Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
(Ngày đăng: 2024-02-26)

Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019

với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”

 

Luật sư Lê Quang VinhBross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Cơ quan sở hữu trí tuệ Trung Quốc (“CNIPA”) đã công bố dự thảo sửa đổi Luật nhãn hiệu 2019 (“Dự Thảo”)[1] lấy trọng tâm là chống hiện tượng “đăng ký nhãn hiệu không trung thực” hay còn gọi là “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu” (bad faith).[2] Bross & Partners khái lược các sửa đổi quan trọng đặc biệt là quy định chống bad faith.

 

5 căn cứ xác định “dụng ý xấu” và chủ đơn có “dụng ý xấu” bị trừng phạt nặng

 

Điều 22 của Dự Thảo lần đầu xác định hành vi bad faith thuộc 1 trong 5 trường hợp:

  1. Nộp đơn đăng ký mà không có ý định sử dụng hoặc nộp đơn với số lượng lớn gây gián đoạn trật tự quản lý hoạt động đăng ký nhãn hiệu
  2. Nộp đơn dùng thủ đoạn gian lận hoặc phương thức khác không phù hợp
  3. Đăng ký nhãn hiệu gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc gây tác động không lành mạnh
  4. Nộp đơn đăng ký chủ đích gây hại cho quyền hoặc lợi ích hợp pháp của người khác, hoặc tìm kiếm lợi ích không phù hợp vi phạm Điều 18, 19 và 23
  5. Thực hiện các hành vi không trung thực khác trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

 

 

 

Ngoài việc đơn đăng ký nhãn hiệu phải bị từ chối như Điều 22, theo Điều 67, chủ đơn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính dưới hình thức cảnh cáo hoặc bị phạt tiền lên tới 50,000NDT (khoảng 170 triệu VND). Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị phạt tiền tối đa không quá 250,000NDT (khoảng 850 triệu VND). Ngoài việc bị xử phạt, chủ đơn có dụng ý xấu còn chịu biện pháp khắc phục hậu quả là bị tịch thu sung công khoản tiền thu lợi bất chính.

 

Theo Điều 83, nếu bên thứ ba - người có quyền hoặc lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi hành vi nộp đơn đăng ký có chủ đích gây hại bởi chủ đơn có có dụng ý xấu vi phạm Điều 22.4 – bị tổn thất bởi hành vi này thì còn có quyền khởi kiện ra tòa án đòi bồi thường thiệt hại cho tổn thất đó. Mức bồi thường được chấp nhận ít nhất bằng chi phí hợp lý mà bên thứ ba tiêu tốn để chống chủ đơn có dụng ý xấu.

 

Theo Điều 45-47, Dự Thảo còn lần đầu đề xuất nghĩa vụ chuyển giao (chuyển nhượng) bắt buộc nhãn hiệu đã đăng ký dưới tên của chủ đơn có dụng ý xấu cho chính chủ (chủ sở hữu quyền có trước dưới dạng nhãn hiệu nổi tiếng hoặc nhãn hiệu đã sử dụng và có ảnh hưởng nhất định).

 

Chủ đơn phải sử dụng hoặc cam kết sử dụng nhãn hiệu

 

Dự Thảo lần đầu áp đặt nghĩa vụ sử dụng hoặc cam kết sử dụng nhãn hiệu bằng quy định ở Điều 5 nói rằng chủ đơn cần chứng minh nhãn hiệu xin đăng ký thực tế đang được sử dụng hoặc nếu chưa sử dụng tại thời điểm nộp đơn thì cần phải nộp kèm cam kết sẽ sử dụng nhãn hiệu. Để thực thi quy định mới này, Điều 61 bổ sung mới quy định rằng trong vòng 12 tháng cứ sau 5 năm tính tính từ ngày phê duyệt bảo hộ, chủ nhãn hiệu cần nộp tuyên bố nhãn hiệu đã đăng ký đang được sử dụng cho sản phẩm đã đăng ký hoặc nếu chưa sử dụng thì cần giải thích lý do chưa sử dụng. CNIPA có quyền hủy bỏ nhãn hiệu đã đăng ký nếu chủ nhãn hiệu không thực hiện nghĩa vụ kể trên.

 

Ngoài việc bên thứ ba có quyền yêu cầu CNIPA chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu đã đăng ký vì lý do không sử dụng liên tục trong thương mại 3 năm liên tiếp theo Điều 49 ở Luật nhãn hiệu 2019 hiện hành, Dự Thảo còn cho phép chính CNIPA có quyền tự mình hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký nếu chủ nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc ở quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể, gây tổn hại đến người tiêu dùng theo Điều 63.

 

Cũng cần đặc biệt lưu ý quy định ngăn chặn việc nộp đơn lặp lại (repeated filings) cùng một sản phẩm cho cùng một loại sản phẩm, cụ thể Điều 14 sửa đổi quy định chủ đơn chỉ được đăng ký một nhãn hiệu trùng cho cùng một loại hàng hóa hoặc dịch vụ. Chủ đơn đang sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký thì không thể lại nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu của anh ta bất luận nhãn hiệu có trước của anh ta thuộc tình trạng đang xét nghiệm (pending), đã đăng ký, từ bỏ quyền, hủy bỏ hiệu lực, trừ một số ngoại lệ nhất định hoặc trừ trường hợp chủ đơn đồng ý từ bỏ quyền đối với nhãn hiệu có trước đã đăng ký.

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) trong 3 năm liên tục (2021-2023) bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có nhiều kinh nghiệm liên quan đến đăng ký và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu (thương hiệu) ở Trung Quốc.

 

Vui lòng liên hệ Email: vinh@bross.vn; Mobile: 0903287057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 

 

Bookmark and Share
Relatednews
Xâm phạm nhãn hiệu trên vũ trụ ảo nhìn từ vụ Hermes vs. Mason Rothschild ở tòa án Hoa Kỳ
Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam, UK, Mỹ, EU và Trung Quốc
Cấp quyền nhân vật (merchandising rights) và các khía cạnh pháp lý cần lưu ý cho bên cấp quyền và bên nhận quyền
So sánh Đăng bạ chính (Principal Register) và Đăng bạ phụ (Supplemental Register) khi đăng ký nhãn hiệu ở USPTO
10 Key Changes in Enforcing Patent, Design, Trademark Rights via Administravive Measure under Revised Decree 99/2013/NĐ-CP
Qatar tham gia Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Thương hiệu giả mạo “Phở Thìn 13 Lò Đúc” bị hủy bỏ hiệu lực ở Hàn Quốc
10 thay đổi lớn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.