Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
HIỂU TỔNG QUAN VỀ LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM CHỈ TRONG 10 PHÚT
(Ngày đăng: 2018-09-04)

Việt Nam hiện là thành viên của hầu hết các công ước hoặc hiệp ước đa phương về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sáng chế, nhãn hiệu, giống cây trồng mới và quyền tác giả, ví dụ như Công ước Paris, Thỏa ước Marid và Nghị định thư Marid, Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế (PCT), Công ước Berne, Công ước Rome, Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs).

Pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam nhìn chung được thừa nhận là đã tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn chung của thế giới, nhưng tính hiệu quả của việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế vẫn còn rất nhiều hạn chế.

 

Bằng độc quyền Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp

Bất kỳ giải pháp kỹ thuật thuộc một trong ba loại: chất, sản phẩm hoặc quy trình mà có khả năng giải quyết một vấn đề kỹ thuật cụ thể bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, dù dưới dạng đơn sáng chế quốc tế (đơn PCT) hay đơn đăng ký thông thường, đều có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế với thời hạn bảo hộ là hai mươi năm năm nếu nó đáp ứng 3 điều kiện: có tính mới, trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Trường hợp đơn sáng chế không có trình độ sáng tạo thì nóvẫn có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa bằng độc quyền giải pháp hữu ích (đối tượng bảo hộ tương đương với mẫu hữu ích, bằng sáng chế mini) với giá trị hiệu lực là mười năm.

Một dạng bằng độc quyền khác cũng có thể được cấp cho hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, là bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp với điều kiện nó đó phải đáp ứng các tiêu chí: có tính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực có hiệu lực từ ngày cấp đến hết năm năm tính từ ngày nộp đơn nhưng có thể gia hạn thêm 2 lần, mỗi lần 5 năm.

Người nộp đơn muốn đăng ký sáng chế của mình ở Việt Nam có thể sử dụng con đường quốc gia (ví dụ như bằng cách nộp đơn đăng ký sáng chế có kèm yêu cầu hưởng ngày ưu tiên theo Công ước Paris trong thời gian 12 tháng) hoặc con đường quốc tế (ví dụ đi vào giai đoạn quốc gia dựa trên đơn PCT có chỉ định Việt Nam trong vòng 31 tháng kể từ ngày ưu tiên sớm nhất). Trường hợp có nhu cầu bảo hộ sáng chế tại nhiều quốc gia bao gồm cả việc mở rộng vào Việt Nam, người nộp đơn thường ưa chuộng phương thức bảo hộ sáng chế dựa trên PCT.

Đối với kiểu dáng công nghiệp, Việt Nam vẫn chưa tham gia Thỏa ước Hague về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp vì vậy cách duy nhất là phải nộp đơn trực tiếp với Cục Sở hữu trí tuệ (NOIP) thông qua một đại diện sở hữu trí tuệ địa phương.

Ngoại trừ trường hợp đơn PCT được yêu cầu vào pha quốc gia của Việt Nam sớm, việc thẩm định hình thức sẽ chỉ được thực hiện kể từ tháng thứ 32 trở đi tính từ ngày ưu tiên sớm nhất. Tất cả các đơn sáng chế, dù là đơn PCT hay đơn thông thườn, sẽ được thẩm định hình thức trong vòng 01 tháng trước khi được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn hoặc trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.

Người nộp đơn có thể nộp trễ yêu cầu thẩm định nội dung cho đến tháng thứ 42 (hoặc tháng thứ 36 đối với đơn đăng ký giải pháp hữu ích) kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất. Trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung. Trường hợp thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ được ban hành thì nghĩa là phí, lệ phí cấp văn bằng bảo hộ và phí duy trì hiệu lực cho năm đầu tiên phải được nộp trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra thông báo, dựa trên cơ sở đó bằng độc quyền sáng chế sẽ được cấp trong khoảng 1-3 tháng sau đó.

Để duy trì hiệu lực bằng độc quyềnsáng chế, chủ sở hữu phải nộp phí duy trì hiệu lực hàng năm, theo đó về lý thuyết thời hạn để nộp phí duy trì là trong vòng 06 tháng trước ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực liền trước, và phí duy trì hiệu lực có thể được chấp nhận nộp muộn hơn thời hạn quy định trên đây, nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực nhưng phải nộp thêm lệ phí phạt nộp muộn cho mỗi tháng.

Tuy nhiên, trong thực tế tại thời điểm đưa ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, để thuận tiện hơn Cục SHTT thường yêu cầu chủ sở hữu phải trả phí duy trì hiệu lực luôn cho năm thứ nhất. Trên cơ sở nhận được phí duy trì hiệu lực năm đầu tiên, Cục SHTT sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ (quyết định này được lưu giữ nội bộ và không bao giờ được gửi cho chủ sở hữu) dẫn đến ngày ra quyết định (còn được gọi là ngày cấp) sẽ được ghi trên văn bằng bảo hộ sáng chế. Và sau đó, hạn nộp phí duy trì hiệu lực từ năm thứ 2 trở đi sẽ được xác định cố định là từ ngày cấp.

