Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Giới thiệu vài nét về ban giải quyết tranh chấp nhãn hiệu Trung Quốc
(Ngày đăng: 2019-09-25)

GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ BAN GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP NHÃN HIỆU TRUNG QUỐC

 

Giới thiệu chung

 

Ban giải quyết tranh chấp nhãn hiệu của Trung Quốc, tên tiếng Anh là Trademark Review and Adjudication Board (“TRAB”) là một cơ quan trực thuộc Bộ Công thương Trung Quốc và hoàn toàn độc lập với Cơ quan nhãn hiệu của Trung Quốc (“CTMO”) - Cơ quan chịu trách nhiệm xét nghiệm và cấp bảo hộ đơn đăng ký nhãn hiệu tại lãnh thổ Trung Quốc.

 

Theo thống kê của Trung Quốc, riêng trong năm 2009 TRAB đã xử lý tổng cộng 37,002 hồ sơ khiếu nại trong đó có 28,594 đơn khiếu nại liên quan đến từ chối bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, do số lượng đơn khiếu nại và đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực quá lớn và có xu hướng ngày càng tăng nên thông thường phải mất từ 24 đến 36 tháng TRAB mới có thể ban hành quyết định giải quyết các đơn khiếu nại/tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu.

 

Cần lưu ý rằng quyết định giải quyết khiếu nại bởi TRAB không phải là chung thẩm. Trái lại, các bên liên quan, nếu không đồng ý với ý kiến của TRAB, có quyền nộp đơn khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản giải quyết vụ việc bởi TRAB.

 

Các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của TRAB

 

Theo Quy chế hướng dẫn thi hành luật này và Bản quy tắc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu được ban hành ngày 17/09/2002 của Bộ Công thương Trung Quốc (“Bản Quy Tắc”) hướng dẫn Luật nhãn hiệu Trung Quốc 2001 đã sửa đổi năm 2013, TRAB có thẩm quyền thụ lý giải quyết các vụ việc sau:

 

  1. Các vụ việc yêu cầu xem xét lại đơn đăng ký nhãn hiệu theo điều 32 vì người nộp đơn không đồng ý quyết định ban hành bởi CTMO về việc từ chối bảo hộ đơn đăng ký nhãn hiệu; hoặc/và
  2. Các vụ việc yêu cầu xem xét lại đơn đăng ký nhãn hiệu theo điều 33 vì các bên liên quan không đồng ý quyết định ban hành bởi CTMO về việc từ chối bảo hộ đơn đăng ký nhãn hiệu dựa trên cơ sở phản đối bởi bên thứ 3; hoặc/và
  3. Các vụ việc yêu cầu xem xét lại theo điều 49 đơn đăng ký nhãn hiệu vì các bên liên quan không đồng ý với quyết định hủy bỏ hiệu lực được ban hành bởi CTMO dựa trên các điều 41.1, 44 và 45; hoặc/và
  4. Các vụ việc yêu cầu hủy bỏ hiệu lực các nhãn hiệu đã đăng ký theo điều 41 của Luật nhãn hiệu Trung Quốc.

 

Sơ lược về thủ tục và trình tự giải quyết đơn bởi TRAB

 

Nếu người nộp đơn trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu của người này bị từ chối bảo hộ bởi CTMO hoặc các bên liên quan trong trường hợp một quyết định giải quyết phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu được ban hành bởi CTMO không đồng ý với quan điểm của CTMO thì có quyền nộp đơn khiếu nại cho TRAB trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo/quyết định từ CTMO.

 

TRAB phải xét xử các tranh chấp nhãn hiệu bằng văn bản trên cơ sở bằng chứng của các bên và phải tuân theo luật hiện hành, các bên tham gia vụ việc đều có quyền bình đẳng như nhau và mọi bằng chứng, căn cứ, lập luận đều phải được thể hiện bằng văn bản.

 

Theo điều 23 & 24 của Bản Quy Tắc, các bên đều có quyền bổ sung tài liệu bằng chứng nhưng việc bổ sung đó phải không muộn hơn 3 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ hủy đối với nguyên đơn hoặc thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị đơn nhận được văn bản từ TRAB thông báo có yêu cầu hủy nhãn hiệu của nguyên đơn.

