Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
(Phần 2) Bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Quốc: Thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay
(Ngày đăng: 2023-07-21)

(Phần 2) Bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp

Việt Nam tại Trung Quốc: Thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay

 

Luật sư Lê Quang Vinh – Bross & Partners

Email: vinh@bross.vn

Bross & Partners chia sẻ dưới đây bài tham luận (gồm 3 phần) thuộc Chuyên đề 5 của luật sư Lê Quang Vinh được Cục Sở hữu trí tuệ mời trình bày tại Tọa đàm “Quyền sở hữu trí tuệ trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Trung Quốc: Tiếp cận từ góc độ chính sách” diễn ra ngày 30/11/2021 tại trụ sở Cục SHTT có sự tham gia của đại diện Bộ KHCN, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Viện nghiên cứu kinh tế Trung Ương. Do dung lượng đăng bài bị hạn chế nên chúng tôi tạm tách bài tham luận thành 3 phần, dưới đây là Phần 2 trình bày về thực trạng bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam ở Trung Quốc

 

2. Thực trạng bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam ở Trung Quốc

 

2.1  Thống kê nhanh về số lượng đơn đăng ký của doanh nghiệp Việt Nam ở CNIPA

 

Trong cả năm 2020, Việt Nam chỉ có 19 đơn đăng ký nộp tại CNIPA trong đó có 11 đơn sáng chế, 3 đơn giải pháp hữu ích và 5 đơn kiểu dáng. Số lượng đơn đăng ký 3 loại pa-tăng nêu trên của Việt Nam là rất nhỏ so với 2 quốc gia Asean khác gồm Singapore có 1772 đơn và Thái Lan có 146 đơn tương ứng. Về tỷ lệ được cấp pa-tăng, năm 2019 Việt Nam được cấp tổng cộng 11 pa-tăng trong đó gồm 1 pa-tăng sáng chế, 3 pa-tăng GPHI và 7 pa-tăng kiểu dáng. Năm 2020, Việt Nam được cấp 17 pa-tăng trong đó gồm 4 pa-tăng sáng chế, 6 pa-tăng GPHI và 7 pa-tăng kiểu dáng. Về nhãn hiệu, năm 2019 Việt Nam có 488 đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc trong đó có 313 nhãn hiệu được cấp. Năm 2020, Việt Nam có 345 đơn đăng ký trong đó có 254 nhãn hiệu được cấp bảo hộ. Để so sánh, con số tương ứng này năm 2020 của Thái Lan và Singapore là 2369 và 1919, và 5103 và 5867.[1]

 

2.2 Một số vụ việc mất tài sản SHTT của Việt Nam ở Trung Quốc

 

Đối với Việt Nam, mất tài sản sở hữu trí tuệ ở nước ngoài là một vấn đề rất nghiêm trọng vì nó có thể ảnh hưởng tới cả một ngành kinh tế hoặc một quốc gia như đối với tình huống mất chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho cà phê, Phú Quốc cho nước mắm, nó có thể chặn đứng cơ hội doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường của quốc gia khác như vụ việc của võng xếp Duy Lợi (ở Nhật Bản) và cà phê G7 Instant Coffee của Trung Nguyên. Về căn bản, chỉ có 2 nguyên nhân chính dẫn đến mất tài sản SHTT ở Trung Quốc nói riêng và nước ngoài nói chung là quyền SHTT chỉ giới hạn theo lãnh thổ và quyền SHTT được xác lập theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tựu chung lại, có 3 hệ quả của việc mất tài sản sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:

1.     Mất tài sản sở hữu trí tuệ ở nước ngoài có nghĩa là mất thị trường, mất cơ hội xuất khẩu mở rộng thị trường nhằm tăng doanh thu

2.     Mất tài sản sở hữu trí tuệ còn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rủi ro bị kiện tụng, chặn hàng xuất khẩu ở biên giới của nước nhập khẩu và bồi thường thiệt hại

3.     Các lợi ích có được từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết gần đây như CPTPP, EVFTA và RCEP trở nên vô nghĩa

 

Tài sản SHTT của Việt Nam bị mất ở Trung Quốc hầu hết là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Mất nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có thể được hiểu đơn giản là các cá nhân/tổ chức Trung Quốc nhanh chân nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý của Việt Nam mà không có sự cho phép của chủ sở hữu thực sự. Hiện tượng này người ta gọi là hiện tượng nộp đơn đăng ký không trung thực (bad faith). Bad faith là hiện tượng phổ biến, dai dẳng và nghiêm trọng đang xảy ra ở Trung Quốc. CNIPA và các tòa án Trung Quốc đã và đang nỗ lực có hành động chống lại bad faith. Chẳng hạn, theo thống kê của CNIPA năm 2018 có khoảng 100.000 “đơn đăng ký bất thường” đã bị từ chối trong quá trình xét nghiệm hoặc bị từ chối trong thủ tục phản đối. Năm 2019, có 39.000 đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối.

