Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
ĐỌC THAM KHẢO BÁO CÁO NGHIÊN CỨU NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(Ngày đăng: 2019-11-07)

ĐỌC THAM KHẢO BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

 

Email: vinh@bross.vn

 

Nhập đề

 

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là nghĩa vụ đối với tất cả các nước thành viên của Công ước Paris 1883 và Hiệp định về các khía cạnh có liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) gắn liền với sự hình thành của Tổ chức thương mại thế giới WTO, trong đó có Việt Nam.

 

Chế định bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được đưa vào Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, trong đó NHNT được định nghĩa là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn trong 10 năm qua cho thấy có nhiều vấn đề khó khăn, bất cập liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nảy sinh trong cả thủ tục xác lập quyền lẫn thực thi bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng[1], chẳng hạn như tình trạng “tự phong”[2] khá phổ biến nhãn hiệu có trước là nhãn hiệu nổi tiếng làm căn cứ từ chối bảo hộ nhãn hiệu nộp sau bất luận hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu nộp sau không tương tự với nhãn hiệu có trước, hoặc tình trạng đánh đồng phạm vi bảo hộ của các nhãn hiệu nổi tiếng đều như nhau, hoặc sự dè dặt và lúng túng khi thụ lý và giải quyết các tranh chấp hoặc các yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng bởi cơ quan thực thi trong bối cảnh chưa có hướng dẫn cụ thể về yêu cầu chủ thể quyền phải nộp tài liệu chứng cứ chứng minh sự nổi tiếng của nhãn hiệu theo 8 tiêu chí nêu tại Điều 75 của Luật sở hữu trí tuệ[3].

 

Dự án Nhãn hiệu nổi tiếng

 

Từ thực trạng nêu trên, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Hiệp hội nhãn hiệu hàng hóa quốc tế (INTA) thực hiện Dự án “Nhãn hiệu nổi tiếng”. Dự/ án là một trong những hoạt động thuộc khuôn khổ Bản ghi nhớ được ký kết ngày 24/3/2015 giữa Thanh tra Bộ KH&CN và INTA về xây dựng, triển khai các hoạt động phối hợp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (bao gồm thực thi quyền sở hữu trí tuệ) giữa Chính phủ Việt Nam và khối doanh nghiệp tư nhân thông qua nghiên cứu phát luật, thực hiện dự án hợp tác và trao đổi kinh nghiệm liên quan tới nhãn hiệu, đặc biệt là nhãn hiệu nổi tiếng. Được triển khai tại Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2016 với ba nhóm hoạt động chính: (i) Hoạt động nghiên cứu; (ii) Hoạt động hội thảo/hội nghị và truyền thông; và (iii) Hoạt động đào tạo, khảo sát thực tế áp dụng pháp luật nhãn hiệu nổi tiếng[4].

 

Dự án kết thúc và báo cáo nghiên cứu 190 trang

 

Vinh dự được chọn là một trong hai nghiên cứu viên thuộc nhóm nghiên cứu của Dự án nhãn hiệu nổi tiếng (luật sư Lê Quang Vinh thuộc hãng luật Bross & Partners[5] và tiến sĩ Phan Ngọc Tâm – Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh), các tác giả đã nỗ lực cho ra đời báo cáo nghiên cứu 190 trang và được phê duyệt bởi ban điều phối dự án.

 

Trong quá trình tham gia Dự án nhãn hiệu nổi tiếng, nhóm nghiên cứu phải vượt qua 3 hội thảo và tọa đàm phản biện chuyên môn có sự tham gia của ban điều phối dự án gồm đại diện INTA và Bộ Khoa học và Công nghệ, đại diện của các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ gồm Cục Sở hữu trí tuệ,  Tổng cục Hải quan và Cục điều tra chống buôn lậu, Cục cảnh sát kinh tế C46 (nay là C03), Cục quản lý thị trường, tòa án, đại diện của EuroCham, đại diện của các thương hiệu tham gia dự án nhãn hiệu nổi tiếng như Vinacafé, Vinamilk, Ikea, Nike, Petrolimex, Minh Phu, BMW

