Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Tính nguyên gốc - điều kiện bắt buộc phải có để làm phát sinh quyền tác giả đối với một tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học
(Ngày đăng: 2020-07-28)

Tính nguyên gốc - điều kiện bắt buộc phải có

để làm phát sinh quyền tác giả đối với một tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học

 

Email: vinh@bross.vn

 

Tính nguyên gốc (originality) gắn liền với một tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học là điều kiện bắt buộc để tác phẩm này được bảo hộ quyền tác giả. Nói cách khác, không có tính nguyên gốc thì không có sự tồn tại của quyền tác giả, quyền liên quan. Đáng tiếc là cả Công ước Berne và Hiệp định về các khía cạnh có liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs) đều chẳng đề cập hay định nghĩa tính nguyên gốc là gì. Thành ra mỗi nước thành viên của Công ước Berne đều tự mình độc lập xây dựng tiêu chuẩn riêng về tính nguyên gốc trong pháp luật của mình. Dưới đây chúng ta cùng nhìn nhanh tiêu chuẩn pháp lý khác nhau về xác định quan niệm pháp lý “tính nguyên gốc” trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh (UK) và Liên minh Châu Âu.

 

Việt Nam: Tính nguyên gốc nghĩa là trực tiếp sáng tạo và không sao chép của người khác

 

Pháp luật Việt Nam không định nghĩa khái niệm “tính nguyên gốc” (originality) mà chỉ quy định gián tiếp rằng tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc (được tác giả trực tiếp sáng tạo và không sao chép tác phẩm của người khác)[1].

 

Tính nguyên gốc của tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học trong thực tiễn xét xử hoặc giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam nhìn chung vừa khó và vừa hiếm khi tìm thấy ở các bản án của tòa án hoặc quyết định hành chính vì một mặt số lượng vụ án sở hữu trí tuệ được xét xử bởi hệ thống tòa án ở Việt Nam là quá ít ỏi (cỡ 20-30 vụ/năm)[2] và mặt khác nguyên đơn (chủ thể quyền) hoặc luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của họ chưa có đủ hiểu biết về bản chất tồn tại của quyền tác giả dẫn tới thất bại trong quá trình tranh tụng tại tòa. Ví dụ, theo bản án sơ thẩm số 213/2014/DS-ST ngày 14/08/2014 của Tòa án nhân dân quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, nguyên đơn khởi kiện bị đơn có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm “hình thức thể hiện tranh tết dân gian” (xem hình bên dưới) kèm yêu cầu bồi thường thiệt hại[3] và xin lỗi công khai trên báo chí. Bị đơn bác bỏ yêu cầu khởi kiện và cho rằng tác phẩm mà bị đơn sử dụng khác với tác phẩm của nguyên đơn. Có vẻ như ngụ ý của Tòa án là cả tác phẩm “hình thức thể hiện tranh tết dân gian” của nguyên đơn (dù đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013) và tác phẩm bị nghi ngờ xâm phạm của bị đơn đều không có tính nguyên gốc vì Tòa án tuyên bố bác đơn khởi kiện lập luận rằng cả hai đều lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, trong khi đó, quyền tác giả của các hình ảnh riêng rẽ đã được lưu truyền lâu đời trong văn hóa dân gian không thể xác định là của ai[4].

 

 

Hoa Kỳ: Tính nguyên gốc nghĩa là phải có mức độ sáng tạo tối thiểu

 

Theo Luật bản quyền năm 1976 của Mỹ thì tính nguyên gốc phải được hiểu là tác phẩm phải có mức độ sáng tạo tối thiểu (at least some minimal degree of creativity) thì mới được bảo hộ. Không có sáng tạo tối thiểu thì không có bảo hộ quyền tác giả là lập trường của Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn sáng tạo tối thiểu – minimum of original creativity – trở thành án lệ ở Mỹ theo phán quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong vụ Feist Publications, Inc., v. Rural Telephone Service Co., 499 U.S. 340 (1991), theo đó khẳng định rằng chỉ một mình thông tin mà không có mức độ tối thiểu sáng tạo nguyên gốc thì không thể được bảo hộ quyền tác giả. Trong vụ việc này, Feist đã sao chép danh sách điện thoại của Rural để đưa vào cuốn niêm giám điện thoại của mình, sau khi Rural từ chối cấp phép thông tin dẫn đến Rural khởi kiện xâm phạm quyền tác giả đối với Feist. Tòa án phán quyết rằng thông tin chứa trong niêm giám điện thoại của Rural không phải là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả nên Feist không thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả[5].