 

Do không có nguồn dữ liệu thống kê đầy đủ nên dưới đây chúng tôi chỉ có thể tạm thời liệt kê một số vụ mất tài sản SHTT ở Trung Quốc liên quan đến nhãn hiệu, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý của Việt Nam:

 

Tình huống 1: Tài sản SHTT bị mất là chỉ dẫn địa lý

 

A logo with a fish and a cityDescription automatically generated

Đăng ký 9448516

Nộp ngày: 11/05/2011

Hiệu lực đến: 27/09/2022

Nhóm 30: muối để bảo quản thực phẩm, nước tương, sốt gia vị, hạt nêm, gia vị, nước mắm, mắm tôm tươi, mắm tép chưng thịt, chế phẩm thơm cho thực phẩm

Chủ nhãn hiệu: Viet Huong Trading Company Limited Viet Huong Building, 28 Hoi Wah Road, Tuen Mun, NT, Hong Kong

Văn bằng bảo hộ ở Việt Nam

 

A logo with a picture of a person in a circleDescription automatically generated

GCNĐKCDĐL số 00001

Cấp ngày01/06/2001

Sản phẩm: nước mắm

Tổ chức quản lý CDĐL:

Hội sản xuất

nước mắm Phú Quốc

A black and white logoDescription automatically generated

Đăng ký 7611987

Nộp ngày 14/11/2010

Nhóm 30: Hương liệu cà phê; ca cao; cà phê; chế phẩm sinh dưỡng sử dụng như chất thay thế cà phê; đồ uống trên cơ sở cà phê; trà; đường; kẹo; bánh quy; đồ gia vị

Chủ nhãn hiệu: Công ty TNHH Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu Phòng 1903-1905, Runhe Square, đường Da Nan số 2, huyện Yue Xiu, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Văn bằng bảo hộ ở Việt Nam

 

A green triangle with a red circle and a coffee beanDescription automatically generated

 

GCNĐKCDĐL số 00004

Cấp ngày 14/10/2005

Sản phẩm: cà phê nhân

Tổ chức quản lý CDĐL:

UBND tỉnh Đắk Lắk

A black and white logoDescription automatically generated

7970830

Nộp ngày 14/06/2011

Hiệu lực đến 13/06/2021

Nhóm 30: Hương liệu cà phê; cà phê; chế phẩm sinh dưỡng sử dụng như chất thay thế cà phê; đồ uống trên cơ sở cà phê

Chủ nhãn hiệu: Công ty TNHH Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu Phòng 1903-1905, Runhe Square, đường Da Nan số 2, huyện Yue Xiu, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

  Tình huống 2: Tài sản SHTT bị mất là nhãn hiệu bị đối thủ Trung Quốc nhanh chân nộp đơn trước cả ngày doanh nghiệp Việt Nam nộp đơn ở Việt Nam    

 

A close up of a labelDescription automatically generated

19982153 nộp 17/05/2016

Hiệu lực đến 2027/09/20

Nhóm 29: Sữa chua; đồ uống từ sữa (chủ yếu là sữa); các sản phẩm từ sữa; sữa đậu nành (thay thế sữa); đồ uống từ sữa chua; thịt khô; trái cây đóng hộp; rau muối chua; dầu ăn; các loại hạt chế biến

Chủ nhãn hiệu: Quảng Tây Pingxiang Hongye Trading Co., Ltd.

Văn bằng bảo hộ ở Việt Nam

A group of logos on a white backgroundDescription automatically generated

Đăng ký 318441 nộp 03/11/2016

Cấp 18/04/2019

Nhóm 29: Sữa; sản phẩm sữa; sữa chua; váng sữa; phô mai; sữa chua nước.

Nhóm 35: Quảng cáo, xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ: sữa và sản phẩm sữa.