 

Hội thảo lần thứ nhất[6] ngày 16/6/2016 tại khách sạn EdenStar, 38 Bùi Thị Xuân, thành phố Hồ Chí Minh nhóm nghiên cứu phải trình bày và nghe phản biện đề cương nghiên cứu. Đại diện INTA tỏ ra khá hài lòng với sự khởi đầu chất lượng và đã có bài viết trên INTA Bulletin, Vol. 71, No. 12 hiển thị ở trang chủ của INTA với tựa đề “Successful start to INTA-MOST Well-known Mark Dialogues[7]. Dưới đây là một số hình ảnh:

 

 

Hội thảo lần thứ hai tổ chức ngày 23/9/2016 tại khách sạn Grand Tourane Hotel, thành phố Đà Nẵng. Hội thảo lần đầu tiên chào đón sự có mặt của ông Ronald van Tuijl, Chủ tịch INTA nhiệm kỳ năm 2016 người cũng lần đầu tiên đến Việt Nam. Tại hội thảo, nhóm nghiên cứu phải trình bày và nghe phản biện chuyên môn liên quan đến đề xuất khung về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng[8]. Dưới đây là một số hình ảnh:

  

 

Hội thảo lần thứ ba tổ chức ngày 30/6/2017 tại khách sạn Lê Hoàng Beach, 244 Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵn. Nhóm nghiên cứu đã báo cáo toàn văn kết quả nghiên cứu bằng bản báo cáo 190 trang để nghe phản biện khoa học bởi các chuyên gia về nhãn hiệu thuộc nhóm taskforce.

Và cuối cùng, sáng 17/11/2017, lễ công bố kết quả thực hiện Dự án “nhãn hiệu nổi tiếng” được tổ chức tại Hà Nội do Thanh Tra Bộ KH&CN phối hợp với Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA) tổ chức. Lễ công bố còn có sự tham dự của ông Louis Chan – Đại diện Hội đồng Chủ tịch INTA, ông Seath Hays - Trưởng đại diện INTA tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, đại diện một số cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và Hiệp hội[9]. Đồng thời với lễ công bố, bản báo cáo nghiên cứu công phu 190 trang cũng được in và phát hành bởi bởi Nhà xuất bản khoa học và Kỹ thuật như hình bên dưới. Dưới đây là một số hình ành:

 

 

Bạn đọc quan tâm đến toàn văn báo cáo nghiên cứu nhãn hiệu nổi tiếng có thể xem lại đây:

 

 

Bross & Partners có kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng chuẩn bị và nộp hồ sơ công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, phản đối đơn nhãn hiệu của người khác dựa trên quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Chúng tôi cũng có kinh nghiệm giúp khách hàng Việt Nam đánh bại các khiếu kiện xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng nộp bởi bên thứ ba tại Campuchia[10] và Thailand[11]. Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ vinh@bross.vn hoặc điện thoại 0903 287 057.

 

Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers, Asia IP và Asian Legal Business (ALB). Với nhiều năm kinh nghiệm nổi bật và năng lực chuyên môn sâu khác biệt, Bross & Partners có thể giúp khách hàng bảo vệ hoặc tự vệ một cách hiệu quả trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở Việt Nam và nước ngoài liên quan đến bản quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu/thương hiệu và tên miền internet.

 



[1] Đây là bài tham luận mà Luật sư Lê Quang Vinh - Bross & Partners được mời tham gia trình bày, đóng góp ý kiến tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật sở hữu trí tuệ do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức ngày 22 và 23/12/2016 tại trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ. Bài tham luận này có tên gọi đầy đủ là “đề xuất hoàn thiện chế định bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”. Bài viết này cũng được công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam số 3/2019 (xem tại link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/De-xuat-sua-doi-khung-phap-ly-ve-bao-ho-nhan-hieu-noi-tieng-trong-Luat-So-huu-tri-tue-Viet-Nam-boi-Bross--Partners-da-duoc-dang-tren-Tap-chi-Khoa-hoc-va-Cong-nghe-Viet-Nam-so-thang-32019). Bản đầy đủ hơn có thể xem tại: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Hoan-thien-khung-phap-ly-ve-bao-ho-nhan-hieu-noi-tieng-o-Viet-Nam--Mot-so-giai-phap-1416

