Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Hệ thống sở hữu trí tuệ Trung Quốc: 5 rủi ro và thách thức về bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý ở Trung Quốc
(Ngày đăng: 2023-07-26)

Hệ thống sở hữu trí tuệ Trung Quốc: 5 rủi ro và thách thức

 về bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý ở Trung Quốc

 

Luật sư Lê Quang VinhBross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Là hãng luật sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) bởi Legal 500 Asia Pacific có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc, Bross & Partners chia sẻ dưới đây một phần bài tham luận của luật sư Lê Quang Vinh được Cục Sở hữu trí tuệ mời trình bày tại hội thảo diễn ra tại Hà Nội ngày 20/07/2023 “Đăng ký bảo hộ, quản lý và khai thác phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại Trung Quốc” có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Cơ quan sở hữu trí tuệ Trung Quốc (CNIPA).

 

Hệ thống sở hữu trí tuệ của Trung Quốc phát triển nhanh ngoạn mục

 

Trung Quốc là một trong năm cơ quan sở hữu trí tuệ lớn nhất thế giới (hay còn gọi là IP5).[1] Hệ thống sở hữu trí tuệ Trung Quốc được xem là phát triển nhanh và ngoạn mục nhất thế giới với bằng chứng là họ đạt được rất nhiều thành tựu lớn trong thời gian gần đây.[2] Lần đầu tiên vào năm 2020, Trung Quốc có tới 124 công ty - nhiều hơn so với 121 công ty của Mỹ - nằm trong bảng xếp hạng Fortune Global 500 trong khi còn nhớ rằng vào năm 1990 Trung Quốc không có một công ty nào thuộc bảng xếp hạng Fortune Global 500 lần đầu xuất hiện cùng năm đó.[3]

 

Trung Quốc nhiều năm liền giữ vị trí quán quân thế giới về sáng chế với 1,5 triệu đơn năm 2020 chiếm 45,7% tổng lượng đơn sáng chế toàn cầu, 9,3 triệu đơn nhãn hiệu so với 17 triệu đơn của thế giới.

 

Pháp luật sở hữu trí tuệ của Trung Quốc liên tục được cập nhật sửa đổi cùng với việc tham tích cực của Tòa án tối cao hướng dẫn xét xử để theo kịp sự phát triển của khoa học và internet. Ví dụ, Tòa án Trung Quốc rất nhanh chóng xét xử vụ án về quy trách nhiệm thứ cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian (ISP) và xác định trách nhiệm pháp lý của các chủ thể có liên quan đến việc sử dụng định danh tài sản số (NFT) xâm phạm quyền tác giả như trong vụ Shenzhen Qice Diechu Cultural and Creative Co., Ltd. khởi kiện Hangzhou Yuanyuzhou Technology Co., Ltd.[4]

 

Trung Quốc cũng là nơi tranh tụng sở hữu trí tuệ nhiều nhất thế giới, trong đó ghi nhận năng lực xét xử tốc độ cao và hiệu quả của hệ thống tòa án sở hữu trí tuệ (specialized IP courts) và tòa án đặc biệt về sở hữu trí tuệ (IP tribunals). Ví dụ, năm 2017 hệ thống tòa án Trung Quốc nhận được 237.242 vụ án sở hữu trí tuệ và đã giải quyết được 225.678 vụ so với 8.857 vụ án được xét xử bởi hệ thống tòa án Hoa Kỳ trong cùng năm 2017, hoặc so với 114.952 vụ được xét xử bởi hệ thống tòa án Liên minh Châu Âu (gồm tòa án 28 quốc gia thành viên và các tòa thuộc EU).[5]

Một điểm nhấn nữa rất đáng chú ý là năm 2020, Trung Quốc thể hiện quyết tâm rõ rệt hơn để chống hiện tượng chiếm đoạt nhãn hiệu của chủ thể quyền nước ngoài (bad faith) bằng việc bổ sung quy định từ chối bảo hộ nhãn hiệu xin đăng ký thiếu ý định sử dụng thực sự, và từ chối bảo hộ “đơn đăng ký bất thường”.

