Kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm phức hợp và từ chối
thường gặp liên quan bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam
Hứa Minh Hưởng – Bross & Partners
Email: huong.hv@bross.vn; vinh@bross.vn
Kiểu dáng công nghiệp dưới dạng sản phẩm phức hợp
Theo Luật SHTT sửa đổi lần 3 (Luật SHTT 2022), kiểu dáng công nghiệp không chỉ bao gồm sản phẩm mà còn bao gồm cả bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp miễn là chúng có thể nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng. [1]
Khác với sản phẩm liền khối, nhìn chung sản phẩm phức hợp thường được hiểu là sản phẩm được tạo thành từ hai hoặc nhiều bộ phận hợp thành, trong đó các bộ phận, chi tiết hợp thành đó có thể tháo rời ra được bằng cách liên kết cơ khí hoặc liên kết dưới dạng kết dính, khâu, hàn. Như vậy, kiểu dáng xin đăng ký có thể là sản phẩm phức hợp (sản phẩm hoàn chỉnh hợp thành từ nhiều bộ phận) và/hoặc có thể là sản phẩm/chi tiết (hợp thành sản phẩm phức hợp) nếu có khả năng lưu thông độc lập. Ví dụ:
|
|
|
|
Ô tô
|
Máy hút bụi
|
Tấm thông gió ô tô
(chi tiết có thể lưu thông độc lập nên có thể bảo hộ làm kiểu dáng độc lập)
|
Nắp chai
(chi tiết có thể lưu thông độc lập nên có thể bảo hộ làm kiểu dáng độc lập)
|
|
|
|
|
Phần đánh dấu màu đỏ không thể lưu thông độc lập
|
Hình hoa văn vẽ trên ấm trà không có khả năng lưu thông độc lập
|
Hình ảnh trên lon nước ngọt không có khả năng lưu thông độc lập
|
Giao diện, biểu tượng phần mềm không có khả năng lưu thông độc lập
|
Từ chối thường gặp liên quan đến bộ ảnh chụp/bản vẽ của KDCN
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VNIPO) thẩm định rất chặt các yêu cầu hình thức của hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đặc biệt là thẩm định các yêu cầu đối với bộ ảnh/bản vẽ của đơn đăng ký KDCN. Dưới đây là các từ chối hình thức thường gặp liên quan đến bộ ảnh/bản vẽ KDCN và cách khắc phục được Bross & Partners tổng hợp:
Kiểu dáng xin đăng ký
|
Lý do từ chối
|
Cách khắc phục
|
|
Ảnh chụp/bản vẽ không hợp lệ vì bao túi phân bón lẫn với đối tượng khác
|
|
|
Ảnh chụp sản phẩm mang kiểu dáng không cùng tỷ lệ (2 hình chiếu có mũi tên đỏ) khác tỷ lệ với các hình chiếu còn lại
|
|
|
Ảnh chụp không chính diện vi phạm nguyên tắc mọi hình chiếu đều phải chính diện.
|
|
|
Bộ bản vẽ thiếu hình chiếu phối cảnh và hình chiếu từ bên trái. H6 & H7 là 2 hình chiếu được bổ sung ở cột bên phải
|
|
|
Bộ ảnh chụp/bản vẽ không thống nhất do 2 hình chiếu (trên) là bản vẽ trong khi 2 hình chiếu (dưới) là ảnh chụp
|
|
|
Ảnh chụp bị từ chối vì không đảm bảo sắc nét (quá nhiều nét răng cưa)
|
|
|
Việt Nam không chấp nhận bản vẽ kiểu dáng công nghiệp thể hiện bằng vạch đứt (nét đứt), ngay cả khi người nộp đơn thể hiện ý chí chỉ yêu cầu bảo hộ cho phần thể hiện bằng nét liền trên kiểu dáng xin đăng ký (tự nguyện loại trừ yêu cầu bảo hộ cho các vị trí thể hiện bằng nét đứt)
|
|
|
Bộ bản vẽ không thể hiện kiểu dáng công nghiệp cùng trạng thái do hình phối cảnh thể hiện ở trạng thái mở, khác với hình chiếu thể hiện KDCN ở trạng thái đóng
|
|
|
Hình chiếu của bao gói, hộp đựng có thể thay thế bằng ảnh chụp/bản vẽ ở trạng thái đã khai triển dưới dạng mặt phẳng như ở Design no. 2 nhưng lại không thể làm như vậy đối với Design no. 1 vì phần nắp không khai triển được
|
|
Kéo cắt tỉa cành cây
(Bằng độc quyền KDCN
số 16711)
|
Đôi khi KDCN phức tạp đòi hỏi thêm ảnh chụp/bản vẽ phối cảnh/mặt cắt, hình phóng to để làm rõ bản chất, đặc điểm tạo dáng của KDCN
|
|
Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) năm 2021 bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhãn hiệu (thương hiệu), tên miền internet, quyền tác giả, sáng chế, giống cây trồng ở Việt Nam và nước ngoài.
Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.
[1] Luật SHTT 2022 sửa đổi định nghĩa về kiểu dáng công nghiệp, cụ thể nó định nghĩa kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp. Xem thêm
“6 điểm mới về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trong Luật Sở hữu trí tuệ 2022”:
https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=ed037ec0-1285-4fc9-9fce-95144c28027f