Chủ nhãn hiệu: Công ty cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu

Tình huống 3: Tài sản SHTT bị mất cơ hội mở rộng

 sang lĩnh vực kinh doanh khác vì đối thủ đã đăng ký cho

phân nhóm phụ không tương tự

A close up of a signDescription automatically generated

21418379 nộp ngày 2016/09/26

Hiệu lực đến 20/11/2027

Nhóm 35: Quảng cáo; quảng cáo trực tuyến trên mạng máy tính; trưng bày hàng hóa trên các phương tiện truyền thông nhằm mục đích bán lẻ; đại lý xuất nhập khẩu; khuyến mại cho người khác; truy xuất dữ liệu trong tệp máy tính (cho người khác); tuyển dụng nhân sự; thuốc, thú y, vệ sinh Bán lẻ hoặc Dịch vụ bán buôn bào chế dược phẩm và vật tư y tế; Cung cấp thông tin doanh nghiệp qua website; Quản lý kinh doanh khách sạn

Chủ nhãn hiệu: Dongguan City Tixing Trading Co., Ltd.

 

Văn bằng bảo hộ ở Việt Nam

A group of logos on a white backgroundDescription automatically generated

Đăng ký 318441 nộp 03/11/2016

Cấp 18/04/2019

Nhóm 29: Sữa; sản phẩm sữa; sữa chua; váng sữa; phô mai; sữa chua nước.

Nhóm 35: Quảng cáo, xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ: sữa và sản phẩm sữa.

Chủ nhãn hiệu: Công ty cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu

Tình huống 4: Tài sản SHTT bị mất là nhãn hiệu của

doanh nghiệp Việt Nam do CNIPA bỏ sót đối chứng khi xét nghiệm

A black and white logoDescription automatically generated

Đăng ký 6840467

Nộp ngày: 15/07/2008

Hiệu lực đến: 20/06/2020

Nhóm 30: Cà phê

Chủ nhãn hiệu: Giãn Từ Hải

A screen shot of a cell phoneDescription automatically generated

ĐKQT 850803 ngày 13/05/2005

Nhóm 30: cà phê

Nhóm 43: Dịch vụ nhà hàng

Chủ sở hữu: Công ty CP đầu tư Trung Nguyên

Tình huống 5: Đối thủ không những đăng ký trước nhãn hiệu dùng cho sản phẩm kinh doanh chính của doanh nghiệp Việt mà còn sở hữu nhiều đăng ký/đơn đăng ký cho các sản phẩm lân cận thuộc cùng nhóm/khác nhóm

A black letter on a white backgroundDescription automatically generated

58704466

24/08/2021

Nhóm 30: Bích quy, ngũ cốc, café, chè

Quảng Tây Dongxing Fuhua Food Import & Export Co., Ltd.

Tình trạng: pending

41380833

29/09/2019

Nhóm 35: Dịch vụ kế toán, cửa hàng bán lẻ dược phẩm, đại lý xuất nhập khẩu

Quảng Tây Dongxing Fuhua Food Import & Export Co., Ltd

Hiệu lực đến 2030-09-20

41408171

29/9/2019

Nhóm 31: Thức ăn chăn nuôi, cá sống, rau củ quả tươi, hạt giống

Dongxing Fuhua Food Import & Export Co., Ltd.

Hiệu lực đến 2030-09-20

41380528

29/09/2019

Nhóm 32: Bia, đồ uống có ga, nước ép

Quảng Tây Dongxing Fuhua Food Import & Export Co., Ltd.

Hiệu lực đến 2030-09-20

41408142

29/09/2019

Nhóm 29: Sữa, trứng, dầu ăn, hoa quả đóng hộp

Quảng Tây Dongxing Fuhua Food Import & Export Co., Ltd.

Hiệu lực đến 2030-09-20

53616341

06/02/2021

Nhóm 30: Đồ ăn nhẹ làm từ ngũ cốc; kẹo; bánh quy; bánh bao; mì, cà phê, trà; mật ong; các sản phẩm từ ngũ cốc; gia vị;

Quảng Tây Dongxing Fuhua Food Import & Export Co., Ltd.

Hiệu lực đến 13/09/2031

A black letter on a white backgroundDescription automatically generated

18835556

08/01/2016

Nhóm 30: Chưa xác định

Thành Đô Huixin Food Co., Ltd.

Hiệu lực đến 2027/02/13

46051979

07/05/2020

Nhóm 30: Cà phê, trà; đường; mật ong; bánh quy; các sản phẩm ngũ cốc; đồ ngọt; đồ ăn nhẹ và đồ ăn nhẹ làm từ ngũ cốc; gia vị; tinh bột ăn được;

Thành Đô Huixin Food Co., Ltd.