 

Nhãn hiệu

Dấu hiệu có khả năng đăng ký nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc, và không được tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước cũng như không gâyhiểu sai lệch hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. Các nhãn hiệu chỉ được thể hiện bằng ký tự Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc không phải ký tự La tinh, nhìn chung không được bảo hộ trong khi các nhãn hiệu phi truyền thống khác như nhãn hiệu ba chiều, nhãn hiệu vị trí, nhãn hiệu chuỗi (series mark), nhãn hiệu dạng bài trí thương mại (get-up) có thể được bảo hộtrong một số trường hợp hạn chế. Các loại nhãn hiệu đặc biệt khác cũng có thể được đăng ký với điều kiện chúng phải đáp ứng các tiêu chí bảo hộ cụ thể tương ứng ví dụ như nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết hoặc,nhãn hiệu bảo vệ.

Bất kỳ người nộp đơn cá nhân hoặc pháp nhân đều có thể yêu cầu bảo hộ bằng con đường quốc tế (hệ thống Madrid) hoặc con đường quốc gia (nộp đơn trực tiếp thông qua một đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam).

Để được bảo hộ, nhãn hiệu xin đăng ký phải có khả năng tự phân biệt và có khả năng phân biệt hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu xin đăng ký với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác, điều đó có nghĩa là Việt Nam áp dụng cả căn cứ từ chối tuyệt đối và căn cứ từ chối tương đối trong quá trình thẩm định nhãn hiệu.

Là một nước theo hệ thống luật dân sự, Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên để thiết lập quyền đối với nhãn hiệu, theo đó văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những nhãn hiệu xin đăng ký trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau.

Một đơn xin đăng ký nhãn hiệu có thể được phép chứa nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ trong đó người nộp đơn có thể đưa vào một hoặc một số hàng hóa/dịch vụ thuộc một hoặc nhiều hơn một nhóm theo Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice lần thứ 11. Đơn đăng ký nhãn hiệu thường phải trải qua 4 giai đoạn như thẩm định hình thức trong vòng 1 tháng, đăng công báo đơn đăng ký đã được chấp nhận hợp lệ để bên thứ ba có thể phản đối, thẩm định nội dung trong vòng 9 tháng kể từ ngày đăng công báo và cuối cùng là cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Về lý thuyết, phải mất 12 tháng để nhận được Giấy chứng nhận nhưng trên thực tế do số lượng đơn tồn đọng hiện tại của NOIP và năng lực xét nghiệm còn hạn chế nên thời hạn nàycó thể bị kéo dài thêm 4-8 tháng.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực với thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn không giới hạn số lần trong vòng 6 tháng trước ngày hết hạn, mỗi lẫn trong 10 năm. Có thể nộp đơn yêu cầu gia hạn muộn trong thời gian cho phép là 6 tháng sau ngày hết hạn và phải thanh toán khoản phụ thu trong khoảng thời gian nộp muộn. Không có quy định nào về việc yêu cầu gia hạn sớm, tuy nhiên từ kinh nghiệm của chúng tôi, việc yêu cầu gia hạn sớm, ví dụ: 01 năm trước ngày đến hạn, vẫn có thể được chấp nhận bởi NOIP mà không làm ảnh hưởng tới thời hạn bảo hộ. Mặc dù không yêu cầu phải có bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký làmđiều kiện tiên quyết cho mỗi lần gia hạn, nhưng cần lưu ý rằng người đăng ký nhãn hiệu nên đưa nhãn hiệu của mình vào sử dụng trong thương mại, nếu không nhãn hiệu đó có thể bị mất hiệu lực vì yêu cầu chấm dứt hiệu lực vì lý do không sử dụng 5 năm liên tục bởi bên thứ ba.

 

Quyền tác giả và Quyền liên quan

Nhìn chung, tất cả các tác phẩm văn học nghệ thuật được quy định trong Công ước Berne đều có thể được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện nhất định, đó là tác phẩm được tạo ra và định hình dưới một hình thức vật chất nhất định có tính nguyên gốc.

