Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam: Có lợi ích gì và kinh nghiệm tránh bị từ chối bảo hộ
(Ngày đăng: 2023-09-21)

Đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam: Có lợi ích gì và kinh nghiệm tránh bị từ chối bảo hộ

 

Luật sư Lê Quang VinhBross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Nhãn hiệu là gì?

 

Nhãn hiệu (còn hay được gọi là thương hiệu) là các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở kinh doanh khác nhau. Ví dụ: “Samsung Galaxy S10” và “Apple iPhone 11” cùng dùng cho điện thoại thông minh và hoàn toàn phân biệt được với nhau.

 

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể gồm cả dấu hiệu âm thanh và dấu hiệu nhìn thấy được, chẳng hạn dấu hiệu nhìn thấy được gồm chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình 3 chiều hoặc sự kết hợp giữa chúng được thể hiện dưới dạng đen trắng hoặc màu săc. Ví dụ 4 dạng dấu hiệu sau là các nhãn hiệu đang được bảo hộ:

 

Nhãn hiệu chữ

Nhãn hiệu hình

Nhãn hiệu

kết hợp chữ và hình

Nhãn hiệu 3 chiều

 

A black letter on a white backgroundDescription automatically generated

 

A black object with a white backgroundDescription automatically generated

A logo on a white backgroundDescription automatically generated

A group of gummy bearsDescription automatically generated

Bánh kẹo

Giày dép

Cà phê

Kẹo dẻo

(kẹo gấu)

 

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?

 

  • Không đăng ký nhãn hiệu hoặc đi đăng ký nhãn hiệu muộn đều dẫn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dễ gặp rủi ro pháp lý như bị buộc gỡ biển hiệu, thu hồi sản phẩm hoặc bị dọa kiện đòi bồi thường bởi đối thủ cạnh tranh sở hữu nhãn hiệu tương tự đã đăng ký trước. Ví dụ, theo bản án 32/2015/KDTM-ST ngày 17/7/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, bị đơn bị tòa án tuyên buộc bồi thường thiệt hại 2.230.595.000đ do sử dụng dấu hiệu XEXtra trên sản phẩm dược xâm phạm quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu SEFTRA của nguyên đơn.[1]
  • Doanh nghiệp không thể ngăn cấm hoặc kiện đòi người khác bồi thường do dùng tên sản phẩm trùng/tương tự với tên thương hiệu của mình chừng nào thương hiệu của doanh nghiệp chưa được cấp đăng ký bảo hộ vì Nhà nước chỉ bảo hộ quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu (thương hiệu) sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCNĐKNH).

 

Đăng ký nhãn hiệu đem lại lợi ích gì?

 

  • Doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có quyền cấm người khác dùng nhãn hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn cho sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm tương tự
  • Doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký yên tâm sản xuất kinh doanh, tránh được rủi ro pháp lý do đối thủ kinh doanh dọa nạt hoặc khởi kiện xâm phạm nhãn hiệu của họ.
  • Nhãn hiệu đã đăng ký được bảo hộ 10 năm và tiếp tục có hiệu lực nếu được gia hạn cứ sau 10 năm/lần.

 

Điều kiện gì để nhãn hiệu được cấp bảo hộ?

 

Không phải mọi dấu hiệu đều được chấp nhận đăng ký làm nhãn hiệu. Để được bảo hộ, nhãn hiệu xin đăng ký phải thỏa mãn cả 2 điều kiện:

  • Dấu hiệu xin đăng ký phải có khả năng tự phân biệt với sản phẩm mà nó chỉ định, nghĩa là nó không được mô tả công dụng, đặc tính của sản phẩm). Ví dụ: ST25 dùng gạo, Nano dùng cho máy lọc nước đều không có khả năng tự phân biệt; và
  • Dấu hiệu xin đăng ký phải không xung đột với quyền có trước của người khác, chẳng hạn như nó không trùng/tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước đã đăng ký của người khác. Ví dụ: Neo Nestle gây nhầm lẫn/xung đột với NESTLÉ cùng dùng cho sữa, Táo Khuyết gây nhầm lẫn/xung đột với APPLE cùng dùng cho điện thoại thông minh.

 

Tránh chọn thương hiệu nào khi đăng ký nhãn hiệu?