Hiệu lực đến 2031/8/13

Tình huống 6: Không chứng minh được nhãn hiệu đối chứng đạt tình trạng nổi tiếng tính đến trước ngày nộp đơn của nhãn hiệu bị phản đối là nguyên nhân dẫn đến người khổng lồ Airbus cũng chấp nhận thất bại trước hiện tượng đối thủ copy nhãn hiệu của mình dùng cho sản phẩm không tương tự[2]

A drawing of a child in a planeDescription automatically generated

Đăng ký

Ngày nộp đơn: 24/07/1998

Ngày đăng ký: 14/12//1999

Nhóm 30: Bánh quy, kẹo, sô cô la, kem

Chủ nhãn hiệu: Shenyang Yongfeng Food Inc

A close up of a logoDescription automatically generated

Đăng ký 361935

Ngày nộp: 19/09/1986

Ngày đăng ký: 20/09/1989

Nhóm 12: Máy bay và phụ tùng của máy bay

 

2.3 Bình luận các vụ việc mất tài sản SHTT ở Trung Quốc

 

(a)     Ở Tình huống 1, Việt Nam đã giành chiến thắng trong việc hủy bỏ hiệu lực 2 nhãn hiệu Buon Ma Thuot[3] được CNIPA cấp bảo hộ cho doanh nghiệp ở Quảng Đông vì lý do xung đột với chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho café nhân đang được Việt Nam bảo hộ. Khi tư vấn cho UBND tỉnh Đắk Lắk năm 2011, chúng tôi tin rằng có cơ hội có thể hủy bỏ thành công 2 nhãn hiệu bad faith này dựa trên 3 căn cứ pháp lý chính: (i) việc cấp bảo hộ 2 nhãn hiệu tranh chấp là vi phạm Điều 16[4] Luật nhãn hiệu Trung Quốc ngăn chặn cấp bảo hộ nhãn hiệu cấu thành bởi chỉ dẫn địa lý bất kể nó đã được đăng ký hay chưa đăng ký ở Trung Quốc; (ii) 2 nhãn hiệu bad faith xâm phạm điều 15[5] quy định cấm “đại diện” hoặc “đại lý” đăng ký nhãn hiệu chưa có sự cho phép của chủ sở hữu cùng với hướng dẫn xét xử (tại điểm 12 & 13) của SPC ngày 20/04/2010; (iii) 2 nhãn hiệu bad faith xâm phạm Điều 31 quy định đăng ký nhãn hiệu không được gây tổn hại đối với các quyền được xác lập từ trước của người khác, cũng như không được cạnh tranh không lành mạnh bằng cách đăng ký chiếm đoạt nhãn hiệu của người khác đã sử dụng có danh tiếng. Tuy nhiên, trong vụ việc tương tự, Việt Nam lại phản đối không thành công đối với nhãn hiệu bad faith Phú Quốc cũng bị xem là xâm phạm chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho nước nắm đang được bảo hộ của Việt Nam. Chúng tôi chưa rõ lý do nào dẫn tới kết quả thất vọng này hay phải chăng phản đối thất bại này dựa trên quy định là chỉ dẫn địa lý Phú Quốc được cấp bảo hộ ở Việt Nam ngày 1/6/2001 trước thời điểm Trung Quốc gia nhập WTO ngày 11/12/2001? Chúng tôi cũng chưa lý lý giải được tại sao Việt Nam không khởi kiện vụ chống lại quyết định của TRAB ra Tòa án của Trung Quốc?[6]

(b)     Tình huống 2 cho thấy đối thủ đã copy nguyên si thiết kế chữ “Mộc Châu Milk” của chủ nhãn hiệu và nhanh chân nộp đơn đăng ký nhãn hiệu này với CNIPA. Điều đặc biệt lưu ý nữa là đối thủ thậm chí nộp đơn đăng ký ở CNIPA sớm hơn gần 6 tháng so với ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu này của chủ nhãn hiệu tại VNIPO: 17/05/2016 so với 03/11/2016

(c)      Tương tự như Tình huống 2 là đối thủ đã copy nguyên si thiết kế của chữ “Mộc Châu Milk”, Tình huống 3 khác biệt ở chỗ đối thủ lợi dụng quy tắc phân loại phụ sản phẩm, cụ thể là phân loại phụ sản phẩm (dịch vụ quảng cáo, quản lý kinh doanh) mang nhãn hiệu bad faith (khác với phân loại phụ của nhãn hiệu bad faith Mộc Châu được cấp ở Tình huống 2) dẫn tới hệ quả là CNIPA cấp bảo hộ cho nhãn hiệu bad faith ở Tình huống 3 như bình thường

