Thực tiễn đăng ký nhãn hiệu ở
Cơ quan sở hữu trí tuệ Liên minh Châu Âu (EUIPO)
Luật sư Lê Quang Vinh – Bross & Partners
Email: vinh@bross.vn
Khác với hầu hết các nước trên thế giới nơi mà chỉ cấp bảo hộ cho nhãn hiệu xin đăng ký nếu nó thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện (a) khả năng tự phân biệt (căn cứ từ chối tuyệt đối), và (b) không tương tự gây nhầm lẫn với quyền có trước (căn cứ từ chối tương đối), EUIPO chỉ thẩm định duy nhất điều kiện (a) - khả năng tự phân biệt. Hệ quả của sự khác biệt này là EUIPO có thể công nhận sự tồn tại hợp pháp của 2 nhãn hiệu trùng gắn liền với sản phẩm trùng của 2 chủ nhãn hiệu khác nhau trừ khi có phản đối của bên thứ ba. Bross & Partners giới thiệu vài thực tiễn khác biệt này ở EUIPO.
Gần như mọi dấu hiệu đều có thể đăng ký làm nhãn hiệu ở EU
Nhìn chung mọi dấu hiệu (chữ, chữ số, chữ cái, từ, cụm từ, thiết kế, hình ảnh, hình 3 chiều,[1] dấu hiệu âm thanh, dấu hiệu chuyển động, dấu hiệu đa phương tiện) đều có thể đăng ký làm nhãn hiệu ở EU miễn là chúng có chức năng chỉ dẫn nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc dịch vụ.[2] Ví dụ:
Nhãn hiệu hình &
chữ kết hợp
|
Nhãn hiệu
hình dạng
(nhãn hiệu 3D)
không có chữ
|
Nhãn hiệu hình dạng (nhãn hiệu 3D)
có chữ
|
Nhãn hiệu vị trí
|
|
|
|
|
W01217087
|
EUTM 010532653
|
EUTM 00649339
|
EUTM 001180231
|
Nhãn hiệu đơn màu
|
Nhãn hiệu âm thanh
|
Nhãn hiệu
chuyển động
|
Nhãn hiệu hoa văn
|
|
|
|
|
EUTM 000031336
|
EUTM 017975948
|
EUTM 017894840
|
EUTM 000015602
|
Dấu hiệu bị từ chối tuyệt đối bởi EUIPO
Các dấu hiệu không có chức năng chỉ dẫn nguồn gốc, hay còn gọi là không có tính phân biệt, hoặc còn gọi là không có chức năng nhãn hiệu sẽ bị từ chối bảo hộ bởi EUIPO. Ví dụ:
Loại dấu hiệu
bị từ chối tuyệt đối
|
Ví dụ
|
Lý do từ chối
|
Dấu hiệu mô tả sản phẩm
|
Eco, EcoDoor, Green, Greenworld, Premium, Premium XL, Universal, UniversalPHOLED
|
Các từ này chỉ biểu thị chất lượng hoặc tính năng hấp dẫn của sản phẩm nên nó bị xem là mô tả dù đứng một mình hay kết hợp với yếu tố chữ khác
|
Dấu hiệu hình dạng có kết quả từ bản chất của chính hàng hóa
|
|
Hình dạng tự nhiên thuần túy của sản phẩm dù 2D hay 3D
|
Dấu hiệu hình dạng giúp mang lại giá trị đáng kể cho hàng hóa
|
|
Chiếc loa được thiết thiết kế đặc biệt là yếu tố rất quan trọng đối với quyết định chọn mua của người tiêu dùng. Do đó, nó không có chức năng phân biệt vì nó mang lại giá trị đáng kể cho sản phẩm
|
Dấu hiệu hình dạng của hàng hóa là cần thiết để đạt được kết quả kỹ thuật
|
|
Dấu hiệu chứa đặc điểm hình dạng cần thiết để đạt được chức năng của máy cạo râu chạy điện
|
Dấu hiệu generic (thông thường)
|
|
Hình dáng thông thường của lò nướng
|
Dấu hiệu gây lừa dối[3]
|
|
Ngay cả khi cấu kiện phi kim loại được tuyên bố là không làm từ Titanium thì công chúng Đức vẫn cho rằng hàng hóa làm từ titan
|
Dấu hiệu trái trật tự công, trái đạo đức xã hội
|
|
“Hijoputa” là từ tục và mang tính xúc phạm trong tiếng Tây Ban Ba nên bị xem là trái với đạo đức xã hội
|
Dấu hiệu là quốc kỳ, biểu tượng quốc gia
|
|
Dấu hiệu này bị xem là bắt chước huy hiệu của EU và việc sử dụng nhãn hiệu này có thể gợi ý mối liên hệ giữa người nộp đơn và EU
|
Dấu hiệu là tên gọi xuất xứ hàng hóa (PDO) hoặc chỉ dẫn địa lý (PGI)
|
|
Bị từ chối vì chứa chỉ dẫn địa lý (PDO – Protected Geographical Indication) của Chile được bảo hộ ở EU
|
5 thực tiễn xét nghiệm nhãn hiệu ở EUIPO đáng lưu ý
Dù đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trực tiếp tại EUIPO (thông qua luật sư được hành nghề trước EUIPO) nếu bạn chọn phương thức đăng ký toàn bộ lãnh thổ 27 nước EU (tạm gọi là “đơn đăng ký quốc gia”), hoặc được nộp theo phương thức đăng ký quốc tế chỉ định EU làm một thành viên của đơn đăng ký quốc tế theo Hệ thống Madrid (“đơn đăng ký quốc tế”) thì EUIPO đều áp dụng chung 5 nguyên tắc thẩm định đáng chú ý dưới đây:
1. Khác hẳn với Việt Nam và các nước khác, EUIPO chỉ xét nghiệm trên cơ sở từ chối tuyệt đối, nghĩa là EUIPO chỉ xét nghiệm xem nhãn hiệu xin đăng ký theo đơn đăng ký quốc gia hoặc đơn đăng ký quốc tế có rơi vào một trong các trường hợp dấu hiệu bị từ chối tuyệt đối như đã nêu trên hay không.
