Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Cảnh giác nguy cơ bị từ chối bảo hộ vì nhãn hiệu xin đăng ký gây hiểu sai lệch hoặc lừa dối người tiêu dùng khi đăng ký ở Việt Nam, EU, Trung Quốc và Mỹ
(Ngày đăng: 2022-10-21)

Cảnh giác nguy cơ bị từ chối bảo hộ vì

nhãn hiệu xin đăng ký gây hiểu sai lệch hoặc lừa dối người tiêu dùng

khi đăng ký ở Việt Nam, EU, Trung Quốc và Mỹ

 

 Luật sư Lê Quang Vinh – Bross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Pháp luật nhãn hiệu các nước nhìn chung đều quy định nhãn hiệu xin đăng ký chỉ có thể được bảo hộ khi và chỉ khi nó đồng thời thỏa mãn cả 2 điều kiện: (1) không gây hiểu sai lệch, không có khả năng lừa dối người tiêu dùng;[1] và (2) không xung đột với nhãn hiệu của người khác hoặc quyền sở hữu trí tuệ khác có trước. Bross & Partners dưới đây giới thiệu thực tiễn từ chối bảo hộ nhãn hiệu xin đăng ký gây hiểu sai lệch hoặc lừa dối người tiêu dùng ở Việt Nam (VNIPO), Trung Quốc (CNIPA), EU (EUIPO) và Mỹ (USPTO)

 

Nhãn hiệu xin đăng ký bị từ chối vì gây hiểu sai lệch hoặc lừa dối

 

Nhãn hiệu xin đăng ký

Sản phẩm đăng ký

 

Kết luận

A picture containing text, clipartDescription automatically generated

 

 

(ĐKQT 1128318)

Nhóm 11: Dụng cụ pha trà

Nhóm 30: Trà, đồ uống dựa trên trà (chè)

Nhóm 32: đồ uống không cồn, nước ép trái cây,…

CNIPA từ chối toàn bộ nhóm 32 vì nhãn hiệu có chứa từ “Tea” nhưng sản phẩm dùng nhãn hiệu lại không chỉ giới hạn ở trà do vậy có khả năng gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng

A red and white signDescription automatically generated with low confidence

 

(4-2008-20839)

Nhóm 09: Cửa quay tự động

VNIPO từ chối vì nhãn hiệu có chứa tên quốc gia Nhật Bản, gây hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý hàng hóa

 

ORGANIC ASPIRIN

 

(US Serial 77,208,071)

Nhóm 05: Thực phẩm bổ sung dành cho người

TTAB[2] ủng hộ quan điểm của USPTO từ chối do mô tả lừa dối, cụ thể Aspirin là mô tả sai lệch vì sản phẩm đăng ký không có aspirin. Cụm từ “Organic Aspirin” có thể truyền tải thông điệp sản phẩm đăng ký chứa aspirin tự nhiên trong khi quảng cáo của người nộp đơn khiến công chúng hiểu nhầm có 2 loại asprin: tự nhiên và hữu cơ

 

5-LOXIN

 

4-2013-21182

 

Nhóm 05: chất bổ sung dinh dưỡng có chứa thảo dược

VNIPO từ chối cho rằng 5-Loxin mang tính mô tả nếu sản phẩm chứa thành phần này hoặc gây nhầm lẫn trong trường hợp không có thành phần này vì “5-Loxin” là công thức hóa học được bảo hộ độc quyền sáng chế ở Mỹ.

 

TITAN

 

(trong tiếng Đức là Titanium)

Nhóm 19: Nhà di dời được đúc sẵn; cấu kiện xây dựng có thể di dời được; tất cả không làm từ hoặc không chứa Titanium

 

Ban khiếu nại (BoA – Board of Appeals) thuộc EUIPO từ chối vì lý do lừa dối, lập luận rằng ngay cả khi cấu kiện phi kim loại được tuyên bố là không làm từ Titanium thì công chúng Đức vẫn cho rằng hàng hóa làm từ titan

 

Nhãn hiệu xin đăng ký không gây hiểu sai lệch hoặc có tính chất lừa dối

 

Nhãn hiệu xin đăng ký

Sản phẩm đăng ký

 

Kết luận

 

5-LOXIN

 

4-2013-21182

 

Nhóm 05: chất bổ sung dinh dưỡng có chứa thảo dược

VNIPO rút lại từ chối sa khi Bross & Partners khiếu nại lập luận 5-Loxin có chức năng nhãn hiệu dù được nêu tên trong bản mô tả sáng chế ở Mỹ

A picture containing iconDescription automatically generated

 

EUTM 419507

Nhóm 29, 30 & 32 trong đó có sản phẩm mô tả chung là thịt gia cầm

Vì từ “Gallina” trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là gà, EUIPO cho rằng danh mục sản phẩm mô tả đủ rộng, cụ thể thịt gia cầm bao gồm cả thịt gà nên nhãn hiệu không lừa dối

 

NEW SILK ROAD

 

US Serial 8763005

Nhóm 14, 18 & 25

Nhóm 25: quần áo

USPTO từ chối từng phần đối với nhóm 25 vì lừa dối. TTAB cho rằng ấn tượng thương mại của Silk Road không bị hạn chế bởi sản phẩm lụa vì “Con đường tơ lụa” trong lịch sử là mạng lưới kinh doanh nhiều thứ từ xa xưa vì vậy nhãn hiệu này không lừa dối

TextDescription automatically generated with medium confidence

US Reg. 3,919,504

Nhóm 14: đồ trang sức quý

Bất luận chủ nhãn hiệu là 1 công ty của Mỹ, USPTO không cho rằng dấu hiệu Paris mang tính lừa dối về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa mặc dù nó kết luận loại trừ bảo hộ từ “Paris Jewelry”

A picture containing text, clipartDescription automatically generated

Chinese Reg 7611987

A black and white logoDescription automatically generated with low confidence

Chinese Reg 7970830

 

Nhóm 30: Cà phê, đồ uống trên cơ sở cà phê,..

