Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
Nhận biết nhanh các quyền sở hữu trí tuệ thông dụng và hiện tượng xung đột hoặc chồng lấn giữa chúng
(Ngày đăng: 2019-11-26)

Nhận biết nhanh các quyền sở hữu trí tuệ thông dụng và

hiện tượng xung đột hoặc chồng lấn giữa chúng

 

Email: vinh@bross.vn

 

Nhận diện nhãn hiệu (thương hiệu)

 

Nhãn hiệu (trong ngôn ngữ báo chí và marketing hay gọi là “thương hiệu”) là một trong nhiều hình thức (đối tượng) thuộc quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Dưới đây ví dụ về 3 nhãn hiệu Táo khuyết, hình con gấu 3 chiều (dùng cho kẹo dẻo, kẹo gấu hoặc kẹo chip chip) của Haribo và Google.

 

Nhãn hiệu của Apple Inc.

Nhãn hiệu của Haribo

Nhãn hiệu của Google LLC

 

 

Giấy chứng nhận

đăng ký nhãn hiệu số 273466

 

Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu phải là dấu hiệu có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc[1]

Ngoại trừ ngoại lệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng[2], Việt Nam chỉ thừa nhận một cá nhân hoặc tổ chức được độc quyền sử dụng nhãn hiệu (thương hiệu) trong thương mại gắn liền với một loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể khi và chỉ khi nhãn hiệu đó đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và đang còn hiệu lực ở Việt Nam.

Ví dụ: Nhãn hiệu Haribo dùng cho bánh kẹo ở nhóm 30 được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 273533 do Bross & Partners đại diện

 

 

 

 

 

Nhận diện quyền tác giả

 

Quyền tác giả (trong ngôn ngữ bình dân còn hay gọi là “bản quyền” hoặc “tác quyền”), thường được nhận biết bởi biểu tượng chữ C trong vòng tròn ©, có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Anh “copyright” là một hình thức bảo hộ khác của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả không được định nghĩa trực tiếp bởi Việt Nam mà chỉ được khái quát là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

 

Hiểu một cách trực diện thì quyền tác giả chính là quyền độc quyền làm bản sao và kiểm soát 12[3] loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học chẳng hạn như các tác phẩm viết, báo chí, điện ảnh, kiến trúc, phần mềm, mỹ thuật ứng dụng,… được bảo hộ bởi luật pháp trong một thời hạn nhất định (thường là 50 năm sau khi tác giả qua đời).

 

Theo pháp luật Việt Nam, 12 loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học (literary and artistic works) được bảo hộ tại Việt Nam nếu đáp ứng 2 điều kiện: (a) tác phẩm được sáng tạo ra và định hình dưới một hình thức vật chất nhất định (fixation), và (b) tác phẩm đó có tính nguyên gốc (originality), có nghĩa là tác phẩm đó phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

 

Như vậy, quyền tác giả mang tính chất là các quyền độc quyền, được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký[4]. Việc xin đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền tác giả như ví dụ dưới đây không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả mà chỉ là bằng chứng về quyền sở hữu quyền tác giả, giúp chủ thể quyền được giải phóng nghĩa vụ chứng minh mình là chủ sở hữu quyền tác giả khi có tranh chấp với bên thứ ba.

 

Những quyền độc quyền gắn liền với quyền tác giả bao gồm (a) quyền nhân thân gắn liền với tác giả mà không thể chuyển giao, không thể chuyển nhượng được gồm (i) quyền đặt tên tác phẩm, (ii) quyền được nêu tên là tác giả, (iii) quyền bảo vệ sự toàn vẹn, ngăn cản người khác sửa chữa cắt xén tác phẩm đó; và quyền tài sản (b) gồm 6 loại quyền độc quyền: (i) quyền sao chép, (ii) quyền phân phối, (iii) quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng, (iv) quyền cho thuê, (v) quyền làm tác phẩm phái sinh, và (vi) quyền biểu diễn[5].