 

Vương quốc Anh: Tính nguyên gốc có nghĩa là chỉ cần đổ mồ hôi

 

Trong khi đó, những nước đi theo học thuyết “đổ mồ hôi” (“sweat of the brow” doctrine) như Vương quốc Anh chẳng hạn lại cho rằng người tạo ra tác phẩm bằng nỗ lực, kỹ năng và chi phí của mình thì xứng đáng được bảo hộ cho thành quả lao động đó. Trong vụ Cummins v Bond được xử bởi một tòa án Anh năm 1927, một nhà ngoại cảm trong trạng thái thôi miên tuyên bố đã viết ra những gì linh hồn nói với cô, thông qua một quá trình viết tự động. Tại tòa, cô thừa nhận rằng cô không phải là tác giả sáng tạo ra văn bản viết đó. Đầu vào sáng tạo có lẽ đến từ các linh hồn. Tuy nhiên, tòa án cho rằng cô đã thực hiện đủ lao động và kỹ năng dịch và phiên âm những gì các linh hồn nói với cô, vì vậy cô có quyền tác giả đối với tác phẩm viết đó. Tòa án nhận định thêm rằng nếu một linh hồn hay hồn ma ra lệnh cho một người sống qua một phương tiện, thì phương tiện đó sở hữu bản quyền chứ không phải là linh hồn hoặc người tiếp theo chuyển đổi nó[6]

 

Liên minh Châu Âu: Tính nguyên gốc có nghĩa là sáng tạo trí tuệ riêng của tác giả

 

Liên minh Châu Âu xác định khả năng tồn tại tính nguyên gốc ở một tác phẩm bằng phép thử là liệu tác phẩm đó có phải là sáng tạo trí tuệ riêng của tác giả hay không (author’s own intellectual creation). Trong vụ Infopaq International A/S v Danske Dagblades Forening [2009], việc Tòa án Công lý Châu Âu đã ra phán quyết giải thích Chỉ thị 2001/29 / EC về việc hài hòa hóa một số khía cạnh của pháp luật bản quyền, và các điều kiện miễn trừ các hành vi sao chép tạm thời cho thấy Liên minh Châu Âu có lập trường riêng về giải thích tính nguyên gốc. Infopaq, một doanh nghiệp giám sát và phân tích truyền thông, đã tham gia vào việc gửi cho khách hàng các bài báo tóm tắt được chọn từ các tờ báo hàng ngày của Đan Mạch và các tạp chí định kỳ khác qua email. Các bài viết đã được lựa chọn trên cơ sở các tiêu chí chủ đề nhất định được khách hàng đồng ý và cung cấp bằng phương tiện thu thập dữ liệu. Danske Dagblades Forening (DDF), một hiệp hội chuyên nghiệp của các nhà xuất bản báo hàng ngày của Đan Mạch, hỗ trợ các thành viên của mình về các vấn đề bản quyền. DDF nhận thấy rằng Infopaq đã quét các bài báo cho mục đích thương mại mà không được phép và đã khiếu nại với Infopaq về thủ tục này.

 

Theo hồ sơ vụ án, quá trình thu thập dữ liệu bao gồm năm giai đoạn. Đầu tiên, các ấn phẩm được đăng ký thủ công trong cơ sở dữ liệu đăng ký điện tử. Thứ hai, các ấn phẩm được quét, tạo tệp TIFF (Định dạng tệp hình ảnh được gắn thẻ) được tạo cho mỗi trang. Khi quét xong, tệp TIFF được chuyển đến máy chủ OCR (Nhận dạng ký tự quang học). Thứ ba, máy chủ OCR chuyển tệp TIFF thành dữ liệu có thể được xử lý kỹ thuật số. Trong quá trình đó, hình ảnh của mỗi chữ cái được dịch thành mã ký tự cho máy tính biết đó là loại chữ cái nào. Quá trình OCR được hoàn thành bằng cách xóa tệp TIFF. Thứ tư, tệp văn bản được xử lý để tìm một từ tìm kiếm được xác định trước. Để giúp tìm từ dễ dàng hơn khi đọc bài viết, năm từ xuất hiện trước và sau từ tìm kiếm được ghi lại. Khi kết thúc quá trình, tệp văn bản sẽ bị xóa. Thứ năm, vào cuối quá trình thu thập dữ liệu, một trang bìa được in ra cho tất cả các trang nơi tìm thấy từ tìm kiếm có liên quan.