Buôn Ma Thuột dù là địa danh nổi tiếng ở Việt Nam và là chỉ dẫn địa lý được bảo hộ ở Việt Nam, CNIPA kết luận nhãn hiệu không lừa dối về địa lý với nhận định rằng tên địa danh nước ngoài không được biết đến rộng rãi bởi công chúng Trung Quốc thì vẫn được phép đăng ký làm nhãn hiệu.[3]

 

Bài học kinh nghiệm

 

Thực tiễn từ chối/bảo hộ nhãn hiệu nêu trên cho phép chúng ta rút ra bài học thực tiễn:

 

1.     Nhãn hiệu xin đăng ký có thể bị từ chối vì lừa dối hoặc mô tả sai lệch nếu người nộp đơn đưa yếu tố mô tả đặc tính của sản phẩm vào nhãn hiệu trong khi nhãn hiệu xin đăng ký lại không sử dụng cho sản phẩm có đặc tính đó. Nghĩa là, nhãn hiệu xin đăng ký bị xem là gây hiểu nhầm hoặc lừa dối nếu nó truyền tải thông tin sai lệch về công dụng, tính chất, chất lượng, nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dich vụ.

2.     Kết luận về việc liệu nhãn hiệu xin đăng ký có lừa dối hoặc mô tả sai lệch hay không rất khác nhau theo theo thực tiễn của từng quốc gia. Tuy nhiên, cần lưu ý Trung Quốc có khuynh hướng áp dụng căn cứ lừa dối hoặc mô tả sai lệch (như ví dụ trên) chặt hơn các nước khác

3.     Nên thận trọng xem xét nhãn hiệu xin đăng ký và danh mục sản phẩm xin đăng ký thông qua việc tra cứu và lấy ý kiến pháp lý của luật sư sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp trước khi nộp đơn ra nước ngoài để tránh khả năng bị từ chối bảo hộ.

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) năm 2021 bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế, giống cây trồng ở Việt Nam và nước ngoài.

 

Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 



[1] Ngoài các dấu hiệu gây hiểu sai lệch, hoặc có khả năng lừa dối người tiêu dùng phải bị từ chối theo Điều hiện 1, cần lưu ý rằng căn cứ từ chối theo Điều kiện 1 còn bao gồm cả trường hợp dấu hiệu xin đăng ký đó mô tả chất lượng, công dụng, chủng loại, thành phần, phương pháp sản xuất, tính chất, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. Về 2 điều kiện bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam, xem thêm: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/2-TIEU-CHUAN-PHAP-LY-BAT-BUOC-VA-6-YEU-TO-XAC-DINH-KHA-NANG-NHAM-LAN-HOAC-KHONG-GAY-NHAM-LAN-KHI-DANG-KY-NHAN-HIEU-HOAC-THUONG-HIEU-O-VIET-NAM-CO-THE-BAN-CHUA-BIET

[2] TTAB (viết tắt từ cụm từ tiếng Anh “The Trademark Trial and Appeal Board”) là một cơ quan chuyên môn trực thuộc Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) có chức năng giải quyết tranh chấp nhãn hiệu gồm phản đối hoặc hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu và giải quyết khiếu nại chống từ chối bảo hộ nhãn hiệu bởi USPTO. Xem thêm về TTAB: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Giai-quyet-tranh-chap-nhan-hieu-thuong-hieu-o-Hoa-Ky--thong-qua-thu-tuc-phan-doi-nhan-hieu-tai-TTAB-USPTO

[3] Hai đăng ký Trung Quốc này đều đã bị hủy hiệu lực vào năm 2012 sau khi Việt Nam nộp đơn hủy hiệu lực ở TRAB (thuộc CNIPA). Xem thêm “Vì sao Việt Nam giành lại được chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột bị mất ở Trung Quốc”: http://www.bross.vn/newsletter/ip-news-update/VI-SAO-VIET-NAM-GIANH-LAI-DUOC-CHI-DAN-DIA-LY--CA-PHE-BUON-MA-THUOT-BI-MAT-O-TRUNG-QUOC-Phan-1-1376

 

 

Bookmark and Share
Relatednews
Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam, UK, Mỹ, EU và Trung Quốc
Cấp quyền nhân vật (merchandising rights) và các khía cạnh pháp lý cần lưu ý cho bên cấp quyền và bên nhận quyền
So sánh Đăng bạ chính (Principal Register) và Đăng bạ phụ (Supplemental Register) khi đăng ký nhãn hiệu ở USPTO
10 Key Changes in Enforcing Patent, Design, Trademark Rights via Administravive Measure under Revised Decree 99/2013/NĐ-CP
Qatar tham gia Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Thương hiệu giả mạo “Phở Thìn 13 Lò Đúc” bị hủy bỏ hiệu lực ở Hàn Quốc
10 thay đổi lớn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.