Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Giành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu) nhanh ở Nhật Bản chỉ trong 6 tháng thông qua thủ tục xét nghiệm tăng tốc
(Ngày đăng: 2022-12-19)

Giành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu) nhanh ở Nhật Bản

 chỉ trong 6 tháng thông qua thủ tục xét nghiệm tăng tốc

 

Luật sư Lê Quang VinhBross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Tốc độ xét nghiệm đơn nhãn hiệu (thương hiệu) ở Nhật Bản có lẽ được xem là nhanh hàng đầu thế giới.[1] Dưới đây Bross & Partners giới thiệu nhanh thực tiễn xét nghiệm nhanh và xét nghiệm tăng tốc nhãn hiệu ở Nhật Bản giúp các Doanh nghiệp có nhu cầu có thể tận dụng cơ chế xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ở Nhật Bản siêu nhanh chỉ trong vòng 6 tháng.

 

1. Xét nghiệm nhanh và xét nghiệm tăng tốc đơn nhãn hiệu ở Nhật Bản

 

Khác biệt với thủ tục xét nghiệm nhãn hiệu theo thủ tục thông thường nêu ở mục 2 dưới đây, Cơ quan sáng chế Nhật Bản (JPO) đang áp dụng và triển khai 2 cơ chế xét nghiệm nhanh đơn đăng ký nhãn hiệu. Cơ chế thứ nhất gọi là xét nghiệm nhanh (fast track examination) và cơ chế thứ 2 gọi là xét nghiệm tăng tốc (accelerated examination).[2]

 

Xét nghiệm nhanh là cơ chế vận hành bởi JPO cho phép thúc đẩy việc bắt đầu xét nghiệm (thẩm định) làm rút ngắn 2 tháng so với xét nghiệm thông thường nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định. Xét nghiệm nhanh chỉ áp dụng cho các đơn đăng ký nhãn hiệu trong đó hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu xin đăng ký phải có sẵn trong danh mục hàng hóa, dịch vụ được công bố bởi JPO, cụ thể gồm một trong ba nguồn chính: (a) hướng dẫn xét nghiệm đối với hàng hóa, dịch vụ tương tự, (b) quy chế thực thi đạo luật nhãn hiệu, hoặc (c) phân loại hàng hóa, dịch vụ theo thỏa ước Nice (Nice classification)

 

Xét nghiệm tăng tốc có nghĩa là cơ chế của JPO áp dụng cho cả thủ tục thẩm định đơn đăng ký và thủ tục giải quyết khiếu nại, tranh chấp nhãn hiệu với điều kiện có yêu cầu của người nộp đơn (người khiếu nại) và cùng lúc đáp ứng cả hai điều kiện sau: (a) nhãn hiệu là đối tượng của đơn xin đăng ký đã được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ xin đăng ký, hoặc nhãn hiệu là đối tượng của đơn xin đăng ký gần như được chuẩn bị đưa ra thị trường ngayy lập tức; và (b) hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của đơn đăng ký nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định sẵn thuộc bản Hướng dẫn xét nghiệm đối với hàng hóa, dịch vụ tương tự

 


Tiêu chí so sánh

Xét nghiệm nhanh

Xét nghiệm tăng tốc[3]

Thông báo xét nghiệm lần đầu

(First Office Action)

Ngắn hơn khoảng 2 tháng so với xét nghiệm thông thường (regular examination). Tính ra trung bình chỉ mất khoảng 6 tháng để nhận được thông báo xét nghiệm lần đầu

Trung bình chỉ mất 1.8 tháng kể từ thời điểm nộp yêu cầu xét nghiệm tăng tốc

Có phải nộp yêu cầu không?

Không cần thiết

Bắt buộc

Điều kiện áp dụng

Hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của đơn đăng ký nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định sẵn thuộc bản Hướng dẫn xét nghiệm đối với hàng hóa, dịch vụ tương tự

Phải đáp ứng cả 2 điều kiện:

1.     nhãn hiệu là đối tượng của đơn xin đăng ký đã được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ xin đăng ký

2.     Hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của đơn đăng ký nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định sẵn thuộc bản Hướng dẫn xét nghiệm đối với hàng hóa, dịch vụ tương tự

 

Bross & Partners có kinh nghiệm hỗ trợ thành công cho người nộp đơn giành được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Ebisumo & hình ở nhóm 35 tại JPO (cấp ngày 20/01/2017) chỉ trong vòng 6 tháng tính từ ngày nộp đơn (26/07/2016) sau khi nộp yêu cầu thẩm định tăng tốc cho JPO như hình đăng ký Nhật Bản số 5914915 dưới đây:

 

 TextDescription automatically generated

 

2. Xét nghiệm đơn đăng ký nhãn hiệu theo thủ tục thông thường

 

Theo báo cáo năm 2019 (2019 Annual Report)[4] của Cơ quan sáng chế Nhật Bản (JPO) ban hành ngày 12/7/2019, năm 2018 có tổng cộng 184,483 đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp cho JPO trong đó chỉ có 17,802 đơn đăng ký quốc tế qua Hệ thống Madrid chỉ định Nhật Bản. So với con số 190,939 đơn nhãn hiệu nộp năm 2017 số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu năm 2018 giảm nhẹ khoảng 4%. Xem nhanh bảng thống kê theo năm của JPO dưới đây: 

 

Chart, bar chartDescription automatically generated

Lượng đơn của người nước ngoài chiếm khoảng 21,4% với 39,209 đơn trong đó tập trung vào 4 quốc tịch nước ngoài chiếm số lượng đơn lớn nhất đến từ Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc, trong đó Trung Quốc vươn lên là quốc gia có số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nhiều nhất tại Nhật Bản với trên 10,000 đơn.

Chart, line chartDescription automatically generated

Như vậy theo thống kê của JPO thời gian trung bình tính từ thời điểm đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp cho đến khi nhận được thông báo xét nghiệm lần đầu (first office action) là 6.3 tháng áp dụng cho chu kỳ thống kê năm 2017. Tính theo chu kỳ của năm 2018 thời gian này tăng lên 7.9 tháng tính trung bình làm cho thời hạn chờ thẩm định trung bình cho đến khi cấp văn bằng bảo hộ là 9.3 tháng.

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) năm 2021 bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và nước ngoài.

Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 

 



[1] Để so sánh, thông báo thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu ở các quốc gia thường được ban hành trong khoảng từ 12 đến 24 tháng tính từ ngày nộp đơn hoặc có thể lâu hơn. Ở Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau, thực tiễn cho thấy người nộp đơn thường phải chờ khoảng 22-24 tháng mới nhận được thông báo xét nghiệm nội dung mặc dù thời hạn theo quy định của Luật SHTT chỉ khoảng 12 tháng.

[3] Theo thống kế của JPO chỉ riêng năm 2017 đã có 3.441 đơn đăng ký nhãn hiệu tăng tốc được nộp cho JPO so với con số 1503 yêu cầu xét nghiệm tăng tốc được nộp trong năm 2011.

 

Bookmark and Share
Relatednews
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go