Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
7 dạng từ chối nhãn hiệu thường gặp ở Trung Quốc cần tránh
(Ngày đăng: 2023-02-28)

7 dạng từ chối nhãn hiệu thường gặp ở Trung Quốc cần tránh

 

Luật sư Lê Quang Vinh – Bross & Partners

Email: vinh@bross.vn

 

40.8% là tỷ lệ từ chối bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu) bởi Cơ quan sở hữu trí tuệ Trung Quốc (CNIPA) khi thẩm định trên 8.043 triệu đơn nhãn hiệu. Riêng đơn đăng ký nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, tỷ lệ từ chối bảo hộ rơi vào khoảng 30% vì báo cáo thường niên năm 2020 của CNIPA cho biết trong số 345 đơn đăng ký nộp ở CNIPA năm 2020 chỉ có 254 nhãn hiệu được cấp bảo hộ.[1] Là hãng luật được xếp hạng Nhất bởi Legal 500 Asia Pacific, Bross & Partners tổng hợp 7 dạng từ chối thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc mà doanh nghiệp nên biết để tránh.

 

1. Trung Quốc từ chối nhãn hiệu xin đăng ký chứa Metaverse, Yuan Yuzhou, từ chối sản phẩm xin đăng ký  liên quan đến Metaverse, Non-fungible Token (NFT), Cryptocurrencies, Tokens, Virtual Currencies

 

Nhãn hiệu

xin đăng ký

Sản phẩm chỉ định

Lý do từ chối

 

[ĐKQT 1649842]

Class 42: design and development of application software for metaverse, etc.

CNIPA từ chối vì dịch vụ liên quan đến vũ trụ ảo (metaverse) không được chấp nhận theo bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ của Trung Quốc

 

[ĐKQT 1661775]

Class 09: Training software; educational computer applications, etc.

Class 41: Computer education training, etc.

CNIPA từ chối đăng ký nhãn hiệu vì Metaverse có khả năng gây hiểu sai lệch cho công chúng về đặc tính kỹ thuật của hàng hóa và ý nghĩa của dịch vụ

 

[ĐKQT 1652205]

Class 09: Non-fungible tokens (NFT) or other digital tokens based on blockchain technology; computer software for managing cryptocurrency and non-fungible token (NFT), etc.

Class 36: Financial exchange of virtual currencies, etc.

CNIPA từ chối các dịch vụ liên quan đến tiền ảo (virtual currencies), tiền mã hóa (cryptocurrency), tiền điện tử (token)

 

2. Trung Quốc từ chối nhãn hiệu xin đăng ký do chứa yếu tố gây hiểu sai lệch hoặc lừa dối người tiêu dùng nếu dấu hiệu mô tả có mặt trong nhãn hiệu không được dùng cho sản phẩm có liên quan đến dấu hiệu mô tả đó:[2]

 

Nhãn hiệu

xin đăng ký

Sản phẩm chỉ định

Lý do từ chối

 

[ĐKQT 1098636]

Class 32 (among other classes): Mineral and aerated waters and other non-alcoholic drinks; fruit drinks and fruit juices, etc.

CNIPA từ chối toàn bộ do nhãn hiệu chỉ gồm chỉ dẫn tham chiếu trực tiếp đến chức năng của sản phẩm trong khi nhãn hiệu chứa từ “tea fusion” có khả năng gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng

 

[ĐKQT 1459152]

Class 09 (among other classes): Apparatus for alarming and controlling smart houses and offices, etc.

 

CNIPA từ chối toàn bộ nhãn hiệu vì “Canada” có trong nhãn hiệu trùng với tên quốc gia Canada, và hình 5 ngôi sao có thể gây hiểu sai lệch cho công chúng

 

3. Trung Quốc từ chối nhãn hiệu xin đăng ký được cấu thành bởi một hoặc hai chữ cái ghép với một hoặc hai chữ số chỉ được thể hiện ở hình thức đơn giản:[3]

 

Nhãn hiệu

xin đăng ký

Sản phẩm chỉ định

Lý do từ chối

 

 

[ĐKQT 1279163]

Class 07 (among other classes): Drilling blades for drilling machines; sawing blades for sawing machines, etc.

CNIPA từ chối bảo hộ toàn bộ cho rằng 2 chữ cái FR ghép với 3 chữ số 1, 3, 5 được trình bày đơn giản không có chức năng nhãn hiệu

996

 

[ĐKQT 1463673]

Class 41: Entertainment services, namely, providing podcasts in the field of trends in technology

CNIPA từ chối toàn bộ vì dấu hiệu gồm cả chữ số Latin ở hình thức đơn giản không có khả năng phân biệt để dùng làm nhãn hiệu

R 9

 

[ĐKQT 1596799]

Class 20: Furniture; furniture fittings, not of metal

CNIPA từ chối vì nhãn hiệu chỉ gồm một chữ cái Latin và một chữ số không có khả năng dùng làm nhãn hiệu

 

4. Trung Quốc từ chối nhãn hiệu xin đăng ký đối với dịch vụ bán buôn, bán lẻ (trừ dịch vụ bán buôn, bán lẻ dược phẩm cho người, thuốc thú ý và chế phẩm vệ sinh thuộc phân nhóm phụ subclass 3509)

 

Nhãn hiệu

xin đăng ký

Sản phẩm chỉ định

Lý do từ chối

 

[ĐKQT 1475429A]

Class 35 (among other classes): Retail store services featuring personal accessories; online retail store services featuring personal accessories.

