Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Các sửa đổi quan trọng trong Dự thảo Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ nhằm tuân thủ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA)
(Ngày đăng: 2020-12-16)

Các sửa đổi quan trọng trong Dự thảo Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ

nhằm tuân thủ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA)

 

Email: vinh@bross.vn

 

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ nhằm thi hành các cam kết về sở hữu trí tuệ trong các hiệp định thương mại đa phương mà Việt Nam đã ký kết, trong đó đặc biệt là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Châu Á Thái Bình Dương (CPTPP)[1] và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) gần đây, đã chính thức được đăng tải công khai bởi Bộ Khoa học và Công nghệ để lấy ý kiến công chúng[2]

 

Hầu hết các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi 2 lần vào các năm 2009 và 2019 sẽ tiếp tục được sửa đổi, bổ sung. Dưới đây là tóm lược nhanh các sửa đổi, bổ sung quan trọng có trong Dự Thảo liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng để bạn đọc dễ tham chiếu:

 

  1. Dự Thảo bổ sung, làm rõ về quyền kinh tế như quyền biểu diễn; quyền sao chép; quyền phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng; quyền truyền đạt, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn; quyền cho thuê và quy định về hết quyền.

 

  1. Dự Thảo luật hóa nhiều quy định đang tồn tại ở cấp văn bản dưới luật như Nghị định 22/2018/NĐ-CP như: (i) định nghĩa tác giả, đồng tác giả và không công nhận người hỗ trợ, góp ý hoặc cung cấp tư liệu để sáng tạo tác phẩm là tác giả (điều 6 22/2018/NĐ-CP); (ii) sao chép tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền thù lao nếu có mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không có mục đích thương mại (điều 22 22/2018/NĐ-CP); (iii) khái niệm sao chép tác phẩm (điều 3.5 Nghị định 22/2018/NĐ-CP); luật hóa quy định ở Thông tư liên tịch 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, chẳng hạn doanh nghiệp này phải gỡ bỏ và xoá nội dung thông tin số vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, cắt, ngừng và tạm ngừng đường truyền Internet, đường truyền viễn thông khi nhận được yêu cầu bằng văn bản.

 

  1. Dự Thảo bổ sung các thuật ngữ, khái niệm mới: tiền bản quyền trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan khi sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát song; thông tin quản lý quyền nhằm mục đích xác định về tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa cũng như thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

 

  1. Dự Thảo đề xuất biện pháp hạn chế khả năng xảy ra xung đột nội sinh[3] giữa quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể là xung đột giữa tác giả nắm quyền nhân thân (không thể chuyển giao, không thể chuyển nhượng) với chủ sở hữu quyền tác giả nắm quyền tài sản khi sữa chữa, nâng cấp phần mềm bằng việc quy định mới nguyên tắc tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có thể thỏa thuận về sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính; bổ sung quy tắc sử dụng hợp lý (fair use) đối với bản sao dự phòng[4] của chương trình máy tính; bổ sung làm rõ thêm về sử dụng hợp lý quyền tác giả và quyền liên quan gồm sử dụng tác phẩm, quyền liên quan không phải xin phép và không phải trả thù lao, và sử dụng tác phẩm, quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải phải trả thù lao; làm rõ quyền của tổ chức phát song, người sản xuất bản ghi âm và ghi hình, người biểu diễn; làm rõ hành vi xâm phạm quyền tác giả; quyền liên quan.

 

  1. Dự Thảo bổ sung đối tượng bảo hộ mới làm nhãn hiệu là nhãn hiệu âm thanh; sửa đổi nhỏ đối với nhãn hiệu nổi tiếng; giảm về 3 năm thay vì 5 năm đối với nhãn hiệu đã hết hạn vẫn được sử dụng làm đối chứng; loại bỏ khái niệm nhãn hiệu liên kết; xây dựng mới cơ chế phản đối đơn đăng ký SHCN tách bạch với quy định về ý kiến của bên thứ 3 (mà được giữ nguyên ở điều 112 Luật SHTT); bổ sung căn cứ “dụng ý xấu” làm căn cứ hủy hiệu lực nhãn hiệu

 

  1. Dự Thảo đưa thêm quy tắc ngăn chặn đăng ký nhãn hiệu được hình thành trên cơ sở tên giống cây trồng được bảo hộ; bổ sung khái niệm chỉ dẫn địa lý đồng âm (homonymous geographical indication[5]) là các chỉ dẫn địa lý có cách phát âm hoặc cách viết trùng nhau[6]; mở rộng phạm vi bảo hộ của giống cây trồng bằng cách bổ sung đối tượng “sản phẩm chế biến từ vật liệu thu hoạch của giống cây trồng được bảo hộ

 

