Hệ quả pháp lý cần chú ý đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu (thương hiệu) theo hệ thống Madrid có nguồn gốc Việt Nam chỉ định Liên Minh Châu Âu sau khi Brexit phát sinh hiệu lực
Email to: vinh@bross.vn
265 nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam chỉ định EU
Vương quốc Anh (UK) là một trong số 28 thành viên thuộc Liên Minh Châu Âu (EU). Brexit có hiệu lực có nghĩa là UK chính thức tách khỏi EU[1] kể từ ngày có hiệu lực 31/01/2020. UK là thành viên của Hệ thống bảo hộ thương hiệu toàn cầu lớn nhất thế giới (Hệ thống Madrid)[2] từ 01/12/1995 trong khi EU cũng là thành viên của Hệ thống Madrid từ 01/10/2004.
Theo dữ liệu nhãn hiệu của Madrid Monitor tính đến 7/2/2020, có 195 nhãn hiệu (thương hiệu) của cá nhân, tổ chức Việt Nam nộp theo Hệ thống Madrid yêu cầu bảo hộ tại UK trong khi có tổng cộng 265 nhãn hiệu có nguồn gốc từ Việt Nam yêu cầu bảo hộ tại EU (xem danh sách ở phần cuối của hướng dẫn này). Trong số 265 nhãn hiệu này có 246 nhãn hiệu đã đăng ký, 11 nhãn hiệu pending và 8 nhãn hiệu không có hiệu lực. Vậy, số phận pháp lý của 265 nhãn hiệu này sẽ bị tác động như thế nào sau ngày 31/01/2020 sẽ được chúng tôi phân tích kỹ ở phần tiếp theo dưới đây.
Hệ quả pháp lý sau Brexit
Căn cứ nội dung hướng dẫn của Cơ quan sở hữu trí tuệ UK (IPO)[3], chủ các thương hiệu Việt Nam có nhãn hiệu dù đã đăng ký hoặc đang pending khi chỉ định EU cần lưu ý các vấn đề pháp lý sau Brexit:
-
Kể từ ngày 1/1/2021 trở đi, nhãn hiệu được bảo hộ ở EU (Europe Union trade mark or EU trade mark or EUTM) hoặc tên gọi cũ tính đến ngày 23/6/2016 là Nhãn hiệu Cộng Đồng (Community Trade Mark) sẽ không được bảo hộ tại UK nữa vì UK thiết lập hệ thống bảo hộ “Nhãn hiệu UK tương đương” (comparable UK trademark) dành cho các chủ thể quyền có nhãn hiệu EUTM đang tồn tại
-
Nếu bạn đang có đơn nhãn hiệu pending (chưa được bảo hộ) chỉ định EU, tốt nhất là bạn nên nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu UK tương đương trong vòng 9 tháng sau bắt đầu từ 01/01/2021 để bạn có thể giữ được ngày ưu tiên của đơn EUTM đang pending đó
-
Hệ thống Nhãn hiệu UK tương đương được tạo ra sau ngày 01/01/2021 bởi IPO không yêu cầu bạn phải trả tiền cũng như hầu như không làm bạn mất tý công sức nào nhưng bạn sẽ không nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu UK tương đương trừ việc bạn có thể tra cứu thông tin nhãn hiệu UK tương đương trên GOV.UK.
-
5 lợi ích được tạo ra từ Nhãn hiệu UK tương đương dành cho tất cả chủ thể quyền nhãn hiệu EUTM đã đăng ký gồm:
-
Quyền nhãn hiệu được ghi nhận trên đăng bạ của UK
-
Có hiệu lực pháp lý như thể bạn đã nộp đơn và được cấp bảo hộ theo luật của UK
-
Giữ nguyên ngày nộp đơn ban đầu của EUTM
-
Giữ nguyên ngày ưu tiên hoặc ngày siêu ưu tiên (tạm dịch từ “seniority date”)
-
Trở thành nhãn hiệu UK độc lập mà có thể bị hủy bỏ, chuyển nhượng, li-xăng hoặc gia hạn độc lập với nhãn hiệu EUTM ban đầu
-
Trường hợp nhãn hiệu EUTM của bạn vẫn còn pending đến ngày 01/01/2021 thì bạn có thể làm những công việc sau:
-
Nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu UK tương đương trong vòng 9 tháng sau ngày 01/01/2021
-
Giữ ngày ưu tiên sớm nhất của đơn EUTM pending
-
Đòi ngày ưu tiên quốc tế mà bạn đang có ở đơn EUTM pending cùng với bất kỳ siêu quyền ưu tiên UK nào đã được ghi nhận
Tuy nhiên đơn đăng ký Nhãn hiệu UK tương đương phải giống (trùng) với nhãn hiệu thuộc đơn pending EUTM và phải yêu cầu bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ mà trùng hoặc nằm trong phạm vi đã yêu cầu bảo hộ ở đơn EUTM pending đó. Nếu các điều kiện này không được thỏa mãn thì bạn không thể đòi ngày ưu tiên dựa trên ngày nộp đơn EUTM hoặc ngày ưu tiên của nó
Danh sách 265 nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam chỉ định EU
Bross & Partners rất giàu kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng đăng ký thành công nhãn hiệu ở hàng trăm quốc gia trên thế giới, trong đó gồm UK, Iceland, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Ấn Độ,…Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ vinh@bross.vn hoặc điện thoại 0903 287 057, 84-4-3555 3466
Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers, Asia IP và Asian Legal Business (ALB). Với nhiều năm kinh nghiệm nổi bật và năng lực chuyên môn sâu khác biệt, Bross & Partners có thể giúp khách hàng bảo vệ hoặc tự vệ một cách hiệu quả trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở Việt Nam và nước ngoài liên quan đến bản quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu/thương hiệu và tên miền internet.