CNIPA từ chối toàn bộ nhóm 35 vì Trung Quốc không chấp nhận bảo hộ dịch vụ bán lẻ

 

 

[ĐKQT 1011917]

Class 35 (among other classes): Trading fashionable glasses, specific glasses for bad- functioned eyes, fashion clothes, fashion bags.

CNIPA từ chối toàn bộ nhóm 35 vì Trung Quốc không chấp nhận dịch vụ kinh doanh, mua bán, bán lẻ

[ĐKQT 1519823]

Class 17: Rubber.

Class 35: Retail and wholesale services in the field of industrial products, namely rubber, rubber latex, etc.

CNIPA từ chối toàn bộ nhóm 35 vì Trung Quốc không chấp nhận các dịch vụ liên quan đến bán buôn, bán lẻ

 

5. CNIPA từ chối nhãn hiệu chỉ định “sản phẩm dược” [pharmaceuticals], từ chối nhãn hiệu liên quan đến dịch vụ chiêm tinh, tử vi, bói toán và tư vấn tâm linh

 

Nhãn hiệu

xin đăng ký

Sản phẩm chỉ định

Lý do từ chối

[ĐKQT 1479626]

Class 05 (among other classes): Pharmaceuticals; veterinary preparations; nutritional foods for animals, etc.

 

CNIPA không chấp nhận sản phẩm “dược phẩm” [pharmaceuticals] ở nhóm 05 ngay cả khi được phân loại thành mã 050453 theo Nice Classification.

 

 

 

[ĐKQT 1600808]

Class 45 (among other classes): Astrological services; astrology consultancy; horoscope casting; fortune-telling; spiritual consultancy, etc.

CNIPA từ chối một phần, cụ thể là dịch vụ chiêm tinh, bói tử vi, bói toán, tư vấn tâm linh vì Trung Quốc không chấp nhận các dịch vụ này

 

6. CNIPA từ chối nhãn hiệu xin đăng ký chứa tên địa danh nước ngoài được biết tới rộng rãi bởi công chúng Trung Quốc:[4]

 

Nhãn hiệu

xin đăng ký

Sản phẩm chỉ định

Lý do từ chối

 

 

Class 32: Beer, mineral water

 

CNIPA từ chối vì nhãn hiệu tiếng Trung này có nghĩa là California – tên một bang của Hoa Kỳ được nhiều người biết tới

Class 32: Beer

CNIPA từ chối vì nhãn hiệu chính là Berlin – tên thủ đô của Đức

[ĐKQT 1490187]

Class 30: Black tea [English tea]; hamburger sandwiches; pizzas; hot dog sandwiches; ices and ice creams including soft serve ice cream, etc.

CNIPA từ chối toàn bộ vì TOKYO là tên địa danh nước ngoài được biết tới rộng rãi bởi công chúng nên không được phép đăng ký làm nhãn hiệu

 

7. Trung Quốc thường từ chối bảo hộ nhãn hiệu 3 chiều (nhãn hiệu hình dạng) nếu nó có tính chức năng, cụ thể nó chỉ gồm hình dạng xuất phát từ bản chất của sản phẩm, hoặc hình dạng mà nhất thiết phải có để đạt mục tiêu kỹ thuật, hoặc hình dạng đem lại cho sản phẩm giá trị lớn:[5]

 

Nhãn hiệu

xin đăng ký

Sản phẩm chỉ định

Lý do từ chối

[ĐKQT 1619811]

Class 30: Candy, chocolate

 

CNIPA từ chối bảo hộ vì nhãn hiệu 3 chiều này không có khả năng phân biệt. Ngoài ra, CNIPA cho rằng người nộp đơn không chỉ rõ cách sử dụng nhãn hiệu 3 chiều và không tuân thủ yêu cầu ít nhất 3 hình chiếu

[ĐKQT 1316276]

Class 33: Arrack; brandy; wine; piquette; whisky; vodka, etc.

CNIPA từ chối nhãn hiệu hình dạng cái chai 3 chiều cho rằng nó không có chức năng nhãn hiệu dùng cho sản phẩm đồ uống có cồn

[ĐKQT 1291695]

Class 33: Tequila

CNIPA từ chối nhãn hiệu hình dạng cái chai 3 chiều cho rằng nó không có chức năng nhãn hiệu dùng cho sản phẩm đồ uống có cồn

[ĐKQT 1324987]

Class 33: Gin

CNIPA từ chối bảo hộ vì người nộp đơn không nộp đủ 3 hình chiếu, và nhãn hiệu 3 chiều này không có khả năng phân biệt, người nộp đơn phải tuyên bố (disclaimer statement)[6] không đòi quyền độc quyền sử dụng hình cái chai.