 

Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) cho rằng việc in ấn không mang bản chất tạm thời và cần phải có sự đồng ý trước khi Infopaq sử dụng ấn phẩm. Một đoạn trích 11 từ của tác phẩm được bảo hộ có phải là sao chép một phần theo nghĩa của Điều 2 của Chỉ thị 2001/29 / EC hay không, nếu các từ được sao chép là sự thể hiện của sáng tạo trí tuệ của tác giả?. Tóm lại, EJC cho rằng các tòa án quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu không nên cho rằng việc sao chép các đoạn trích hoặc đoạn văn là quá nhỏ và vì vậy không vi phạm bản quyền[7]

 

Bross & Partners có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng tự vệ (phòng vệ) chống cáo buộc xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm cả những vụ việc mà khách hàng bị đòi bồi thường 1,5 triệu đô la Mỹ do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; điện thoại 0903 287 057, 84-4-3555 3466; Wechat: wxid_56evtn82p2vf22; Skype: vinh.bross

 

Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers, Asia IP và Asian Legal Business (ALB). Với nhiều năm kinh nghiệm nổi bật và năng lực chuyên môn sâu khác biệt, Bross & Partners có thể giúp khách hàng bảo vệ hoặc tự vệ một cách hiệu quả trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở Việt Nam và nước ngoài liên quan đến bản quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu/thương hiệu và tên miền internet.

 



[1] Tham khảo thêm:

(a)“(PHẦN 1/4) HIỂU TOÀN DIỆN PHÁP LUẬT BẢN QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN CỦA VIỆT NAM DƯỚI DẠNG HỎI ĐÁP: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Pha%CC%80n-14-Hieu-toan-dien-phap-luat-ban-quyen-tac-gia--va-quyen-lien-quan-cua-Viet-Nam-duoi-dang-hoi-dap-

(b)Cách xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả hay còn gọi là xâm phạm bản quyền theo pháp luật Việt Nam: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Cach-xac-dinh-hanh-vi-xam-pham-quyen-tac-gia--xam-pham-ban-quyen-theo-phap-luat-Viet-Nam

[2] Tham khảo thêm “Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và thực trạng giải quyết ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-o-Viet-Nam-va-thuc-trang-giai-quyet

[3] Về bồi thường thiệt hại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, vui lòng xem thêm bài viết “6 ĐẶC TRƯNG KHÁC BIỆT CHỦ YẾU CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ SO VỚI TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ NÓI CHUNGở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/6-dac-trung-khac-biet-chu-yeu-cua-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-do-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-so-voi-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-theo-phap-luat-dan-su-noi-chung-1543

[4] Xem thêm bài báo “Tranh bị “chôm”: tòa xử, tòa không”: https://plo.vn/phap-luat/tranh-bi-chom-toa-xu-toa-khong-608576.html

[6] Quan điểm pháp lý của Hoa Kỳ về tính nguyên gốc là hoàn toàn trái ngược với quan điểm pháp lý của UK, cụ thể UK áp dụng tiêu chuẩn của tính nguyên gốc dựa trên học thuyết “đổ mồ hôi” (“sweat of the brow” doctrine), nghĩa là chỉ cần có lao động và kỹ năng là đủ coi một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Xem thêm: https://en.wikipedia.org/wiki/Cummins_v_Bond

[7] Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Infopaq_International_A/S_v_Danske_Dagblades_Forening và xem Griffiths, J 2011, “Infopaq, BSA and the “Europeanisation” of United Kingdom copyright law’, Media & Arts Law Review, vol. 16, trang 3.

 

Bookmark and Share
Relatednews
Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam, UK, Mỹ, EU và Trung Quốc
Cấp quyền nhân vật (merchandising rights) và các khía cạnh pháp lý cần lưu ý cho bên cấp quyền và bên nhận quyền
So sánh Đăng bạ chính (Principal Register) và Đăng bạ phụ (Supplemental Register) khi đăng ký nhãn hiệu ở USPTO
10 Key Changes in Enforcing Patent, Design, Trademark Rights via Administravive Measure under Revised Decree 99/2013/NĐ-CP
Qatar tham gia Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Thương hiệu giả mạo “Phở Thìn 13 Lò Đúc” bị hủy bỏ hiệu lực ở Hàn Quốc
10 thay đổi lớn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.