Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Kiểm soát an ninh sáng chế trước khi đăng ký ra nước ngoài
(Ngày đăng: 2023-10-04)

Kiểm soát an ninh sáng chế trước khi đăng ký ra nước ngoài

 

Luật sư Lê Quang VinhBross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Sáng chế của chủ đơn Việt Nam nộp ra nước ngoài nếu không tuân thủ quy tắc kiểm soát an ninh sáng chế sẽ bị từ chối chấp nhận hợp lệ hoặc bị từ chối cấp bảo hộ theo Điều 89a, Điều 109 và Điều 117 Luật sở hữu trí tuệ 2022. Bross & Partners giới thiệu quy tắc kiểm soát an ninh đối với đơn đăng ký sáng chế hoặc giải pháp hữu ích (gọi chung là “sáng chế”) đăng ký ra nước ngoài theo Nghị định 65/2023.

 

Xác định sáng chế tác động đến lĩnh vực an ninh, quốc phòng

 

Điều 89ª Luật SHTT 2022 quy định chỉ kiểm soát an ninh đối với sáng chế dự định nộp ra nước ngoài có tác động đến lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Theo Phụ lục VII Nghị định 65, sáng chế có tác động đến lĩnh vực an ninh, quốc phòng gồm sáng chế liên quan đến vũ khí; vật liệu nổ; trang thiết bị quân sự; thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động tình báo, điều tra tội phạm; công cụ, phương tiện, thiết bị sử dụng liên quan đến an ninh, trật tự. Cũng cần lưu ý là Việt Nam cũng chỉ kiểm soát an ninh đối với sáng chế được tạo ra tại Việt Nam thuộc quyền đăng ký của cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam (trường hợp quyền đăng ký sáng chế thuộc về tổ chức thì tổ chức này là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam).

 

Việc kiểm soát an ninh sáng chế phải được thực hiện trước khi Cục SHTT công bố đơn đăng ký sáng chế (đơn đăng ký gốc nộp ở Cục SHTT) mà đơn đó là đối tượng của đơn đăng ký sáng chế ra nước ngoài dưới dạng đơn Công ước hoặc đơn PCT.[1]

 

Trong thời hạn 1 tháng từ khi nhận thông báo bằng văn bản của chủ đơn về dự định nộp đơn đăng ký sáng chế ra nước ngoài dưới dạng đơn Công ước hoặc đơn PCT, Cục SHTT chỉ tạm dừng thẩm định đơn đăng ký sáng chế gốc nếu có cơ sở nghi ngờ rằng giải pháp kỹ thuật trong đơn sáng chế này thuộc lĩnh vực kỹ thuật có tác động đến an ninh, quốc phòng.

 

Trường hợp đơn sáng chế gốc bị tạm dừng thẩm định, Cục SHTT sẽ gửi văn bản cho cơ quan được chỉ định thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để các cơ quan này xác định sáng chế gốc có tác động đến an ninh, quốc phòng nêu trên hay không trong thời hạn 3 tháng. Đồng thời, trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi Cục SHTT gửi văn bản cho cơ quan được chỉ định thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Cục SHTT có trách nhiệm gửi thông báo cho chủ đơn về việc tạm dừng thẩm định đơn đăng ký sáng chế gốc để kiểm soát an ninh.

 

Xử lý đơn sáng chế bị coi là tác động đến quốc phòng, an ninh

 

Trường hợp cơ quan được chỉ được của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thông báo đơn sáng chế gốc thuộc lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh thì trong vòng 20 ngày kể từ ngày được thông báo, Cục SHTT thông báo cho chủ đơn và yêu cầu người này tuân thủ thủ tục về bảo vệ bí mật nhà nước trong vòng 01 tháng, cụ thể như sau:

 

  1. Trường hợp đơn sáng chế gốc dự định nộp ra nước ngoài là đơn Công ước: đơn sáng chế gốc tiếp tục được xử lý theo quy định nếu chủ đơn đã tuân thủ thủ tục về bảo vệ bí mật nhà nước, hoặc đơn sáng chế gốc bị coi là rút bỏ và bị tiêu hủy nếu chủ đơn không tuân thủ thủ tục về bảo vệ bí mật nhà nước (trừ khi chủ đơn có căn cứ chứng minh sáng chế của mình không phải là bí mật nhà nước).
  2. Trường hợp đơn sáng chế gốc dự định nộp ra nước ngoài là đơn PCT: Cục SHTT sẽ tiêu hủy đơn theo Điều 23 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018, và đồng thời không tiến hành bất kỳ công việc xử lý tiếp theo đối với đơn này (trừ khi chủ đơn có căn cứ chứng minh sáng chế của mình không phải là bí mật nhà nước)

 

Tóm lại, chủ đơn có quyền nộp đơn sáng chế ra nước ngoài sau khi nhận văn bản của Cục SHTT thông báo tiếp tục xử lý đơn trong vòng 1 tháng tính từ thời điểm hết 3 tháng mà cơ quan được chỉ định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không có thông báo gửi Cục SHTT, hoặc tính từ thời điểm nhận được thông báo trả lời sáng chế không thuộc lĩnh vực tác động đến an ninh, quốc phòng.

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) năm 2021 bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhãn hiệu (thương hiệu), tên miền internet, quyền tác giả, sáng chế, giống cây trồng ở Việt Nam và nước ngoài.

 

Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 



[1] Đơn Công ước có nghĩa là đơn nộp theo Công ước Paris và đơn PCT có nghĩa là đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam nộp theo Hệ thống PCT. Xem thêm: Đăng ký sáng chế ra nước ngoài: Đơn PCT hay Đơn Công Ước? - Lexology

 

Bookmark and Share
Relatednews
So sánh Đăng bạ chính (Principal Register) và Đăng bạ phụ (Supplemental Register) khi đăng ký nhãn hiệu ở USPTO
10 Key Changes in Enforcing Patent, Design, Trademark Rights via Administravive Measure under Revised Decree 99/2013/NĐ-CP
Qatar tham gia Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Thương hiệu giả mạo “Phở Thìn 13 Lò Đúc” bị hủy bỏ hiệu lực ở Hàn Quốc
10 thay đổi lớn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go