Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Hoa Kỳ: Tác phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) không được bảo hộ quyền tác giả?
(Ngày đăng: 2024-02-16)

Hoa Kỳ: Tác phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) không được bảo hộ quyền tác giả?

 

Luật sư Lê Quang VinhBross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Ảnh chụp gốc

(Hình 1)

Bức họa “the Starry Night” của Vincent Van Gogh

(Hình 2)

Tác phẩm “recent

entrance to paradise”

(Hình 3)

 

AI không thể là đồng tác giả của tác phẩm?

 

Ngày 1/12/2021, theo hồ sơ tác phẩm mỹ thuật 2 chiều có tên “Suryast”[1] (ở Hình 3 nêu trên) tại Cục bản quyền Mỹ (USCO), ông Sahni tuyên bố Tác phẩm xin đăng ký có đồng tác giả gồm bản thân ông Sahni và tác giả thứ hai là ứng dụng vẽ tranh nhân tạo Raghav.

 

Trả lời USCO yêu cầu làm rõ cách thức tạo ra Tác phẩm xin đăng ký từ công nghệ Raghav, ông Sahni giải thích rằng Tác phẩm xin đăng ký (Ảnh kết quả) được tạo ra bằng cách sử dụng Ảnh nội dung (tác phẩm gốc ở Hình 1) do chính ông là tác giả nhúng vào ứng dụng Raghav, sau đó tiếp tục nhập bức họa của Van Gogh vào ứng dụng Raghav làm Ảnh phong cách (xem Hình 2), và cuối cùng ông chọn một biến số có thể làm thay đổi phong cách nghệ thuật để tạo ra Ảnh kết quả (Tác phẩm xin đăng ký). Và kết quả là, theo ông, ứng dụng Raghav là đồng tác giả vì đóng góp của nó là khác biệt và độc lập với đóng góp của ông.

 

USCO từ chối cấp đăng ký lập luận rằng Tác phẩm xin đăng ký thiếu yếu tố tác giả phải là con người – điều kiện bắt buộc để có thể được cấp đăng ký quyền tác giả theo pháp luật bản quyền Mỹ. Bất luận có yếu tố tác giả là con người như tác phẩm ở Hình 1 (Ảnh nội dung), Cục bản quyền Mỹ cho rằng tác giả con người không thể phân biệt hoặc tách biệt với tác phẩm cuối cùng được tạo ra bởi chương trình máy tính.

 

Lần thứ 2 khiếu nại chống từ chối của USCO lên Hội đồng giải quyết khiếu nại USCO, ông Sahni trình bày 3 lập luận. Một là, Raghav chỉ đóng vai trò là phần mềm hỗ trợ trong khi vấn đề sáng tạo được quyết định bởi chính ông thể hiện ở việc lựa chọn ảnh gốc, chọn bức họa của Van Gogh làm đầu vào phong cách, và đặt biến số thay đổi phong cách sáng tác. Hai là, ông Sahni cho rằng ông vẫn đảm bảo tuân thủ nguyên tắc có yếu tố tác giả là con người ở Tác phẩm xin đăng ký ở chỗ ông chụp ảnh gốc và lệnh ứng dụng Raghav thay đổi màu sắc, hình dạng, phong cách, cụ thể hơn là ông vẫn có khả năng kiểm soát và tạo ra Tác phẩm xin đăng ký chứa yếu tố như hoàng hôn, tòa nhà như chính ông lựa chọn. Ba là, Tác phẩm xin đăng ký không phải là tác phẩm phái sinh (derivative work) vì nó không giống về cơ bản với với tác phẩm của Van Gogh.