Các tác phẩm văn học và nghệ thuật được bảo hộ bao gồm các tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác, các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu, ... Trong khi các buổi biểu diễn, bản ghi âm và ghi hình, chương trình  phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được bảo hộ dưới dạng quyền liên quan đến quyền tác giả với điều kiện chúng được định hình hoặc thể hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học trong khi chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định của pháp luật như quyền làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Để xác lập quyền sở hữu quyền tác giả, Luật Sở hữu trí tuệ quy định rằng bất kỳ tổ chức nào giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả (người thuộc tổ chức đó) thì tổ chức đó sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả, nắm giữ các quyền tài sản như đã đề cập ở trên và thêm một quyền nhân thân khác là quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp mà các tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng với tác giả (thường được gọi là hợp đồng giao việc) để sáng tạo tác phẩm, thì các tổ chức, cá nhân giao việc đó sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Tương tự như vậy, đối với các quyền liên quan, các tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian và đầu tư tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để biểu diễn hoặc sản xuất bản ghi âm, ghi hình sẽ là chủ sở hữu buổi biểu diễn hoặc bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Đối với các chương trình phát sóng, quyền sở hữu sẽ thuộc về tổ chức phát sóng nếu như không có thoả thuận ngược lại.

Về thời hạn bảo hộ, các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trường hợp các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. Bất kỳ tác phẩm nào không được quy định ở đoạn trên sẽ có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết..

Do cả quyền tác giả và quyền liên quan được xác lập tại thời điểm tác phẩm hoặc các đối tượng của quyền liên quan được tạo ra và được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định bất kể nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện và ngôn ngữ nào và bất kể các tác phẩm đó đã được công bố hoặc đăng ký hay chưa, do đó bất kỳ bên liên quan nào có thể khởi kiện trước Toà án mà không nhất thiết phải có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc quyền liên quan. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả hoặc quyền liên quan có thể giúp người đăng ký được giải phóng khỏi nghĩa vụ chứng minh mình là chủ sở hữuquyền tác giả đối với tác phẩm là đối tượng của vụ kiện.

Các tình huống sử dụng không xâm phạm quyền tác giả hoặc đôi khi còn được gọi là sử dụng hợp lý (fair use) mang bản chất là giới hạn phạm vi độc quyền đối vởi chủ sở hữu quyền tác giả nhưng phải đảm bảo rằng người thực hiện hành vi sử dụng đó không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Các tình huống sử dụng không xâm phạm quyền tác giả bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các trường hợp quy định tại Điểm (a) và (đ) nêu trên sẽ không được áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính.

 

Bảo vệ, Thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Để chống lại hành vi giả mạo, sao chép lậu, xâm phạm sáng chế, nhãn hiệu hoặc quyền tác giả, tùy theo quy mô, phạm vi và giá trị của hàng hóa xâm phạm bị phát hiện hoặc bắt giữ, chủ thể quyền có thể yêu cầu một trong các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ như cảnh sát kinh tế, cơ quan quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành khoa học vàcông nghệ, UBND các cấp và Tòa án nhân dân các cấp xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hình sự, hành chính hoặc khởi kiện dân sự.

Nhiều chủ thể quyền nước ngoài hết sức ngạc nhiên khi biết một thực tế là có đến hơn 90% các vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ được giải quyết hàng năm thông qua biện pháp hành chính thay vì khởi kiện ở tòa án, trong đó mức phạt tối đa cho một vụ việc có thể lên đến 500.000.000 đồng (khoảng 23.000USD).

Về trách nhiệm hình sự, ngoài tội sản xuất, buôn bán hàng giả, có mức phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù (không nhất thiết và luôn luôn có liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ), hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên quy mô thương mại trong đó gồm xâm phạm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hoặc quyền tác giả/ quyền liên quan, nếu bị phát hiện thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị phạt tù đến 3 năm. Cũng cần lưu ý rằng hành vi xâm phạm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp ngay cả được thực hiện trên quy mô thương mại (on a commercial scale) đã được phi hình sự hóa theo Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi năm 2009.

Trường hợp chủ thể quyền nộp đơn khởi kiện ra toà án, ngoài yêu cầu chấm dứt vi phạm, chủ thể quyền còn có thể yêu cầu Toà án buộc bị đơn phải bồi thường thiệt hại về tinh thần và vật chất, trong đó thiệt hại về tinh thần tối đa là 50.000.000 đồng (khoảng 2.300USD ) và trường hợp không xác định được thiệt hại về vật chất thì tòa án có thể ấn định mức thiệt hại không quá 500.000.000 đồng (khoảng 23.000USD).

Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers, Asia IP và Asian Legal Business (ALB). Bross & Partners có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn sâu hỗ trợ khách hàng trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở Việt Nam và nước ngoài bao gồm cả Mỹ, EU, Canada, Trung Quốc, Thailand. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ vinh@bross.vn hoặc điện thoại 0903 287 057.

Bookmark and Share
Relatednews
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal
So sánh quy trình xét nghiệm nhãn hiệu ở Việt Nam và Trung Quốc

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go