Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN Ở VIỆT NAM VÀ CÁC THAY ĐỔI PHÁP LÝ CỦA HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN CẦN ĐẶC BIỆT LƯU Ý
(Ngày đăng: 2019-10-16)

NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN Ở VIỆT NAM VÀ CÁC THAY ĐỔI

PHÁP LÝ CỦA HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN CẦN ĐẶC BIỆT LƯU Ý

 

Email: vinh@bross.vn

 

 

 

(Nguồn: WIPO Statistics Database, September 2017

Bản chất pháp lý của nhãn hiệu chứng nhận

 

Nhãn hiệu chứng nhận khác biệt với nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu thông thường ở các đặc điểm pháp lý sau:

  1. Nhãn hiệu chứng nhận không và không thể được sử dụng bởi chính chủ sở hữu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ mà chỉ được sử dụng bởi tổ chức, cá nhân khác với chủ sở hữu nếu những người này đáp ứng, tuân thủ các điều kiện nhất định về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất, độ an toàn hoặc các đặc tính khác mà chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận quy định.
  2. Nhận diện bằng hình ảnh 5 ví dụ về nhãn hiệu chứng nhận đang được bảo hộ tại Việt Nam, trong đó gồm 2 nhãn hiệu “Hanoi AGRI Cert & hình” do Bross & Partners là đại diện sở hữu công nghiệp được đăng ký thành công ở Việt Nam:

 

Nhãn hiệu chứng nhận

Số đăng ký/Ngày đăng ký

Chủ sở

hữu nhãn hiệu

Sản phẩm được bảo hộ

 

 

 

 

286634

 

Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội

 

Nhóm 29, 30, 31 trong đó gồm thực phẩm đã qua chế biến như thịt, cá, gia cầm; gạo, ngũ cốc; rau, củ, quả tươi và động vật sống

 

 

 

 

286635

 

Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội

 

Nhóm 29, 30, 31 trong đó gồm thực phẩm đã qua chế biến như thịt, cá, gia cầm; gạo, ngũ cốc; rau, củ, quả tươi và động vật sống

 

124661

Báo Sài Gòn Tiếp Thị

 

 

 

Từ nhóm 01 đến nhóm 45

 

170039

18/08/2011

Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang

Thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Nhóm 29: Thịt gà đã chế biến; thực phẩm làm từ thịt gà.

Nhóm 31: Gà giống, gà thịt (còn sống).
Nhóm 35: Mua bán thịt gà đã chế biến, thực phẩm làm từ thịt gà, gà giống, gà thịt (còn sống)

 

 

156844

12/01/2011

Hiệp hội thanh long Bình Thuận

17 Thủ Khoa Huân, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

 

Nhóm 31: Quả thanh long tươi.
Nhóm 35: Mua, bán quả thanh long tươi

 

  1. Đặc điểm nhận biết của nhãn hiệu chứng nhận so với nhãn hiệu tập thể

 

Tiêu chí so sánh

Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu chứng nhận

 

Bản chất

Phân biệt sản phẩm của các thành viên của một tập thể này với người khác không thuộc tập thể đó

Chứng nhận sản phẩm mang nhãn hiệu đã đạt được tiêu chuẩn, đặc tính, chất lượng hoặc tuân thủ các đặc tính kỹ thuật khác

Ai có quyền nộp đơn đăng ký

Tổ chức tập thể (hội, hiệp hội, hợp tác xã,…) có ít nhất 2 thành viên trở lên

Tổ chức bất kỳ có chức năng kiểm soát, chứng nhận đặc tính của sản phẩm

Ai có quyền sử dụng

Được sử dụng bởi các thành viên và có thể được sử dụng bởi chính tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể

Không bao giờ được sử dụng bởi chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận

Chủ sở hữu

Tổ chức tập thể được ghi tên là chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức được ghi tên là chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Quyền chấm dứt tư cách sử dụng

Được quy định trong Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể

Được quy định trong Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận[1]

 

Thay đổi pháp lý quan trọng liên quan đến yêu cầu về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

 