(d)     Tình huống 4 thoạt nhìn có vẻ đơn giản vì CNIPA bỏ sót đối chứng chính là nhãn hiệu G7 Coffee Trung Nguyên & hình được cấp bảo hộ có ngày ưu tiên sớm hơn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thủ tục khiếu nại hủy tại TRAB, bị đơn phản đối đơn hủy của nguyên đơn lập luận rằng nhãn hiệu tranh chấp không tương tự với nhãn hiệu có trước của nguyên đơn đồng thời cho rằng nhãn hiệu tranh chấp được bảo hộ dưới dạng có “ảnh hưởng nhất định” (certain influence through long time use and publicity” nhờ quá trình sử dụng trước. Một trong những tranh luận pháp lý quan trọng góp phần vào việc giành chiến thắng trong vụ này là Bross & Partners và luật sư Trung Quốc nỗ lực thuyết phục TRAB bác bỏ các bằng chứng này vì chúng chỉ là bản photocopy dựa trên theo đúng tiêu chuẩn chứng cứ và tố tụng được quy định bởi TRAB[7], đồng thời Bross & Partners cung cấp bản tuyên thệ kèm vô số chứng cứ bán hành rộng rãi và lâu dài sản phẩm café hòa tan mang nhãn hiệu G7 Coffee ở Trung Quốc. Cuối cùng TRAB ban hành quyết định ủng hộ nguyên đơn và hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu tranh chấp của bị đơn.

(e)      Tình huống 5 cho thấy đối thủ Quảng Tây Dongxing Fuhua Food Import & Export Co., Ltd nộp tới 5 nhãn hiệu chứa cụm từ Bến Tre bao gồm cả Bà Tỏ Bến Tre và Bến Tre Quê Hương cho nhiều nhóm khác nhau trong đó có nhóm chứa bánh kẹo ở nhóm 30. Tình huống này cũng cho thấy không có nhãn hiệu Bến Tre nào được nộp/đăng ký bởi chủ thể Việt Nam và mặt khác bất luận Bến Tre là tên tỉnh của Việt Nam thì CNIPA vẫn cấp bảo hộ cho đối thủ.

(f)      Tình huống 6 cho thấy ngay cả gã khổng lồ Airbus cũng vẫn phải chấp nhận thua cuộc dù đã nỗ lực khởi kiện chống lại quyết định cấp bảo hộ cho nhãn hiệu Airbus dùng cho sản phẩm kẹo ra Tòa trung cấp Bắc Kinh số 1 do Airbus không đủ bằng chứng chứng minh Airbus đạt tình trạng nổi tiếng trước ngày 24/07/1998 – ngày nộp đơn nhãn hiệu Airbus của Shenyang Yongfeng Food Inc.

 

Xem tiếp Phần 3 

 

Bross & Partners, một công ty sở hữu trí tuệ được xếp hạng Nhất (Tier 1) bởi Tạp chí Legal 500 Asia Pacific, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế, giống cây trồng ở Việt Nam và nước ngoài.

 

Vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; mobile: 0903 287 057; Zalo: +84903287057; Skype: vinh.bross; Wechat: Vinhbross2603.

 



[1] Nguồn: CNIPA annual report 2020

[2] Hành trình tranh chấp và kiện tụng kéo dài nhiều năm của Airbus ở Trung Quốc cuối cùng đã không mang lại kết quả như Airbus mong muốn là hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu có sau nêu trên. Tòa Trung cấp Bắc Kinh số 1 nhận định rằng AIRBUS được phép bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu nổi tiếng theo Công ước Paris và việc bảo hộ đó bao gồm cho các hàng hóa/dịch vụ không tương tự. Tuy nhiên, Tòa án đã bác quan điểm của Airbus Deutschland đồng thời cho phép đơn bị phản đối được chuyển sang giai đoạn đăng ký vì Tòa thấy rằng Airbus Deutschland đã không chứng minh được nhãn hiệu AIRBUS trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc trước ngày nộp đơn của nhãn hiệu bị phản đối, cụ thể là tháng 7/1998, dù biết rằng AIRBUS đã sử dụng ở Trung Quốc trước tháng 7/1998 nhưng vấn đề là ở chỗ không có bằng chứng chứng minh nào chứng tỏ nhãn hiệu này được biết tới rộng rãi ở Trung Quốc đến mức trở thành nổi tiếng tính đến thời điểm đó. Xem thêm: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/AIRBUS-khong-duoc-cong-nhan-la-nhan-hieu-noi-tieng-va-lap-truong-ve-bao-ho-nhan-hieu-noi-tieng-cua-Trung-Quoc-trong-vu-Airbus-Deutschland-GmbH-vs-Shenyang-Yongfeng-Food-Co hoặc http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Giai-quyet-tranh-chap-lien-quan-den-Nhan-Hieu-Noi-Tieng-theo-phap-luat--va-thuc-tien-o-My-EU-Trung-Quoc-va-Viet-Nam:-giong-nhau-hay-khac-biet-du-cung-bi-rang-buoc-boi-Cong-uoc-Paris-va-Hiep-dinh-TRIPs-1914