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) trong 3 năm liên tục (2021-2023) bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có nhiều kinh nghiệm liên quan đến đăng ký và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu (thương hiệu) ở Trung Quốc.

 

Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 



[1] Nguồn: CNIPA annual report năm 2018 và 2020

[2] Tham khảo thêm thực tiễn ở Việt Nam, EU và Mỹ ở bài viết khác “Cảnh giác nguy cơ bị từ chối bảo hộ vì nhãn hiệu xin đăng ký gây hiểu sai lệch hoặc lừa dối người tiêu dùng khi đăng ký ở Việt Nam, EU, Trung Quốc và Mỹ”: https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=efbb4a42-1ae3-42c5-b210-567fb00030a5 hoặc link: Cảnh giác nguy cơ bị từ chối bảo hộ vì nhãn hiệu xin đăng ký gây hiểu sai lệch hoặc lừa dối người tiêu dùng khi đăng ký ở Việt Nam, EU, Trung Quốc và Mỹ | Canh giac nguy co bi tu choi bao ho vi nhan hieu xin dang ky gay hieu sai lech hoac lua doi nguoi tieu dung khi dang ky o Viet Nam EU Trung Quoc va My 2098 (bross.vn)

[3] Về khả năng đăng ký của nhãn hiệu chỉ gồm chữ số và chữ cái kết hợp ở Việt Nam có thể xem thêm “Hãy cẩn trọng khi đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu) có cấu tạo chỉ gồm chữ số hoặc chữ số kết hợp với dấu hiệu mô tả”: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/HAY-CAN-TRONG-KHI-DANG-KY-NHAN-HIEU-THUONG-HIEU-CO-CAU-TAO-CHI-GOM-CHU-SO-HOAC-CHU-SO-KET-HOP-VOI-DAU-HIEU-CHU-MO-TA

 

[4] Tên địa danh nước ngoài dù là cấp tỉnh hay cấp quận/huyện theo pháp luật nước ngoài chỉ bị từ chối nếu nó được biết tới rộng rãi bởi người tiêu dùng Trung Quốc. Như vậy, lý do mà Trung Quốc vẫn cấp bảo hộ nhãn hiệu Buôn Ma Thuột dùng cho café cho một công ty ở Quảng Đông, Trung Quốc bất luận Buôn Ma Thuột (Ban Mê Thuột] là chỉ dẫn địa lý thuộc tài sản của Việt Nam là vì Buôn Ma Thuột không được coi là tên địa danh nước ngoài được công chúng Trung Quốc biết tới rộng rãi. Tham khảo thêm bài viết “Vì sao Việt Nam giành lại được chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột bị mất ở Trung Quốc?”: Phần 1 ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/VI-SAO-VIET-NAM-GIANH-LAI-DUOC-CHI-DAN-DIA-LY--CA-PHE-BUON-MA-THUOT-BI-MAT-O-TRUNG-QUOC-Phan-1-1376 ; và Phần 2 ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/VI-SAO-VIET-NAM-GIANH-LAI-DUOC-CHI-DAN-DIA-LY--CA-PHE-BUON-MA-THUOT-BI-MAT-O-TRUNG-QUOC-Phan-2

[5] Mặc dù Trung Quốc coi nhãn hiệu 3 chiều là một đối tượng có thể bảo hộ làm nhãn hiệu nhưng trên thực tiễn đăng ký thành công nhãn hiệu 3 chiều ở lãnh thổ này là rất khó thành công. Tham khảo thêm về bảo hộ nhãn hiệu 3 chiều ở Trung Quốc ở bài viết “Bảo hộ nhãn hiệu 3D ở Trung Quốc: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Bao-ho-nhan-hieu-3D-o-Trung-Quoc hoặc ở link: https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=a71b5bbc-86f1-4848-a924-9ed1e621d559

[6] Disclaimer hay còn gọi là quy tắc không bảo hộ riêng. Tham khảo thêm Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng…” và thực tiễn xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu ở Việt Nam:

https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=c2149b1e-654d-4a87-8202-82157b68e8be hoặc ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/TIM-HIEU-THUC-TIEN-AP-DUNG-NGUYEN-TAC-%25E2%2580%259CKHONG-BAO-HO-RIENG%25E2%2580%259D-HAY-CON-GOI-LA-%25E2%2580%259CDISCLAIMER%25E2%2580%259D-LIEN-QUAN-DEN-NHAN-HIEU-O-VIET-NAM-VA-NHUNG-BAT-CAP-DANG-CHU-Y-1467

 

 

Bookmark and Share
Relatednews
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal
So sánh quy trình xét nghiệm nhãn hiệu ở Việt Nam và Trung Quốc

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go