 

5 rủi ro về bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý ở Trung Quốc

 

Doanh nghiệp Việt Nam (cũng tương tự như các doanh nghiệp nước ngoài từ EU và Mỹ) có hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc đều có thể gặp rất nhiều rủi ro và thách thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc như 5 tổng kết thực tiễn dưới đây:

 

1.   Thương hiệu bị mất rất dễ và nhanh ở Trung Quốc. Thống kê cho thấy số lượng nhãn hiệu/thương hiệu bị chiếm đoạt (lợi dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc giới hạn quyền độc quyền theo lãnh thổ) dưới dạng đăng ký trái phép với Cơ quan sở hữu trí tuệ Trung Quốc (CNIPA) là rất lớn, thường chiếm 30% tổng số vụ việc hành chính được nộp tại CNIPA. Ví dụ, năm 2018 trong vụ Wuhan Zhong Jun Campus Services Co., Ltd vs. TRAB liên quan đến hủy nhãn hiệu “360安钱宝”theo đăng ký 13888086, Tòa án tối cao Trung Quốc (SPC) nhận định rằng chủ sở hữu đã nộp hơn 1.000 nhãn hiệu mà hầu hết trong số đó đều tương tự với các nhãn hiệu có danh tiếng của người khác. Một ví dụ tiếp theo dưới đây cho thấy đối thủ Trung Quốc copy nguyên si nhãn hiệu của chủ nhãn hiệu Việt Nam nộp tại CNIPA, điều đáng nói là ngày đối thủ nộp ở CNIPA thậm chí còn sớm hơn tới gần 6 tháng so với ngày nhãn hiệu của chính chủ nộp đơn ở Việt Nam dẫn tới hệ quả là đơn đăng ký quốc tế xin hưởng ngày ưu tiên 6 tháng theo đơn Việt Nam trở nên vô nghĩa:

A close up of a labelDescription automatically generated

Đăng ký Trung Quốc 19982153

Nộp 17/05/2016

Hiệu lực đến 2027/09/20

Nhóm 29: Sữa chua; đồ uống từ sữa (chủ yếu là sữa); các sản phẩm từ sữa,..

Chủ nhãn hiệu: Quảng Tây Pingxiang Hongye Trading Co., Ltd.

Văn bằng bảo hộ ở Việt Nam

A group of logos on a white backgroundDescription automatically generated

Đăng ký VN 318441

Nộp 03/11/2016 cấp 18/04/2019

Đăng ký quốc tế số 1345878 ngày 07/11/2016

Nhóm 29: Sữa; sản phẩm sữa; sữa chua; váng sữa; phô mai; sữa chua nước.

Nhóm 35: Quảng cáo, xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ: sữa và sản phẩm sữa.

Chủ nhãn hiệu: Công ty cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu

2.   Nhãn hiệu copy của người khác vẫn được cấp bảo hộ do khác phân loại phụ (sub-class) sản phẩm. Trung Quốc phát triển hệ thống phân loại phụ (sub-class) sản phẩm phức tạp nhằm tiếp tục chi tiết hóa 45 nhóm sản phẩm/dịch vụ của Thỏa ước Nice trước khi kết luận về khả năng gây nhầm lẫn (likelihood of confusion). Theo đó, chỉ nhãn hiệu xin đăng ký nào trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu có trước trùng hoặc tương tự dùng cho sản phẩm trùng hoặc tương tự mới bị từ chối bảo hộ. Hệ quả là 2 nhãn hiệu trùng nhau, kể cả trong trường hợp cùng nhóm, hoặc chỉ định  vẫn có thể cùng được bảo hộ miễn là phân loại phụ sản phẩm của chúng là khác nhau. Chẳng hạn như phân loại phụ 2501-05 (quần áo), 2507 (giày dép) và 2508 (đồ đội đầu) khác loại với phân loại phụ 2509 (bít tất), 2510 (găng tay), 2511 (cà vạt, khăn quàng cổ) và 2512 (dây lưng). Một ví dụ nữa là nhãn hiệu xin đăng ký Vinamilk của chủ đơn Trung Quốc tuy trùng với nhãn hiệu Vinamilk nổi tiếng của Việt Nam nhưng vẫn được cấp vì sản phẩm ở nhóm 16 xin đăng ký không tương tự với sản phẩm được bảo hộ ở nhóm 29 & 30.