Thông tin pháp lý về nhãn hiệu chứng nhận trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam là khá chung chung, ngoài định nghĩa xác định bản chất pháp lý của nhãn hiệu chứng nhận việc chủ sở hữu nhãn hiệu này cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ với mục đích để chứng nhận hàng hóa, dịch vụ đó phù hợp tiêu chuẩn về đặc tính, nguyên liệu, vật liệu, chất lượng, độ an toàn,…[2]

 

Để hiểu về điều kiện bảo hộ, cách thức lập hồ sơ và các thay đổi pháp lý quan trọng liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận, Quý Doanh nghiệp cần lưu ý đến nguyên tắc đầu tiên và rất quan trọng nằm ở khoản 4 điều 19 Nghị định 103/2006/NĐ-CP được sửa đổi theo Nghị định 122/2010/NĐ-CP (gọi tắt là “Nghị định 106/2006 sửa đổi”) là nhãn hiệu chứng nhận có cấu thành, hoặc có nguồn gốc từ địa danh[3] thì khi nộp đơn đăng ký bắt buộc phải có văn bản bản chấp thuận của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

Hướng dẫn cụ thể nhất về nhãn hiệu chứng nhận được quy định ở Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 22/9/2006 được sửa đổi 4 lần trong đó lần sửa đổi gần nhất là theo Thông tư 06/2016/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là “Thông tư 01/2007 sửa đổi”) 

 

Ngoài hồ sơ tối thiểu bắt buộc phải có khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường như mẫu nhãn hiệu, tờ khai, lệ phí,…, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận bắt buộc phải có thêm 4 loại tài liệu sau:

  1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
  2. Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu xin đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng sản phẩm dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý)
  3. Bản đồ khu vực địa lý chỉ nguồn gốc địa lý (nếu nhãn hiệu xin đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứng nhận có chứa tên địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)
  4. Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.

 

Về tài liệu chứng minh tư cách nộp đơn, vì luật quy định tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mới có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận nhưng không được tự mình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó[4]. Do vậy, có thể suy luận rằng cá nhân không đủ tư cách nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và mặt khác có vẻ như chỉ có tổ chức mà được xem là có đủ năng lực kiểm soát, chứng nhận chất lượng hoặc đặc tính của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận. Các tổ chức được xem là có đủ năng lực chứng nhận trên thực tiễn có thể là Trung tâm phân tích (ví dụ như nhãn hiệu “Hanoi AGRI Cert & hình” theo đăng ký số 286634 & 286635 nêu trên) hoặc Sở khoa học công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (như Thanh Long Bình Thuận theo đăng ký 156844) nhưng cũng có thể là cơ quan hành chính cấp huyện (như UBND huyện Yên Thế là chủ sở hữu của nhãn hiệu chứng nhận gà đồi Yên Thế theo đăng ký 170039)

 

Về Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, cần đặc biệt chú ý 6 nội dung sau:

 

  1. Các thông tin vắn tắt về nhãn hiệu chứng nhận, chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận, hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận;
  2. Các điều kiện để được người đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cấp phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và các điều kiện chấm dứt quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
  3. Nghĩa vụ của người sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (bảo đảm chất lượng, tính chất đặc thù của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, chịu sự kiểm soát của chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận, nộp phí quản lý nhãn hiệu chứng nhận);
  4. Quyền của người đăng ký nhãn hiệu chứng nhận (kiểm soát việc tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, thu phí quản lý nhãn hiệu chứng nhận, đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của người không đáp ứng điều kiện theo quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận);
  5. Cơ chế cấp phép, kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và bảo đảm chất lượng, uy tín của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận;
  6. Cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến việc khai thác, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

 

Cách nhận biết nhãn hiệu chứng nhận chứa tên địa danh hoặc chỉ dẫn nguồn gốc địa lý 

 

