Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Khiếu nại gỡ bỏ nội dung số vi phạm bản quyền theo đạo luật DMCA của Hoa Kỳ và tác động của nó đối với Việt Nam
(Ngày đăng: 2023-07-28)

Khiếu nại gỡ bỏ nội dung số vi phạm bản quyền theo

đạo luật DMCA của Hoa Kỳ và tác động của nó đối với Việt Nam

 

Luật sư Lê Quang VinhBross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

Thông báo và gỡ nội dung số xâm phạm bản quyền theo DMCA

 

Năm 1998, Mỹ thông qua đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số (“DMCA”) nhằm bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan (bản quyền) trên internet. Thông qua quy trình cho phép chủ thể quyền yêu cầu OSP gỡ bỏ nội dung số vi phạm bản quyền, Điều 512 DMCA thiết lập cơ chế “bến an toàn” (safe harbor)[1] giúp các nhà cung cấp dịch vụ trung gian (OSP hoặc ISP) tránh khỏi trách nhiệm bồi thường (trách nhiệm thứ cấp) vì lý do người dùng nền tảng của OSP xâm phạm bản quyền.[2]

 

Theo DMCA, 3 trong số 4 nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến (OSP) gồm “lưu trữ đệm” (caching), “lưu trữ nội dung thông tin số theo yêu cầu” (hosting), và “dịch vụ liên kết” (linking) phải tuân thủ quy trình “Thông Báo và Gỡ Bỏ” (notice-and-takedown system). Để được hưởng cơ chế “bến an toàn” (safe harbor), OSP còn phải đăng ký chỉ định đại diện với Cục Bản quyền Hoa Kỳ [đăng ký online chỉ định đại diện có thể thực hiện ở link: DMCA Designated Agent Directory | U.S. Copyright Office] trả phí 6 USD/đại diện/3 năm làm đầu mối để tiếp nhận khiếu nại vi phạm bản quyền và đơn phản đối đơn khiếu nại đó.

 

Quy trình Thông Báo và Gỡ Bỏ cho phép chủ thể quyền gửi Đơn Yêu Cầu [có thể tải mẫu đơn ở đây: sample-notice.pdf (copyright.gov)] thông báo OSP về nội dung số xâm phạm xuất hiện trên nền tảng của OSP, cụ thể nội dung chính của Đơn Yêu Cầu gồm: nhận dạng tác phẩm có bản quyền bị cho là vi phạm; nhận dạng nội dung số hoặc hoạt động xâm phạm (chỉ dẫn hoặc liên kết trỏ đến nội dung số đó); thông tin liên hệ của chủ thể quyền; tuyên bố của chủ thể quyền khẳng định rằng nội dung số bị sử dụng không được pháp luật cho phép hoặc không được chủ thể quyền cho phép; chủ thể quyền cam kết thông tin ở Đơn Yêu Cầu là trung thực và tự chịu trách nhiệm nếu khai không đúng.

 

Sau khi nhận được Đơn Yêu Cầu, OSP phải nhanh chóng gỡ bỏ hoặc vô hiệu hóa việc truy nhập vào nội dung số xâm phạm. Sau đó, OSP cũng phải thông báo cho người dùng (user) đã tải nội dung số lên hệ thống của OSP biết rằng nội dung số đó đã bị xóa hoặc gỡ bỏ. Khi nhận được thông tin số đã bị xóa từ OSP, người dùng có quyền gửi Đơn Phản Đối [có thể tải mẫu đơn ở đây: sample-counter-notice.pdf (copyright.gov)] kèm yêu cầu khôi phục lại nội dung số bị gỡ. Đơn Phản Đối cần có các nội dung: nhận dạng nội dung số đã bị gỡ và vị trí mà nội dung số xuất hiện trước khi bị gỡ; tuyên bố việc gỡ có thể là do nhầm lẫn hoặc chủ thể quyền xác định sai đối tượng yêu cầu gỡ bỏ; chấp thuận thẩm quyền của tòa án liên bang cấp quận.

 

OSP phải khôi phục nội dung số bị gỡ hoặc khôi phục việc truy nhập đến nội dung số bị vô hiệu hóa trong vòng từ 10-14 ngày làm việc, trừ trường hợp chủ thể quyền thông báo cho OSP rằng họ đã nộp đơn khởi kiện ra tòa án. Trong trường hợp khởi kiện ra tòa, OSP vẫn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu OSP bị xem là không thỏa mãn các điều kiện được hưởng miễn trừ trách nhiệm pháp lý, hoặc ngay cả trong trường hợp OSP được hưởng cơ chế “bến an toàn” thì tòa án vẫn có thể buộc OSP, ví dụ OSP lưu trữ nội dung số theo yêu cầu (hosting) thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, chẳng hạn như vô hiệu hóa việc truy nhập vào nội dung số vi phạm hoặc chấm dứt tài khoản của người dùng vi phạm.