 

 

Đăng ký Trung Quốc 41724690

Nộp 18/10/2019

Hiệu lực: 20/09/2030

Nhóm 16: Báo, tạp chí, ảnh

Chủ nhãn hiệu: Hainan Zhengshengrui International Trade Co., Ltd.

Similar code: 1606; 1607

Đăng ký quốc tế 1382905

Nộp 29/08/2017

Hiệu lực: 29/08/2027

Nhóm 29: Sữa, sữa chua, sữa đậu nành, phô mai

Nhóm 30: bánh ngọt, ngũ cốc dinh dưỡng

Chủ nhãn hiệu: Vinamilk

Similar code: 2907

 

3.   Nhãn hiệu chứa tên địa danh nước ngoài kể cả tên địa danh cấp tỉnh không mặc nhiên bị từ chối. CNIPA thường không từ chối bảo hộ nhãn hiệu chứa tên địa danh của Việt Nam ngay cả khi nhãn hiệu đó là tên địa danh cấp tỉnh vì Điều 10(8) Luật nhãn hiệu Trung Quốc quy định chỉ tên địa danh nước ngoài được biết tới bởi công chúng của Trung Quốc mới không đủ điều kiện đăng ký. Ví dụ: Bến Tre là tên một tỉnh của Việt Nam nổi tiếng về kẹo dừa nhưng vẫn được cấp bảo hộ bởi nhiều chủ thể khác nhau ở Trung Quốc

53616341

06/02/2021

Nhóm 30: Đồ ăn nhẹ làm từ ngũ cốc; kẹo; bánh quy; bánh bao

Quảng Tây Dongxing Fuhua Food Import & Export Co., Ltd.

Hiệu lực đến 13/09/2031

A black letter on a white backgroundDescription automatically generated

58704466

24/08/2021

Nhóm 30: Bích quy, ngũ cốc

Quảng Tây Dongxing Fuhua Food Import & Export Co., Ltd.

Hiệu lực đến 27/02/2033

46051979

07/05/2020

Nhóm 30: Gia vị, tinh bột

Thành Đô Huixin Food Co., Ltd.

Hiệu lực đến 2031/8/13

4.   CNIPA mặc định nhãn hiệu xin đăng ký chứa tên địa danh nước ngoài không làm công chúng hiểu lầm về nguồn gốc địa lý. CNIPA thường không thẩm định kỹ (do sức ép đảm bảo tốc độ thẩm định chỉ còn 4 tháng) liệu nhãn hiệu xin đăng ký có chứa chỉ dẫn địa lý của nước ngoài hay không nên dễ dẫn sai lầm vẫn cấp bảo hộ cho nhãn hiệu xin đăng ký chứa chỉ dẫn địa lý được bảo hộ của Việt Nam vì Điều 16 Luật nhãn hiệu còn đòi hỏi bằng chứng chứng minh rằng hàng hóa mang tên địa lý đó không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó nên dẫn tới làm công chúng hiểu nhầm về nguồn gốc thì mới bị từ chối. Ví dụ: bất luận Phú Quốc và Buôn Ma Thuột là các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam nhưng vẫn được CNIPA cấp bảo hộ nhãn hiệu ở Trung Quốc

