Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Miễn trách nhiệm pháp lý đối với ISP hoặc OSP theo Luật Sở hữu trí tuệ 2022
(Ngày đăng: 2022-11-08)

Miễn trách nhiệm pháp lý đối với ISP hoặc OSP theo Luật Sở hữu trí tuệ 2022

 

Luật sư Lê Quang Vinh – Bross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Quy hay miễn trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian (trong tiếng Anh gọi tắt là OSP – online service provider, hoặc ISP - Intermediary Service Provider) liên quan đến hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường internet là quy định lần đầu tiên có mặt trong Luật SHTT 2005 sửa đổi lần 3 (gọi tắt là “Luật SHTT 2022”) thay thế Luật SHTT 2005 sửa đổi lần 1 năm 2009 và lần 2 năm 2019 (gọi tắt là “Luật SHTT 2005”) vừa được Quốc Hội thông qua ngày 16/6/2022. Miễn trách nhiệm pháp lý của ISP hoặc OSP còn được biết đến rộng rãi bằng thuật ngữ “Bến An Toàn” (trong tiếng Anh “Safe Harbor”). Dưới đây Bross & Partnes xin được giới thiệu quy định về miễn trách nhiệm pháp lý được quy định tại Điều 198b trong Luật SHTT 2022.

 

Miễn trách nhiệm pháp lý đối với ISP hoặc OSP theo Điều 198b

 

Điều 198b thực chất nội luật hóa cam kết của Việt Nam được quy định ở Điều 12.55 EVFTA. Theo quy định này, ISP hoặc OSP được miễn trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường internet được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của họ thuộc 4 dạng thức hoạt động:

(1)       Chỉ truyền dẫn trong mạng viễn thông thông tin do người sử dụng cung cấp (mere conduit)

(2)       Truyền dẫn trong mạng viễn thông thông tin của người sử dụng mang tính chất lưu trữ tự động, tạm thời và chỉ với mục đích làm cho việc truyền tải thông tin hiệu quả hơn đến người sử dụng khác (caching) với các điều kiện:

(a) chỉ biến đổi thông tin vì lý do công nghệ

(b) tuân thủ các điều kiện truy nhập, sử dụng nội dung thông tin số

(c) tuân thủ các quy tắc về cập nhật nội dung thông tin số được quy định cụ thể theo cách thức được ngành công nghiệp thừa nhận và sử dụng rộng rãi

(d) không ngăn cản việc sử dụng hợp pháp công nghệ được thừa nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp để lấy dữ liệu về việc sử dụng nội dung thông tin số, và

(e) gỡ bỏ nội dung thông tin số hoặc không cho truy nhập đến nội dung thông tin số khi biết rằng nội dung thông tin số đó đã được gỡ bỏ tại nguồn khởi đầu hoặc nguồn khởi đầu đã hủy việc truy nhập đến nội dung thông tin số đó.

(3)       Lưu trữ nội dung thông tin số của người sử dụng dịch vụ theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ (hosting) với điều kiện sau:

(a) không biết rằng nội dung thông tin số đó vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, và

(b) có hành động nhanh chóng gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập tới nội dung thông tin số đó khi biết rằng nội dung thông tin số đó vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

(4)       Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

 

Hệ quả pháp lý của Điều 198b

 

Bốn hệ quả pháp lý dưới đây có thể suy ra từ Điều 198b bao gồm cả khả năng ISP hoặc OSP bị khởi kiện bởi chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan:

 

1.         Phạm vi bị tác động: Chỉ tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được số hóa thuộc đối tượng bảo hộ của quyền tác giả, quyền liên quan mới thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều 198b. Điều này cũng có nghĩa là không quy trách nhiệm pháp lý của ISP hoặc OSP liên quan tới các quyền sở hữu trí tuệ khác như nhãn hiệu, nhãn hiệu giả mạo, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp hoặc sáng chế.

 

2.         ISP nào bị tác động: Điều 198b miễn trách nhiệm pháp lý có điều kiện đối với 3 loại hình dịch vụ được cung cấp bởi ISP hoặc OSP gồm:

(a) chỉ thực hiện chức năng truyền dẫn thông tin (mere conduit) thông tin của người sử dụng trong mạng viễn thông

(b) truyền dẫn trong mạng viễn thông thông tin của người sử dụng mang tính chất lưu trữ tự động, tạm thời và với mục đích làm cho việc truyền tải thông tin hiệu quả hơn đến người sử dụng khác (caching), và

(c) lưu trữ nội dung thông tin số của người sử dụng dịch vụ theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ (hosting).

 

Như vậy, tất cả ISP hoặc OSP hoạt động dưới cả 5 hình thức theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm: (i) doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet; (ii) doanh nghiệp viễn thông; (iii) doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số bao gồm cả dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ trang thông tin điện tử; (iv) doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến; và (v) doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin số; đều có thể bị tác động bởi Điều 198b.

 

3.         Điều kiện miễn trừ trách nhiệm pháp lý: ISP không mặc nhiên được miễn trách nhiệm pháp lý mà trước hết nó có trách nhiệm triển khai các biện pháp kỹ thuật, phối hợp với cơ quan nhà nước, chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan thực thi biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan. Quy định này ngụ ý rằng ISP hoặc OSP phải tiếp nhận và rà soát khả năng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan khi có đơn yêu cầu của chủ thể quyền.

 

4.         Miễn trừ trách nhiệm pháp lý có điều kiện: Ngay cả khi Điều 198b quy định 3 loại hình cung cấp dịch vụ gồm mere conduit, caching và hosting như nêu trên được hưởng cơ chế “Bến An Toàn” (Safe Harbor) thì ISP hoặc OSP cũng không mặc nhiên được miễn trừ trách nhiệm mà họ cần phải thỏa mãn hàng loạt điều kiện. Ví dụ, dịch vụ hosting phải đảm bảo thỏa mãn cả 2 điều kiện: (a) ISP hoặc OSP không biết rằng nội dung thông tin số đó vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan; (b) ISP hoặc OSP có hành động nhanh chóng gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập tới nội dung thông tin số đó khi biết rằng nội dung thông tin số đó vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) năm 2021 bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế, giống cây trồng ở Việt Nam và nước ngoài.

 

Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 

Bookmark and Share
Relatednews
Xâm phạm nhãn hiệu trên vũ trụ ảo nhìn từ vụ Hermes vs. Mason Rothschild ở tòa án Hoa Kỳ
Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam, UK, Mỹ, EU và Trung Quốc
Cấp quyền nhân vật (merchandising rights) và các khía cạnh pháp lý cần lưu ý cho bên cấp quyền và bên nhận quyền
So sánh Đăng bạ chính (Principal Register) và Đăng bạ phụ (Supplemental Register) khi đăng ký nhãn hiệu ở USPTO
10 Key Changes in Enforcing Patent, Design, Trademark Rights via Administravive Measure under Revised Decree 99/2013/NĐ-CP
Qatar tham gia Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Thương hiệu giả mạo “Phở Thìn 13 Lò Đúc” bị hủy bỏ hiệu lực ở Hàn Quốc
10 thay đổi lớn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.