 

Để có thể hình dung quy trình Thông Báo và Gỡ Bỏ theo DMCA theo một cách khác, Quý Doanh nghiệp có thể xem lại sơ đồ minh hoạ dưới đây:

A picture containing text, screenshot, diagram, fontDescription automatically generated

 

Tác động của DMCA đối với Việt Nam

 

Như vậy, ngoài việc có thể chọn “Quy trình 72 giờ & 10 ngày làm việc” hoặc “Quy trình 24 giờ” theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP[3] để bảo vệ bản quyền trên internet, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan có quốc tịch Việt Nam còn có thể sử dụng Quy trình Thông Báo và Gỡ Bỏ theo DMCA bất kể DMCA là đạo luật bản quyền của Mỹ. Sở dĩ như vậy là vì internet không có biên giới làm xuất hiện hành vi xâm phạm bản quyền đồng thời trên phạm vi toàn cầu, kéo theo hệ quả là cùng lúc tòa án ở nhiều quốc gia khác nhau đều có thể có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm do chủ thể quyền khởi kiện.

 

Nói một cách khác, các chủ thể quyền cư trú tại Việt Nam có thể khởi kiện OSP ra tòa án ở Việt Nam hoặc thậm chí ở tòa án Mỹ do mỗi nền tảng xuyên biên giới đang tuân thủ DMCA như Facebook, Youtube, TikTok, NetFlix, Instagram, LinkedIn, App Store, Google Play đều hiện có tới hàng trăm triệu đến cả tỷ người dùng trên khắp thế giới, trong đó gồm hàng chục triệu người dùng ở riêng Việt Nam.

 

Nhưng ngược lại, DMCA cũng có thể có tác động bất lợi đến cá nhân, tổ chức, OSP của Việt Nam đang sử dụng và khai thác nội dung số. Tác động bất lợi là OSP, trong trường hợp không được miễn trừ trách nhiệm pháp lý, có thể trở thành bị đơn trong vụ kiện xâm phạm bản quyền ở tòa án nước ngoài ngay cả khi họ không cư trú hoặc không có cơ sở kinh doanh ở nước ngoài như bài học gần đây trong vụ LANG VAN, INC. v. VNG CORPORATION No. 19-56452 (9th Cir. 2022).[4]

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) trong 3 năm liên tục (2021-2023) bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp bản quyền ở Việt Nam và nước ngoài bao gồm cả kháng nghị thành công cáo buộc xâm phạm phần mềm và nhãn hiệu trên App Store.

 

Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.



[1] Xem thêm về “Bến An Toàn” hay còn gọi là Safe Harbor liên quan đến việc quy trách nhiệm/miễn trách nhiệm đối với OSP đối với hành vi xâm phạm bản quyền thực hiện bởi người dùng: Miễn trách nhiệm pháp lý đối với ISP hoặc OSP theo Luật Sở hữu trí tuệ 2022 - Lexology

[3] Điều 198b Luật SHTT 2022 lần đầu quy định các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian (OSP hoặc ISP) phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan do người dùng trên nền tảng của họ gây ra, nếu họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các điều kiện để được miễn trách nhiệm. Xem thêm Bảo vệ bản quyền (quyền tác giả, quyền liên quan) trên môi trường số theo Nghị định 17/2023 | Bao ve ban quyen quyen tac gia quyen lien quan tren moi truong so theo Nghi dinh 172023 (bross.vn)

[4] Trong vụ LANG VAN, INC. v. VNG CORPORATION No. 19-56452 (9th Cir. 2022) [xem bản án phúc thẩm ở đây: 9th-Cir.-19-56452-dckt-000013_000-filed-2020-06-29-1.pdf (copyrightalliance.org)], Bị Đơn (không có cơ sở kinh doanh ở Mỹ) bị kiện ở Tòa án California vì có hành vi xâm phạm bản quyền, cụ thể là ứng dụng Zing MP3 của nó cho phép người sử dụng tải về trái phép hàng trăm ngàn lượt bài hát, bản ghi âm, bản ghi hình từ nền tảng Apple App Store và Google App Store. Xem tóm tắt và bình luận vụ án này ở link: Cảnh giác nguy cơ bị kiện xâm phạm bản quyền ở một tòa án của Hoa Kỳ ngay cả bạn không có cơ sở kinh doanh ở Mỹ | Canh giac nguy co bi kien xam pham ban quyen o mot toa an cua Hoa Ky ngay ca ban khong co co so kinh doanh o My (bross.vn) hoặc Cảnh giác nguy cơ bị kiện xâm phạm bản quyền ở một tòa án của Hoa Kỳ ngay cả bạn không có cơ sở kinh doanh ở Mỹ - Lexology

 

Bookmark and Share
Relatednews
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go