 

Tùy theo tính chất phức tạp của vụ việc, TRAB có thể lập một hội đồng xét xử chỉ gồm 1 hoặc 3 chuyên gia trở lên, có quyền hạn như nhau, và trong một số trường hợp, hội đồng này có thể nhiều hơn 3 chuyên gia. Việc lập hội đồng này sẽ được thông báo cho các bên liên quan. Điều 45 của Bản Quy Tắc cũng lưu ý việc xét xử có thể được mở công khai theo yêu cầu của bên liên quan hoặc tùy theo tình tiết của vụ việc.

 

Quy tắc về chứng cứ được quy định tại Chương V, trong đó quy định chứng cứ gồm văn bản, tài liệu, ấn phẩm nghe nhìn, bằng chứng bằng miệng của nhân chứng, tuyên bố/lập luận và đánh giá kết luận của các bên. Một số bằng chứng được coi là hiển nhiên không cần chứng minh như sự việc đã biết rộng rãi, sự kiện được suy luận từ quy luật, sự việc đã được chứng minh theo luật, sự kiện được suy luận từ kinh nghiệm hoặc quy luật của cuộc sống hàng ngày (điều 75).

 

Mọi bằng chứng bằng văn bản đều phải là bản gốc, trường hợp không cung cấp bản gốc thì phải cung cấp bản sao có chứng thực sao y từ bản chính. Các tài liệu cung cấp bằng tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Trung khi nộp cho TRAB mới được coi là hợp lệ (điều 82)

  

Theo điều 95 của Bản Quy Tắc, TRAB sẽ đánh giá hiệu lực của các bằng chứng bằng văn bản theo nguyên tắc sau: (i) tài liệu/văn kiện của các cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền khác tùy theo chức năng và thẩm quyền sẽ có giá trị ưu thế, (ii) kết luận đánh giá, tài liệu lưu trữ và các bằng chứng tài liệu được công chứng sẽ chiếm ưu thế hơn so với các chứng cứ khác, (iii) tài liệu gốc được ưu tiên hơn bản sao.

 

Như vậy, toàn bộ quá trình xét xử của TRAB mang bản chất là một khiếu nại (khiếu kiện) hành chính và phán quyết của TRAB mang tính chất một quyết định hành chính (tương tự như luật Việt Nam) và tất nhiên nó vẫn có thể tiếp tục là đối tượng xét xử tại hệ thống tòa án. 

 

Theo kinh nghiệm của chúng tôi khi đại diện pháp lý cho các công ty Việt Nam, chẳng hạn như Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên kiện hủy bỏ hiệu lực đối với nhãn hiệu “G7 Coffee Highland Caphe & hình”/Đăng ký Trung Quốc số 6840467 của Gian Tu Hai, quá trình giải quyết vụ việc này bởi TRAB có thể được tóm lược như sau:

 

 

STT

Mô tả diễn biến vụ việc

Thời gian

1

Thụ lý hồ sơ bởi TRAB được nôp bởi Nguyên đơn

6 tháng

kể từ ngày nộp

2

TRAB chuẩn bị và gửi hồ sơ yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu cho Bị đơn

1 tháng

Yêu cầu Bị đơn giải trình

1-4 tháng

TRAB chuẩn bị và gửi trả lời và tài liệu kèm theo nộp bởi Bị đơn cho Nguyên đơn

1-2 tháng

3

TRAB chuẩn bị và gửi thông báo cho phép các bên thay đổi chứng cứ (nếu có)

1 tháng

Nguyên đơn trả lời thông báo thay đổi chứng cứ

1 tháng

TRAB gửi tài liệu trả lời thông báo thay đổi chứng cứ cho Bị đơn

1 tháng

4

Một hội đồng xét xử được lập bởi TRAB sẽ tiến hành thẩm định và đánh giá toàn diện hồ sơ đã nhận được bởi các bên, bao gồm cả các hồ sơ bổ sung hoặc/và thay đổi chứng cứ  

18 tháng

5

Ra phán quyết

1-2 tháng

 

 

Bookmark and Share
Relatednews
Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam, UK, Mỹ, EU và Trung Quốc
Cấp quyền nhân vật (merchandising rights) và các khía cạnh pháp lý cần lưu ý cho bên cấp quyền và bên nhận quyền
So sánh Đăng bạ chính (Principal Register) và Đăng bạ phụ (Supplemental Register) khi đăng ký nhãn hiệu ở USPTO
10 Key Changes in Enforcing Patent, Design, Trademark Rights via Administravive Measure under Revised Decree 99/2013/NĐ-CP
Qatar tham gia Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Thương hiệu giả mạo “Phở Thìn 13 Lò Đúc” bị hủy bỏ hiệu lực ở Hàn Quốc
10 thay đổi lớn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.