Ví dụ: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có tên gọi “Hình thức thể hiện logo Vincafé Café de Nam” được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả số 3497/2016/QTG do Bross & Partners đại diện

 

Nhận diện kiểu dáng công nghiệp

 

Kiểu dáng công nghiệp (Kiểu dáng), một hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Hình dáng bên ngoài trong đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng phải đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện: (a) có tính mới với thế giới, (b) có trình độ sáng tạo, và (c) có khả năng áp dụng công nghiệp[6].

Ví dụ: Kiểu dáng “Bao gói sản phẩm” và “Chai đựng nước” được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 26232 và 18591 do Bross & Partners đại diện

Kiểu dáng 2 chiều

Kiểu dáng 3 chiều

 

 

 

 

 

 

Kiểu dáng công nghiệp “Chai đựng nước” số 18591

 

 

Nhận diện tên thương mại

 

Tên thương mại, một đối tượng quyền SHTT được bảo hộ độc lập không dựa trên cơ sở phải đăng ký, là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Nói một cách khác, tên thương mại là tên dùng để xưng danh và phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh danh và địa bàn kinh doanh[7].

 

Ví dụ:  Theo bản án sơ thẩm số 17/2019/KDTM-ST ngày 31/5/2019, Công ty cổ phần bột thực phẩm Asea Đồng Tiền bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội buộc loại bỏ yếu tố “Đồng Tiền” ra khỏi tên doanh nghiệp vì nó bị xem là xâm phạm quyền đối với tên thương mại và nhãn hiệu của Hiệu Đồng Tiền[8]

 Doanh nghiệp của bị đơn chứa nhãn hiệu

 và tên thương mại của nguyên đơn

Nhãn hiệu đã đăng ký của nguyên đơn

 

 Bột chiên giòn

GCNĐKNH số 59681

Nhóm 30: Bột chiên tôm 

 

 GCNĐKNH số 208482

Nhóm 30: Bột dành cho thực phẩm

 

Nhận diện sáng chế hoặc giải pháp hữu ích

 

Bất kỳ giải pháp kỹ thuật thuộc một trong ba loại: chất, sản phẩm hoặc quy trình mà có khả năng giải quyết một vấn đề kỹ thuật cụ thể bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, dù dưới dạng đơn sáng chế quốc tế (đơn PCT) hay đơn đăng ký sáng chế thông thường, đều có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế với thời hạn bảo hộ là hai mươi năm năm nếu nó đáp ứng 3 điều kiện: có tính mới so với thế giới, có trình độ sáng tạo, và có khả năng áp dụng công nghiệp. Trường hợp đơn sáng chế không có trình độ sáng tạo thì nó vẫn có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa bằng độc quyền giải pháp hữu ích (đối tượng bảo hộ tương đương với mẫu hữu ích, bằng sáng chế mini) với giá trị hiệu lực là mười năm[9].

 

Ví dụ: “Quy trình sản xuất sắt xốp” được cấp bằng độc quyền sáng chế số 16955 do Bross & Partners đại diện

 

 

Khi nào các quyền sở hữu trí tuệ chồng lấn hoặc xung đột với nhau?

 

Xung đột (conflict) hay chồng lấn (overlapping) giữa các đối tượng sở hữu trí tuệ trong quá trình xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ là hiện tượng xuất hiện khá phổ biến trên thế giới.

 

Hiện tượng chồng lấn các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là hiện tượng bảo hộ nhiều hơn một hình thức bảo hộ nhưng chỉ dành cho một chủ thể, nó xuất hiện khi cùng một đối tượng sở hữu trí tuệ có thể cùng lúc thỏa mãn tiêu chuẩn bảo hộ của nhiều hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khác nhau.

 

Trong khi đó hiện tượng xung đột giữa các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ lại là hiện tượng xung đột pháp lý giữa A – chủ thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ A1 với B – chủ thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ B1.