 

USCO tiếp tục bảo lưu quan điểm từ chối

 

Hội đồng giải quyết nại USCO đồng ý rằng tác phẩm nhiếp ảnh ở Hình 1 là tác phẩm độc lập có tác giả vì nó được định hình[2] riêng với Tác phẩm xin đăng ký. Tiếp đến, phân tích sự sáng tạo của Tác phẩm xin đăng ký được tạo ra từ AI, Hội đồng viện dẫn giải thích của ông Sahni nói rằng Raghav là công cụ trí tuệ nhân tạo sử dụng máy học để thực hiện mô hình “Neural Style Transfer” (NST) – mô hình sử dụng thuật toán thao tác xử lý hình ảnh hoặc video kỹ thuật số mà có khả năng tạo ra hình ảnh có nội dung giống như Ảnh nội dung nhưng lại có phong cách dựa theo ảnh khác được chọn sẵn. Viện dẫn thêm giải thích của Sahni nói rằng công cụ Raghav được tạo ra bằng cách đào tạo mạng lưới thần kinh để nhận biết hình ảnh có sử dụng tệp dữ liệu lên tới 14 triệu hình ảnh (gọi là ImageNet) rồi sau đó huấn luyện NST trên tệp dữ liệu khác gồm Ảnh nội dung và Ảnh phong cách để NST học cách chuyển đổi phong cách từ Ảnh phong cách theo Ảnh nội dung. Theo đó, ngụ ý của ông Sahni nói rằng Ảnh kết quả không đơn giản được tạo ra chỉ bằng việc xếp lớp Ảnh phong cách lên nền của Ảnh nội dung mà thay vì thế Ảnh kết quả được tạo ra bởi công cụ Raghav là một ảnh mới được hình thành dựa trên đặc điểm mà nó học được từ Ảnh nội dung và Ảnh phong cách.

 

Chỉ tác phẩm nguyên gốc có tác giả là con người và được định hình ở vật thể hữu hình mới được bảo hộ quyền tác giả theo Điều 17 U.S.C. § 102(a) Luật bản quyền Hoa Kỳ. Căn cứ theo tiêu chuẩn pháp lý đó, Hội đồng kết luận rằng Tác phẩm xin đăng ký không phải là sản phẩm sáng tạo của con người, cụ thể hơn là yếu tố hình thức thể hiện ở Tác phẩm xin đăng ký không được làm bởi ông Sahni vì chính ông thừa nhận ông đưa 3 dữ liệu đầu vào cho công cụ Raghav: Ảnh nội dung, Ảnh phong cách, và “biến số xác định mức độ thay đổi phong cách”. Điều này có nghĩa, chính Raghav, chứ không phải ông Sahni, chịu trách nhiệm xác định cách nội suy Ảnh nội dung và Ảnh phong cách phù hợp với biến số xác định mức độ thay đổi phong cách, chứ bản thân ông Sahni không kiểm soát được các yếu tố như hoàng hôn, mây và tòa nhà được bố trí ở đâu, liệu chúng sẽ xuất hiện như thế nào, và màu sắc gì được dùng cho chúng.

 

Với các phân tích trên, Hội đồng tiếp tục quyết định từ chối cấp đăng ký quyền tác giả cho Tác phẩm xin đăng ký.

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) 3 năm liên tiếp 2021-2023 bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có kinh nghiệm đăng ký quyền tác giả ở Mỹ và giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, nhãn hiệu, sáng chế, giống cây trồng) ở Việt Nam và nước ngoài.

 

Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 

 

 


[1] Xem quyết định ngày 11/12/2023 của Hội đồng giải quyết khiếu nại thuộc Cục Bản quyền Hoa Kỳ (USCO) từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật “Suryast”: SURYAST.pdf (copyright.gov)

[2] Định hình (fixation) là tiêu chuẩn pháp lý bắt buộc thứ hai để một tác phẩm văn học nghệ thuật theo Công ước Berne được bảo hộ pháp lý. Tiêu chuẩn băt buộc thứ nhất là tính nguyên gốc (originality) nghĩa là tác phẩm phải do chính tác giả sáng tạo ra, không sao chép của người khác. Xem thêm bản chất pháp lý của quyền tác giả ở link: Bản chất pháp lý của quyền tác giả theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam | Ban chat phap ly cua quyen tac gia theo Luat so huu tri tue Viet Nam (bross.vn) hoặc Bản chất pháp lý của quyền tác giả theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - Lexology

 

Bookmark and Share
Relatednews
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go