A logo with a fish and a cityDescription automatically generated

Đăng ký 9448516

Nộp ngày: 11/05/2011

Hiệu lực đến: 27/09/2032

Nhóm 30: nước tương, nước mắm,…

Chủ nhãn hiệu: Viet Huong Trading Company Limited (Hồng Kong)

A black and white logoDescription automatically generated

Đăng ký 7611987

Nộp ngày 14/11/2010

Nhóm 30: Cà phê; chế phẩm sinh dưỡng sử dụng như chất thay thế cà phê,…

Chủ nhãn hiệu: Công ty TNHH Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu (Trung Quốc)

5.   Rất khó chứng minh khả năng đạt tình trạng nhãn hiệu nổi tiếng để ngăn chặn đối thủ copy nhãn hiệu cho sản phẩm không tương tự. Tiêu chuẩn và chứng cứ chứng minh nhãn hiệu không đăng ký hoặc đã đăng ký được xem là nổi tiếng ở Trung Quốc là rất cao nên nhìn chung rất khó ngăn chặn đối thủ sử dụng và/hoặc đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam cho các sản phẩm không tương tự với sản phẩm mang nhãn hiệu có yêu cầu công nhận là nổi tiếng của doanh nghiệp Việt ở Trung Quốc. Ví dụ, ngay cả gã khổng lồ Apple cũng nếm mùi thất bại khi nỗ lực ngăn chặn đối thủ đăng ký và sử dụng nhãn hiệu IPHONE cho sản phẩm đồ da ở nhóm 18 (do sản phẩm đồ da không tương tự với điện thoại di động). Để có thể thắng kiện, Apple Inc phải chứng minh được nhãn hiệu I-phone cho điện thoại di động ở nhóm 09 là nổi tiếng ở Trung Quốc trước ngày 29/09/2007. Tòa cấp cao Bắc Kinh kết luận rằng hầu hết bằng chứng Apple cung cấp đều sau ngày 29/09/2007 – ngày đối thủ nộp đơn trong khi Apple lần đầu ra mắt sản phẩm Iphone vào tháng 6/2007 nhưng tận tháng 10/2007 mới bán ở Trung Quốc

A logo with a letter i in a circleDescription automatically generated

Đăng ký: 4073735

Ngày nộp: 20/05/2004

Hiệu lực: 06/10/2026

Nhóm 09: điện thoại, điện thọai cầm tay,..

Chủ nhãn hiệu: Apple Inc.

Đăng ký: 6304198

Ngày nộp: 29/09/2007

Hiệu lực: 27/04/2020

Nhóm 18: Đồ da

Chủ nhãn hiệu: Xintong Tiandi Technologies (Beijing) Ltd. 

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) trong 3 năm liên tục (2021-2023) bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có nhiều kinh nghiệm đăng ký và giải quyết tranh nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế, giống cây trồng ở Việt Nam và nước ngoài.

 

Liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603; linkedin:  (4) Le Quang Vinh | LinkedIn

 



[5] Nguồn: https://www.jdsupra.com/legalnews/china-ip-litigation-and-prosecution-20820/. Theo báo cáo năm 2020 của SPC, số lượng vụ án SHTT được hệ thống tòa án cả nước xét xử sơ thẩm tăng từ 101.000 vụ trong năm 2013 lên 467.000 vụ trong năm 2020 hay nói cách khác từ năm 2013 đến tháng 6/2021, hệ thống tòa án đã xử 2,06 triệu vụ án SHTT trong đó có 143.000 vụ sáng chế, 473.000 vụ nhãn hiệu, 1,316 triệu vụ quyền tác giả và 18.000 vụ liên quan đến hợp đồng chuyển giao công nghệ. Xem thêm:  http://www.npc.gov.cn/npc/c30834/202110/2adb18d160c945e989bc20df3641cffc.shtml

 

Bookmark and Share
Relatednews
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go