2. Bên phản đối (bên thứ 3) là chủ nhãn hiệu đăng ký trước ở EUIPO, hoặc chủ nhãn hiệu đăng ký trước ở Cơ quan nhãn hiệu thuộc các nước thành viên của EU (ví dụ Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu liên bang Đức – GPMA) buộc phải tự theo dõi nhãn hiệu xin đăng ký mà đã được EUIPO xét nghiệm và chấp thuận công bố để kịp thời phản đối hoặc hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu này.
3. Thời hạn để bên thứ 3 nộp đơn phản đối chống lại nhãn hiệu xin đăng ký theo đơn đăng ký quốc gia là 3 tháng kể từ ngày EUIPO công bố đơn đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký quốc tế, đơn phản đối phải được nộp giữa tháng 1 và tháng thứ 4 sau ngày EUIPO công bố lại đơn đăng ký quốc tế trên công báo EUTM Bulletin Part M.1.[4] Ví dụ: ngày đầu tiên công bố lại là 15/02/2017 thì thời hạn phản đối bắt đầu vào ngày 15/03/2017 và kết thúc vào ngày 15/06/2017.
4. Bên thứ ba chỉ có thể phản đối đơn đăng ký quốc gia hoặc đơn đăng ký quốc tế nộp tại EUIPO dựa trên căn cứ từ chối tương đối (không được phép phản đối dựa trên căn cứ từ chối tuyệt đối). Nếu nhãn hiệu có trước của bên phản đối trùng với nhãn hiệu xin đăng ký của người nộp đơn và hàng hóa, dịch vụ mang các nhãn hiệu này trùng nhau thì bên thứ ba được miễn nghĩa vụ chứng minh nhãn hiệu xin đăng ký tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước của bên thứ ba (double identity).[5] Trường hợp trùng/tương tự về nhãn hiệu nhưng khác về sản phẩm thì EUIPO chỉ chấp nhận đơn phản đối nếu bên phản đối chứng minh được rằng nhãn hiệu xin đăng ký có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước của bên phản đối (likelihood of confusion).
5. Đơn phản đối thành công dẫn tới hệ quả là EUIPO từ chối nhãn hiệu xin đăng ký ở toàn bộ EU. Như vậy, cả đơn đăng ký quốc gia và đơn đăng ký quốc tế ở EUIPO đều có thể gặp rủi ro bị từ chối toàn bộ nếu xuất hiện bên thứ ba phản đối dựa trên nhãn hiệu có trước của người này đã đăng ký với cơ quan sở hữu trí tuệ ở bất kỳ 1 trong 27 nước thành viên của EU.
Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) năm 2021 bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế, giống cây trồng ở Việt Nam và nước ngoài.
Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.
[1] Nhãn hiệu 3 chiều hay còn gọi là nhãn hiệu 3D (3D trademark) hoặc nhãn hiệu hình dạng (shape trademark) có thể tồn tại dưới dạng kiểu dáng (design), hình dạng (shape of the goods), hoặc bao bì của sản phẩm (packaging of the goods). Tuy nhiên, theo Điều 4 của Directive (EU) 2015/2436, cần lưu ý EUIPO từ chối cấp bảo hộ cho dấu hiệu hình dạng 3 chiều nếu nó thuộc một trong ba dạng: (a) hình dạng hoặc đặc tính khác, là kết quả từ bản chất của chính hàng hóa; hoặc (b) hình dạng hoặc đặc tính khác của hàng hóa là cần thiết để đạt được kết quả kỹ thuật; hoặc (c) hình dạng, hoặc đặc tính khác, mà giúp mang lại giá trị đáng kể cho hàng hóa. Tham khảo thêm “Bảo hộ nhãn hiệu 3 chiều ở Liên minh Châu Âu” ở link:
https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=af89d971-9bb0-414f-bc55-72434af9f436 hoặc http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Bao-ho-nhan-hieu-3-chieu-o-Lien-minh-Chau-Au
[2] Theo Article 3 Directive (EU) 2015/2436 của Nghị viện Châu Âu ngày 16/12/2015, EU định nghĩa nhãn hiệu gồm dấu hiệu bất kỳ, cụ thể là từ ngữ gồm cả tên riêng, kiểu dáng, chữ cái, chữ số, màu sắc, kiểu dáng của hàng hóa, hình dạng của bao bì hàng hóa, âm thanh, miễn là các dấu hiệu đó (a) có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một cơ sở này với hàng hóa, dịch vụ của cơ sở khác; và (b) được thể hiện trên đăng bạ theo cách cho phép cơ quan có thẩm quyền và công chúng xác định được chính xác và rõ ràng đối tượng bảo hộ được cấp cho chủ sở hữu của chúng.
[4] Công bố lại (republication) chỉ áp dụng đối với đơn đăng ký quốc tế theo Hệ thống Madrid. Điều này có nghĩa là sau khi WIPO công bố đơn đăng ký quốc tế có chỉ định EUIPO (mã chỉ định là EM) trên WIPO Gazette of International Marks thì EUIPO sẽ công bố lại đơn đăng ký quốc tế này trên Công báo EUIPO Bulletin Part M.1. Xem thêm: EUIPO Guidelines (europa.eu)