Nhãn hiệu chứng nhận có thể chứa tên địa danh hoặc chỉ nguồn gốc địa lý ví dụ như thanh long Bình Thuận (tên địa danh cấp tỉnh) hoặc địa danh cấp huyện như nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” hoặc cà phê Di Linh. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý tiêu chuẩn xác định địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý nhằm mục đích phân biệt ranh giới pháp lý giữa nhãn hiệu thông thường (ordinary trademark) và nhãn hiệu tập thể (collective trademark). Bởi vì nếu một địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý mà xin đăng ký dưới dạng nhãn hiệu thông thường thì nó bị từ chối theo điều 74(2)(đ) Luật SHTT[3]. Các tiêu chuẩn xác định này gồm:

 

  1. Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm là dấu hiệu dùng cho sản phẩm của địa phương và có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm (chỉ dẫn rằng sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương đó).
  2. Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm thường là địa danh, nhưng cũng có thể là dấu hiệu biểu trưng của địa phương (hình ảnh các sự vật tiêu biểu của địa phương, như biểu tượng, bản đồ, cờ, huy hiệu, thắng cảnh, công trình đặc biệt của địa phương...), hoặc cũng có thể là bất kỳ dấu hiệu nào khác.
  3. Địa danh có thể là tên gọi hiện hành hay tên gọi trong lịch sử, tên gọi chính thức hoặc tên gọi dân gian của một khu vực địa lý (xác định theo địa giới hành chính hay các phương thức địa lý học).

 

Tuy nhiên, cần lưu ý địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương không có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm, ví dụ: (a) nó đã được sử dụng với chức năng nhãn hiệu thông thường và được thừa nhận rộng rãi, tức là đạt được ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc thương mại (khả năng phân biệt) và mất ý nghĩa mô tả nguồn gốc địa lý, ví dụ: bia Hà Nội, bia Sài Gòn; hoặc (b) địa phương tương ứng không thể là nơi sản phẩm được sản xuất, ví dụ: thuốc lá Bắc Cực...Trong những trường hợp này, Quý doanh nghiệp không cần phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận mà chỉ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường nhưng cần lưu ý nhãn hiệu thông thường này thường chỉ có thể được cấp bảo hộ nếu nó là tên địa danh nhỏ hơn cấp huyện, nếu không nó thường sẽ bị từ chối vì lý do chỉ dẫn sai lệch, lừa dối về nguồn gốc hoặc mô tả địa điểm sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo điều 73(5) hoặc 74(2)(c) Luật SHTT[4]

 

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; điện thoại 0903 287 057; Wechat: wxid_56evtn82p2vf22; Skype: vinh.bross

 

Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers, Asia IP và Asian Legal Business (ALB). Bross & Partners có thể giúp khách hàng bảo vệ hoặc tự vệ tại tòa án hoặc cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở Việt Nam và nước ngoài liên quan đến tên thương mại, nhãn hiệu, quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và tên miền quốc tế và tên miền quốc gia.



[1] Ví dụ cuối tháng 6/2019 thương hiệu Asanzo bị tước danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” (chính là nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ theo đăng ký số 124661 nêu trên) vì lý do mà Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng Asanzo có khai báo gian dối về xuất xứ sản phẩm. Xem thêm: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/tuoc-danh-hieu-hang-viet-nam-chat-luong-cao-cua-asanzo-544280.html

[2] Điều 4 khoản 18 Luật Sở hữu trí tuệ

[3] Điều 74 Luật SHTT

2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này.

 

[4] Xem khoản 4 điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ

 

Bookmark and Share
Relatednews
Xâm phạm nhãn hiệu trên vũ trụ ảo nhìn từ vụ Hermes vs. Mason Rothschild ở tòa án Hoa Kỳ
Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam, UK, Mỹ, EU và Trung Quốc
Cấp quyền nhân vật (merchandising rights) và các khía cạnh pháp lý cần lưu ý cho bên cấp quyền và bên nhận quyền
So sánh Đăng bạ chính (Principal Register) và Đăng bạ phụ (Supplemental Register) khi đăng ký nhãn hiệu ở USPTO
10 Key Changes in Enforcing Patent, Design, Trademark Rights via Administravive Measure under Revised Decree 99/2013/NĐ-CP
Qatar tham gia Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Thương hiệu giả mạo “Phở Thìn 13 Lò Đúc” bị hủy bỏ hiệu lực ở Hàn Quốc
10 thay đổi lớn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.