[3] Quý đọc giả quan tâm chi tiết vụ café Buôn Ma Thuột mất ở Trung Quốc có thể xem nội dung tư vấn gồm 2 phần của Bross & Partners gửi UBND tỉnh Đắc Lắc năm 2011 với nhan đề “Vì sao Việt Nam giành lại được chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột bị mất ở Trung Quốc”. Phần 1 ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/VI-SAO-VIET-NAM-GIANH-LAI-DUOC-CHI-DAN-DIA-LY--CA-PHE-BUON-MA-THUOT-BI-MAT-O-TRUNG-QUOC-Phan-1-1376 ; và Phần 2 ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/VI-SAO-VIET-NAM-GIANH-LAI-DUOC-CHI-DAN-DIA-LY--CA-PHE-BUON-MA-THUOT-BI-MAT-O-TRUNG-QUOC-Phan-2

[4] Điều 16. Trong trường hợp nhãn hiệu có chứa chỉ dẫn địa lý của hàng hoá mà nhãn hiệu được sử dụng mà hàng hoá đó không có nguồn gốc từ khu vực được chỉ ra trong đó và nó gây hiểu lầm cho công chúng, nó sẽ bị từ chối đăng ký và bị cấm sử dụng; tuy nhiên, bất kỳ

nhãn hiệu đã được đăng ký một cách thiện chí sẽ vẫn có giá trị.

Chỉ dẫn địa lý được đề cập trong đoạn trên đề cập đến các dấu hiệu chỉ ra nơi xuất xứ hàng hóa mà chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác mang dấu hiệu đó chủ yếu được quyết bởi các yếu tố tự nhiên và văn hóa ở khu vực đó.

[5] Nguyên văn tiếng Anh: “Article 15 Where any agent or representative registers, in its or his own name, the trademark of a person for whom it or he acts as the agent or representative without authorization therefrom, and the latter raises opposition, the trademark shall be rejected for registration and prohibited from use”

[6] Xem thêm: “Đòi được thành công chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột nhưng lại thất bại trong việc đòi lại chỉ dẫn địa lý nổi tiếng Phú Quốc cho nước mắm ở Trung Quốc ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Doi-duoc-thanh-cong-chi-dan-dia-ly-Buon-Ma-Thuot--nhung-lai-that-bai-trong-viec-doi-lai-chi-dan-dia-ly-noi-tieng-Phu-Quoc-cho-nuoc-mam-o-Trung-Quoc

[7] Ban giải quyết tranh chấp nhãn hiệu của Trung Quốc, tên tiếng Anh là Trademark Review and Adjudication Board (“TRAB”) là một cơ quan trực thuộc Bộ Công thương Trung Quốc và hoàn toàn độc lập với Cơ quan nhãn hiệu của Trung Quốc (“CTMO”) - Cơ quan chịu trách nhiệm xét nghiệm và cấp bảo hộ đơn đăng ký nhãn hiệu tại lãnh thổ Trung Quốc. Hiện nay cơ quan này cùng với CTMO đã được hợp nhất vào CNIPA. Để tìm hiểu về chức năng, thẩm quyền của TRAB và tiêu chuẩn chứng trong tranh tụng hành chính tại TRAB, tham khảo thêm “Giới thiệu vài nét về Ban giải quyết tranh chấp nhãn hiệu Trung Quốc”: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Gioi-thieu-vai-net-ve-ban-giai-quyet-tranh-chap-nhan-hieu-Trung-Quoc  

 

Bookmark and Share
Relatednews
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go