Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Thẩm định khả năng bảo hộ của nhãn hiệu âm thanh ở Trung Quốc
(Ngày đăng: 2023-10-12)

Thẩm định khả năng bảo hộ của nhãn hiệu âm thanh ở Trung Quốc

 

Luật sư Lê Quang VinhBross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Dấu hiệu âm thanh cũng có thể được bảo hộ làm nhãn hiệu kể từ 14/01/2022 theo Luật SHTT 2022 nhưng Việt Nam chưa có quy chế xét nghiệm loại nhãn hiệu mới này.[1] Cách Trung Quốc thẩm định nhãn hiệu âm thanh được Bross & Partners giới thiệu dưới đây có thể là tham khảo tốt cho Việt Nam.

 

Điều kiện bảo hộ và thẩm định hình thức nhãn hiệu âm thanh

 

Trung Quốc quy định dấu hiệu âm thanh cũng có thể đăng ký làm nhãn hiệu miễn là nó khả năng chỉ dẫn nguồn gốc của sản phẩm. Dấu hiệu âm thanh được chấp nhận có thể là một đoạn nhạc hoặc đoạn âm thanh không phải là đoạn nhạc (âm thanh từ tự nhiên, con người hoặc động vật), hoặc cũng có thể là kết hợp cả 2 dạng đã nêu.

 

Trung Quốc lần đầu tiên bảo hộ dấu hiệu âm thanh làm nhãn hiệu ở Trung Quốc từ ngày 01/05/2014 – ngày Luật nhãn hiệu Trung Quốc năm 2013 có hiệu lực. Nhãn hiệu âm thanh đầu tiên được cấp đăng ký vào ngày 14/05/2016 ở Trung Quốc là nhãn hiệu âm thanh của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI).[2] Nhãn hiệu âm thanh này chính là bài hát bắt đầu chương trình phát sóng của CRI kéo dài 40 giây. Từ 1/7/1998, CRI bắt đầu sử dụng dấu hiệu âm thanh có đặc trưng gồm âm thanh của kèn, kèn trumpet, nhạc cụ dây và giọng nói của con người “đây là Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc”.

 

CNIPA chỉ chấp nhận hợp lệ về hình thức khi đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh đáp ứng các yêu cầu về hình thức. Cụ thể, khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh, chủ đơn phải nêu rõ đối tượng xin đăng ký là nhãn hiệu âm thanh và giải thích cách mà dấu hiệu âm thanh được sử dụng ở phần mô tả nhãn hiệu xin đăng ký. Chủ đơn phải nộp kèm mẫu âm thanh được lưu dưới định dạng wav hoặc mp3 có kích thước nhỏ hơn 50mb. Âm thanh dùng làm nhãn hiệu trong đơn phải được miêu tả dưới dạng khóa nhạc hoặc khuông nhạc cùng với nốt nhạc. Ví dụ: mô tả nhãn hiệu âm thanh phi nhạc cụ (non-musical sound) được chấp nhận gồm tiếng một con bò đi 2 bước trên con đường sỏi đá, theo sau là tiếng bò rống (tiếng móng guốc trên đường, tiếng rống, và tiếng con bò thở phì phò).[3]

 

Xét nghiệm nội dung nhãn hiệu âm thanh

 

Trước tiên, CNIPA thẩm định liệu nhãn hiệu âm thanh có thuộc trường hợp bị cấm sử dụng và đăng ký làm nhãn hiệu không. Dấu hiệu âm thanh bị cấm sử dụng và đăng ký gồm: dấu hiệu âm thanh trùng hoặc tương tự với quốc ca, quân đội ca hoặc quốc tế ca; dấu hiệu âm thanh trùng hoặc tương tự với bài hát thể hiện tinh thần yêu nước được công chúng biết tới rộng rãi; dấu hiệu âm thanh có ảnh hưởng xấu liên quan tới tôn giáo, kinh dị, bạo lực hoặc có tính khiêu dâm.