  1. Dự Thảo bổ sung quy tắc xác định tính mới của sáng chế; làm rõ tư cách nộp đơn hay còn gọi là quyền đăng ký sáng chế, KDCN, TKBTMTH được hình thành từ ngân sách nhà nước; làm rõ quy tắc xác định sáng chế mật và kiểm soát an ninh đối với sáng chế đăng ký ra nước ngoài; bổ sung căn cứ hủy hiệu lực sáng chế như bộc lộ không đầy đủ, sáng chế được cấp vượt quá phạm vi bộc lộ ban đầu, việc sửa đổi/bổ sung đơn sáng chế làm mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc làm thay đổi bản chất của đối tượng xin bảo hộ

 

  1. Về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Dự Thảo bổ sung quy tắc lực lượng hải quan chủ động tạm dừng làm thủ tục thông quan nếu có căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu là hàng hóa giả mạo; sửa đổi quy tắc xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử phạt hành chính để phân định rõ các trường hợp xử phạt bằng biện pháp hành chính và biện pháp dân sự.

 

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể về sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; Whatsapp/Zalo: +84903 287 057, 84-4-3555 3466; Wechat: Vinhbross2603; Skype: vinh.bross

 

Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers, Asia IP và Asian Legal Business (ALB). Bross & Partners có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn sâu hỗ trợ khách hàng trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở Việt Nam và nước ngoài.

 



[1] Xem thêm “MỘT SỐ THAY ĐỔI PHÁP LÝ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ SAU KHI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) CÓ HIỆU LỰC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ NGÀY 14/01/2019”: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/MOT-SO-THAY-DOI-PHAP-LY-QUAN-TRONG-LIEN-QUAN-DEN-LINH-VUC-SO-HUU-TRI-TUE-SAU-KHI-HIEP-DINH-DOI-TAC-TOAN-DIEN-XUYEN-THAI-BINH-DUONG-CPTPP-CO-HIEU-LUC-DOI-VOI-VIET-NAM-TU-NGAY-14012019

[2] Toàn văn Dự thảo 2.0 và Tờ trình dự án Luật sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ có thể xem được ở link: https://www.most.gov.vn/vn/Pages/chitietduthao.aspx?iDuThao=822

[3] Xem thêm “XUNG ĐỘT NỘI SINH GIỮA QUYỀN NHÂN THÂN VÀ QUYỀN TÀI SẢN TỪ 2 VỤ TRANH CHẤP BẢN QUYỀN TÁC GIẢ ĐÌNH ĐÁM TINH HOA BẮC BỘ VÀ THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT BỊ BỘC LỘ VÀ ĐỀ XUẤT CỦA BROSS & PARTNERS NHẰM GIẢI QUYẾT BẾ TẮC GIỮA GIỚI NGHỆ SĨ VÀ NHÀ ĐẦU TƯở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Xung-dot-noi-sinh-giua-quyen-nhan-than-va-quyen-tai-san-tu-2-vu-tranh-chap-ban-quyen-tac-gia-dinh-dam-Tinh-Hoa-Bac-Bo-va-Than-Dong-Dat-Viet-bi-boc-lo-va-de-xuat-cua-Bross--Partners-nham-giai-quyet-be-tac-giua-gioi-nghe-si-va-nha-dau-tu-1432 ; hoặc Hoặc xem thêm “KHÔNG THỂ TÙY Ý ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐÃ MUA ĐỨT HAY LÀ NGHỊCH LÝ PHÁT SINH TỪ XUNG ĐỘT NỘI SINH GIỮA QUYỀN NHÂN THÂN VÀ QUYỀN TÀI SẢN NHÌN TỪ 2 VỤ TRANH CHẤP BẢN QUYỀN TÁC GIẢ Ở PHÁP VÀ CANADA” ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Khong-the-tuy-y-dinh-doat-tai-san-so-huu-tri-tue-da-mua-dut-hay-la-nghich-ly-phat-sinh-tu-xung-dot-noi-sinh-giua-quyen-nhan-than-va-quyen-tai-san-nhin-tu-2-vu-tranh-chap-ban-quyen-tac-gia-o-Phap-va-Canada

[4] Điều 69 Luật Công nghệ thông tin. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin phải thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định sau đây:

1. Tổ chức, cá nhân truyền đưa thông tin trên môi trường mạng có quyền tạo ra bản sao tạm thời một tác phẩm được bảo hộ do yêu cầu kỹ thuật của hoạt động truyền đưa thông tin và bản sao tạm thời được lưu trữ trong khoảng thời gian đủ để thực hiện việc truyền đưa thông tin;

2. Người sử dụng hợp pháp phần mềm được bảo hộ có quyền sao chép phần mềm đó để lưu trữ dự phòng và thay thế phần mềm bị phá hỏng mà không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền.

[6] Ví dụ có thể xem vụ việc chỉ dẫn địa lý đồng âm rượu vang Prosecco ở link: https://www.ipaustralia.gov.au/sites/default/files/foi_log/submissions_from_winemakers_federation_of_australia.pdf

 

Bookmark and Share
Relatednews
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal
So sánh quy trình xét nghiệm nhãn hiệu ở Việt Nam và Trung Quốc

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go