 

Các dấu hiệu mô tả (chức năng, công dụng, đặc tính), hoặc mô tả/mô tả sai lệch nguồn gốc địa lý, hoặc dấu hiệu là tên gọi chung của sản phẩm cần tránh nộp đơn đăng ký, ví dụ các dấu hiệu sau bị từ chối bảo hộ:[2]

 

Mô tả công năng

 

Tên gọi

thông thường

Mô tả đặc tính

Mô tả/mô tả sai lệch nguồn gốc

 

(phân bón)

 

 

(thép xây dựng)

A close-up of a logoDescription automatically generated

(Nước uống

tinh khiết)

 

(Dược phẩm)

 

Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định như thế nào?

 

Theo luật thì quy trình thẩm định từ lúc nộp đơn cho đến khi nhận GCNĐKNH (nếu suôn sẻ) là khoảng 12-13 tháng như 5 bước dưới đây. Tuy nhiên, thời gian hoàn thành đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài hơn tùy theo năng lực xử lý đơn tồn ở Cục sở hữu trí tuệ:

 

  • Bước 1 – Nộp đơn: Đơn đăng ký nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ được cấp luôn số đơn và ngày nộp đơn.
  • Bước 2 – Thẩm định hình thức: Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ được ban hành sau 1 tháng tính từ ngày nộp đơn.
  • Bước 3 – Công bố đơn: Đơn hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp (Tập A) trong vòng 2 tháng sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Bước 4 – Thẩm định nội dung: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định 2 điều kiện bảo hộ nhãn hiệu trong vòng trong vòng 9 tháng tính từ tháng Công bố A trước khi ban hành thông báo cấp GCNĐKNH kèm yêu cầu nộp phí cấp GCNĐKNH trong vòng 3 tháng.
  • Bước 5 – GCNĐKNH sẽ được cấp trong khoảng 1 tháng sau khi chủ đơn nộp phí cấp bằng (trong vòng 3 tháng từ khi nhận thông báo cấp GCNĐKNH).

 

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và chi phí

 

Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp 3 tài liệu sau, chúng tôi sẽ gửi tư vấn thủ tục và chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam:

 

  • Tên và địa chỉ của người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
  • Tên thương hiệu cần đăng ký (tên đánh máy hoặc logo đã thiết kế)
  • Sản phẩm dự định sẽ kinh doanh mang tên thương hiệu cần đăng ký

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) trong 3 năm liên tục (2021-2023) bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có kinh nghiệm tranh tụng các vụ án sở hữu trí tuệ tại Tòa án hoặc tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan đến sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu và quyền tác giả ở Việt Nam và nước ngoài.

 

Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 



[2] Do số lượng nhãn hiệu nộp đơn/đăng ký ở Việt Nam đã có thể lên tới trên 700.000 nhãn hiệu nên nguy cơ nhãn hiệu xin đăng ký bị từ chối sẽ ngày càng cao vì lý do nó không thỏa mãn một trong hai điều kiện bắt buộc: tự phân biệt và không xung đột với nhãn hiệu của người khác có trước. Xem thêm một số mẹo đặt tên thương hiệu trước khi đăng ký nhãn hiệu để tránh bị từ chối bảo hộ: 9 Mẹo hay giúp bạn đăng ký thành công nhãn hiệu (thương hiệu) ở Việt Nam | 9 Meo hay giup ban dang ky thanh cong nhan hieu thuong hieu o Viet Nam (bross.vn)

 

Bookmark and Share
Relatednews
Xâm phạm nhãn hiệu trên vũ trụ ảo nhìn từ vụ Hermes vs. Mason Rothschild ở tòa án Hoa Kỳ
Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam, UK, Mỹ, EU và Trung Quốc
Cấp quyền nhân vật (merchandising rights) và các khía cạnh pháp lý cần lưu ý cho bên cấp quyền và bên nhận quyền
So sánh Đăng bạ chính (Principal Register) và Đăng bạ phụ (Supplemental Register) khi đăng ký nhãn hiệu ở USPTO
10 Key Changes in Enforcing Patent, Design, Trademark Rights via Administravive Measure under Revised Decree 99/2013/NĐ-CP
Qatar tham gia Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Thương hiệu giả mạo “Phở Thìn 13 Lò Đúc” bị hủy bỏ hiệu lực ở Hàn Quốc
10 thay đổi lớn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.