 

Nếu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ thông dụng nêu trên chồng lấn lên nhau, nghĩa là cùng một đối tượng nhưng chủ thể quyền lại được hưởng sự bảo hộ bởi nhiều đạo luật khác nhau thì ắt sẽ dẫn đến làm thất bại mục tiêu giới hạn thời hạn bảo hộ. Chẳng hạn như pháp luật kiểu dáng công nghiệp của Việt Nam chỉ cho phép một kiểu dáng đã đăng ký được bảo hộ tối đa 15 năm, hết thời hạn đó lẽ ra nó phải trở thành tài sản chung của xã hội thì nó lại tiếp tục có thể được chủ thể yêu cầu bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu, hoặc/và quyền tác giả khiến cho đối tượng đó vô hình chung có thể trở thành quá dài (nhiều hơn 50 năm đối với quyền tác giả tính từ sau thời điểm tác giả chết) hoặc có thể trở thành vô định (cứ sau 10 năm chủ thể quyền lại nộp đơn gia hạn). Đây là vấn đề pháp lý rất phức tạp hiện đang gây đau đầu cho giới khoa học pháp lý trên toàn thế giới.

 

Trong lúc đó xét ở khía cạnh xung đột, phức tạp về pháp lý cũng nảy sinh do người nắm quyền sở hữu trí tuệ này mâu thuẫn, xung đột với người nắm quyền sở hữu trí tuệ khác. Sự tồn tại của hiện tượng này ắt sẽ dẫn đến các tranh chấp pháp lý phức tạp, kéo dài thậm chí có thể làm vô hiệu cả mục tiêu chung của pháp luật cũng như cả bộ máy thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

 

Tóm lại, các dạng xung đột phổ biến giữa các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể gồm: (1) xung đột giữa tên thương mại (tên doanh nghiệp) và nhãn hiệu Đồng Tiền như đã nêu trên;

(2) xung đột giữa kiểu dáng công nghiệp và quyền tác giả trong vụ tranh chấp “gấu Misa”[10];

(3) xung đột giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý trong vụ tranh chấp bưởi Tân Triều[11];

(4) xung đột giữa chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu ví dụ điển hình nhất là vụ xung đột giữa chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột[12] dùng cho cà phê nhân và nhãn hiệu café Buôn Ma Thuột bị đánh cắp ở Trung Quốc năm 2011, hoặc chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho nước mắm xung đột với nhãn hiệu Phú Quốc[13] bị đăng ký bởi Công ty Việt Hương ở Mỹ, EU, Malaysia và Trung Quốc;

(5) xung đột giữa kiểu dáng công nghiệp võng xếp Duy Lợi với bằng độc quyền sáng chế (giải pháp hữu ích) được cấp ở Mỹ;

(6) xung đột giữa quyền tác giả và nhãn hiệu được tìm thấy điển hình nhất trong vụ Marvel Comics Inc, chủ sở hữu quyền tác giả đối với loạt phim bom tấn X-Men kiện hủy hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký X-MEN của ICP[14]

Xung đột giữa tên thương mại (tên doanh nghiệp)

chứa dấu hiệu Đồng Tiền với nhãn hiệu và tên thương mại có trước

Xung đột giữa kiểu dáng công nghiệp và quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng gấu Misa

Xung đột giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu Tân Triều

 

Giấy chứng nhận đăng ký

 chỉ dẫn địa lý số 00031

 

Đăng ký nhãn hiệu số 77322

Xung đột giữa nhãn hiệu và quyền tác giả

 

Đăng ký nhãn hiệu số 63481

(Nguồn: https://comicstore.marvel.com/Astonishing-X-Men-Marvel-Legacy-Primer-Pages/digital-comic/47212)

 

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ vinh@bross.vn hoặc điện thoại 0903 287 057.

 

Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers, Asia IP và Asian Legal Business (ALB). Bằng năng lực chuyên môn sâu khác biệt, Bross & Partners có thể giúp khách hàng bảo vệ hoặc tự vệ một cách hiệu quả trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở Việt Nam và nước ngoài liên quan đến bản quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu (thương hiệu) và tên miền internet.