[2] Hai trong vô số ví dụ có thể kể ra gồm: nhãn hiệu Bellagio/đơn 4-2009-25326 xin đăng ký cho xe máy và phụ tùng xe máy ở nhóm 12 bị từ chối theo điều 74.2(e) Luật sở hữu trí tuệ vì Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng nó tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng Piaggio theo đăng ký quốc tế số 336048; hoặc nhãn hiệu MORI LEE/đơn số 4-2010-20207 xin đăng ký cho dịch vụ mua bán áo cưới, váy cưới và cho thuê váy cưới thuộc nhóm 35 & 45 bị từ chối theo điều 74.2(g) Luật SHTT vì Cục SHTT cho rằng nó tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu LEE được người tiêu dùng biết đến rộng rãi của The H.D. Lee Company

[3] Điều 75. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:

1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.

2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.

3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp.

4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.

5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.

7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.

8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

[4] Theo tài liệu Dự án nhãn hiệu nổi tiếng được phối hợp thực hiện bởi Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Hiệp hội nhãn hiệu hàng hóa quốc tế (INTA)

[5] Để biết thêm thông tin về Bross & Partners, có thể xem website: http://bross.vn/

[6] Thực ra ban điều phối dự án đã tổ chức hội thảo đầu tiên tại Hà Nội trước khi diễn ra Hội thảo ngày 16/6/2016 nhưng thời điểm đó luật sư Lê Quang Vinh chưa được chọn làm nghiên cứu viên của Dự án

[8] Tóm lược nội dung chính của Đề xuất khung (bằng tiếng Anh) có tại link: http://bross.vn/publication--news/publication/Most-updated-on-the-wellknown-trademark-project-1217; Chi tiết đề xuất khung về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng (tiếng Anh) có thể xem tại: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/FRAMEWORK-PROPOSAL--FOR-WELLKNOWN-MARK-PROTECTION

[10] Tại Campuchia, bạn đọc có thể tham khảo vụ việc do Bross & Partners là đại diện pháp lý bảo vệ thương hiệu Dielac Pedia của Vinamilk: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Vinamilk-gianh-chien-thang-trong-vu--khieu-kien-doi-huy-bo-hieu-luc-nhan-hieu-Dielac-Pedia-tai-Campuchia-Cambodia

[11] Tai Thái Lan, Bross & Partners hỗ trợ Công ty cổ phần phân bón Bình Điền bác bỏ thành công phản đối của Carabao Dang Energy Drink liên quan đến thương hiệu Đầu Trâu. Xem thêm: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Phan-bon-Binh-Dien-gianh-chien-thang-trong-vu-Carabao-Dang-Energy-Drink-phan-doi-cap-nhan-hieu-%E2%80%9Chinh-Dau-Trau%E2%80%9D-vi-ly-do-xam-pham-nhan-hieu-noi-tieng-Carabao-dung-cho-nuoc-tang-luc-tai-Thai-Lan-Thailand

 

Bookmark and Share
Relatednews
Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam, UK, Mỹ, EU và Trung Quốc
Cấp quyền nhân vật (merchandising rights) và các khía cạnh pháp lý cần lưu ý cho bên cấp quyền và bên nhận quyền
So sánh Đăng bạ chính (Principal Register) và Đăng bạ phụ (Supplemental Register) khi đăng ký nhãn hiệu ở USPTO
10 Key Changes in Enforcing Patent, Design, Trademark Rights via Administravive Measure under Revised Decree 99/2013/NĐ-CP
Qatar tham gia Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Thương hiệu giả mạo “Phở Thìn 13 Lò Đúc” bị hủy bỏ hiệu lực ở Hàn Quốc
10 thay đổi lớn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.