc gia có liên quan
|
|
3. Đơn đăng ký quốc tế được điều chỉnh bởi cả Hiệp định lẫn Nghị định thư
Các khoản phí cho thời hạn 10 năm
|
Đồng Thụy Sỹ
|
3.1 Phí cơ bản
|
|
3.1.1 Nhãn hiệu không màu
|
653
|
3.1.2 Nhãn hiệu có màu
|
903
|
3.2 Phí bổ sung cho mỗi nhóm từ sau nhóm thứ 3 trở đi
|
100
|
3.3 Phí bổ sung cho việc chỉ định của mỗi quốc gia được chỉ định mà không phải trả phí cá nhân (xem 3.4, bên dưới)
|
100
|
3.4 Lệ phí cá nhân để chỉ định mỗi quốc gia được chỉ định về khoản phí cá nhân được trả, trừ khi quốc gia được chỉ định là một thành viên của Hiệp định và cơ quan xuất xứ là cơ quan của một quốc gia bị ràng buộc theo Thỏa thuận (đối với Bên ký kết đó, phỉa trả một khoản phí bổ sung) số tiền phí cá nhân được cố định bởi mỗi quốc gia có liên quan.
|
|
Vui lòng xem ví dụ dưới đây minh họa tính toán phí áp dụng cho các đơn quốc tế theo một trong 2 tình huống nêu trên tương ứng:
Ví dụ 1: Đơn quốc tế nhãn hiệu A (màu) nhóm 03 có xuất xứ từ Việt Nam chỉ định bảo hộ ở 7 quốc gia / lãnh thổ: Úc, Bahrain, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ, Hàn Quốc (các quốc gia này là các bên chỉ tham gia Hiệp đinh Madrid)
Mô tả
|
Đồng Thụy Sỹ
|
1. Phí cơ bản
|
903
|
2. Phí cá nhân phải trả ở Australia
|
263
|
3. Phí cá nhân phải trả ở Bahrain
|
1710
|
4. Phí cá nhân phải trả ở Liên Minh Châu Âu
|
897
|
5. Phí cá nhân phải trả ở Nhật Bản
|
377
|
6. Phí cá nhân phải trả ở Hàn Quốc
|
233
|
7. Phí cá nhân phải trả ở Singapore
|
242
|
8. Phí cá nhân phải trả ở Mỹ
|
388
|
Total
|
4,744
|
Ví dụ 2: Đơn quốc tế nhãn hiệu A (màu) nhóm 03 có xuất xứ từ Việt Nam chỉ định bảo hộ ở 7 quốc gia: Bulgaria, Trung Quốc, Cuba, Ý, Kyrgyzstan, Swaziland và Tajikistan (các quốc gia này đều là thành viên của cả Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid)
Mô tả
|
Swiss Francs
|
1.Phí cơ bản
|
903
|
2. Phí bổ sung cho việc chỉ định từng quốc gia được chỉ định: 7 quốc gia x 100 CHF
|
700
|
Total
|
1,603
|
Dưới đây là một số thương hiệu được đại diện bởi Bross & Partners
Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers và Asian Legal Business (ALB). Trong suốt 10 năm qua, Bross & Partners đã tư vấn và đại diện đăng ký thành công hàng trăm nhãn hiệu cho khách hàng Việt Nam và nước ngoài, trong đó có cả việc sử dụng hiệu quả Hệ thống bảo hộ thương hiệu toàn cầu (Hệ thống Madrid). Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ vinh@bross.vn hoặc điện thoại 0903 287 057.
[1] Madrid với tư cách là thành viên tổ chức từ 1/10/2004 nên chỉ cần chỉ định European Union trong đơn quốc tế là có cơ hội được bảo hộ ở 28 quốc gia thành viên của European Union
[2] OAPI là tên tiếng Anh của tổ chức SHTT Châu Phi có trụ sở tại Yaoundé, Cameroon, được hình thành từ Hiệp định Bangui ngày 2/3/1977 và Hiệp định này đã sửa đổi năm 1999. Hiện tại, OAPI có tổng cộng 17 thành viên, cụ thể gồm: Benin, Burkina Faso, Cameroon, Central African Republic, Chad, Comoros, Congo Brazzaville, Côte d'Ivoire, Equatorial Guinea, Gabon, Guinea, Guinea-Bissau, Mali, Mauritania, Niger, Senegal and Togo. Vì OAPI đã tham gia Nghị định thư Protocol với tư cách là thành viên tổ chức (tương tự như European Union) từ ngày 5/3/2015 nên chỉ cần chỉ định OAPI trong đơn quốc tế là có cơ hội được bảo hộ ở 17 quốc gia thành viên của OAPI.
[3] Doanh nghiệp FDI được thành lập tại Việt Nam hoặc các công ty Việt Nam có vốn một phần hoặc toàn bộ sở hữu của cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài đều được coi là tổ chức Việt Nam.
|