 

Tiếp đến dấu hiệu âm thanh sẽ được xét nghiệm về tính phân biệt. Dấu hiệu âm thanh bị xem là không có khả năng phân biệt nếu nó chỉ trực tiếp thể hiện nội dung, đối tượng tiêu dùng, chất lượng, tính năng, hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: âm thanh của piano dùng cho nhạc cụ, tiếng cười của đứa trẻ dùng cho sữa bột trẻ em, tiếng chú sủa hoặc tiếng mèo kêu cho dịch vụ thú cưng, tiếng nước sôi dùng cho ấm đun nước chạy điện

 

Các dạng âm thanh khác cũng bị xem là không có tính phân biệt, như âm thanh được sử dụng phổ biến (tiếng “tách” khi mở nắp chai dùng cho rượu), âm thanh quá đơn giản hoặc quá dài, phức tạp (bài hát hoặc đoạn nhạc dài), lời hát được hát đơn giản hoặc bằng giai điệu đơn giản.

 

Do nhãn hiệu âm thanh được tiếp nhận bởi người tiêu dùng bằng thính giác, khác hẳn với tiếp nhận bằng thị giác ở nhãn hiệu truyền thống, nên nhìn chung dấu hiệu âm thanh không có tính phân biệt tự thân mà đòi hỏi có đủ bằng chứng chứng minh nhãn hiệu âm thanh có đặc tính phân biệt thông qua việc sử dụng lâu dài và rộng rãi gắn liền với hàng hóa, dịch vụ. Đây là chính căn nguyên lý giải rằng theo thống kê của luật sư Trung Quốc, có 797 đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh được nộp trong khoảng thời gian từ 01/05/2014 đến hết năm 2020 trong đó chỉ có 38 nhãn hiệu âm thanh được bảo hộ (tính cả 1 nhãn hiệu đã công bố) hoặc tỷ lệ đăng ký thành công chỉ đạt 5%.[4]

 

Hướng dẫn của CNIPA cũng cho rằng cần phải xem xét toàn diện cấu tạo nhãn hiệu, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu và thói quen nhận thức của công chúng ngoài việc xem xét về cảm nhận thính giác và âm thanh của nhãn hiệu âm thanh. Việc đánh giá toàn diện cũng đòi hỏi xem xét tác dụng, phương pháp, thời lượng, tần suất sử dụng nhãn hiệu âm thanh đó trên cơ sở có tham chiếu đến thực tiễn sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp liên quan, quảng cáo, quảng bá nhãn hiệu âm thanh, cũng như nhận thức của người tiêu dùng liên quan.

 

Trong quá trình thẩm định, CNIPA có thể yêu cầu chủ đơn nộp bằng chứng sử dụng và giải thích cách nhãn hiệu âm thanh đã giành được khả năng phân biệt thông qua sử dụng. Bằng chứng có giá trị chứng minh phải là bằng chứng cho thấy âm thanh có chức năng chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ thông qua sử dụng, nghĩa là, khi công chúng nghe thấy âm thanh đó, họ sẽ liên tưởng đầu tiên đến hàng hóa, sản phẩm trỏ đến một nguồn gốc cụ thể hơn là chính bản thân âm thanh đó.

 

Ví dụ nhãn hiệu âm thanh của CCTV được bảo hộ:

A sheet music with notesDescription automatically generated

[Nhãn hiệu âm thanh này dùng cho dịch vụ thông tấn xã nộp bởi CCTV, âm thanh gồm 3 phần: giới thiệu, chủ đề, và kết thúc.]

 

Ngoài điều kiện không trùng hoặc không tương tự với nhãn hiệu âm thanh được nộp đơn trước, nhãn hiệu âm thanh xin đăng ký còn phải đảm bảo không tương tự với nhãn hiệu truyền thống (dấu hiệu nhìn thấy được). Ví dụ giọng nói con người hát “Yahoo” ở nhãn hiệu âm thanh tương tự với nhãn hiệu nhìn thấy được Yaho.

 

A black and white image of a musical noteDescription automatically generated

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) trong 3 năm liên tục (2021-2023) bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có nhiều kinh nghiệm liên quan đến đăng ký và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu (thương hiệu) ở Trung Quốc.

 

Vui lòng liên hệ Email: vinh@bross.vn; Mobile: 0903287057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 



[2] Nhãn hiệu âm thanh được bảo hộ ở Trung Quốc dưới tên của CRI có thể tìm thấy ở link: China Radio International: China’s first sound trademark | The SWLing Post

[3] Nguồn: Yumeng Wang, Trademark Examination in China, Chongqing Trademark Examination Cooperation Center

 

Bookmark and Share
Relatednews
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go