 


[2] Quyền độc quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng (well-known trademark) có thể xác lập mà không nhất thiết phải đăng ký. Nếu bạn đọc quan tâm đến nhãn hiệu nổi tiếng, vui lòng xem thêm: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/De-xuat-sua-doi-khung-phap-ly-ve-bao-ho-nhan-hieu-noi-tieng-trong-Luat-So-huu-tri-tue-Viet-Nam-boi-Bross--Partners-da-duoc-dang-tren-Tap-chi-Khoa-hoc-va-Cong-nghe-Viet-Nam-so-thang-32019, và bài bình luận về nhãn hiệu nổi tiếng đã công bố: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Binh-luan-phap-ly-xung-quanh-phan-quyet-cua-TAND-TP-Ho-Chi-Minh-ve-viec-cong-nhan-Interbrand-la-nhan-hieu-noi-tieng-.

[3] Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (thường gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

[4] Xem khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ

[5] Xem thêm Người nắm tác quyền thì được hưởng những quyền độc quyền nào theo pháp luật Việt Nam”: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Nguoi-nam-tac-quyen-thi-duoc-huong--nhung-quyen-doc-quyen-nao-theo-phap-luat-Viet-Nam

[6] Về kiểu dáng công nghiệp, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm:

  1. Các nhà sản xuất chú ý: quên bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của mình đồng nghĩa với tự việc tự đi một công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình”: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Cac-nha-san-xuat-chu-y:-Quen-bao-ho-Kieu-dang-san-pham-cua-minh-dong-nghia-voi-viec-tu-bo-di-mot-cong-cu-phap-ly-huu-hieu-de-bao-ve-tai-san-tri-tue-cua-minh
  2. Làm gì khi kiểu dáng công nghiệp xin đăng ký bị từ chối bảo hộ ở Việt Nam vì lý do mất tính mới?”: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Lam-gi-khi-kieu-dang-cong-nghiep-xin-dang-ky--bi-tu-choi-bao-ho-o-Viet-Nam-vi-ly-do-mat-tinh-moi
  3. Hướng dẫn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam”: http://bross.vn/lib/ABQ7DDAA_ID%20Guide%20for%20Registration%20TV.pdf

 

[7] Xem thêm Phân biệt cách sử dụng các thuật ngữ hay bị nhầm lẫn: nhãn hiệu, thương hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên doanh nghiệp, chỉ dẫn địa lý và nhãn hàng hóa: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Phan-biet-cach-su-dung-cac-thuat-ngu-hay-bi-nham-lan:-Nhan-hieu-Thuong-hieu-Ten-thuong-mai-Chi-dan-dia-ly-va-Nhan-hang-hoa

[8] Chi tiết vụ án này có thể xem ở bài Tòa án thành phố Hà Nội buộc loại bỏ tên doanh nghiệp của bị đơn chứa nhãn hiệu 20 tuổi Hiệu Đồng Tiền vì lý do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/TAND-thanh-pho-Ha-Noi-buoc-loai-bo-ten-doanh-nghiep--cua-bi-don-chua-nhan-hieu-20-tuoi-Hieu-Dong-Tien-vi-ly-do-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-1510

[9] Xem thêm “Hiểu tổng quan về luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chỉ trong 10 phút”: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/HIEU-TONG-QUAN-VE-LUAT-SO-HUU-TRI-TUE-VIET-NAM-CHI-TRONG-10-PHUT-1325; hoặc “Tìm hiểu và phân biệt 3 loại đơn đăng ký sáng chế hay còn gọi là pa-tăng ở Việt Nam”: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Tim-hieu-va-phan-biet-3-loai-don-dang-ky-sang-che-hay-con-goi-la-patang-o-Viet-Nam-1499

[10] Tóm tắt vụ việc: Năm 2004 ở Việt Nam còn xảy ra một vụ tranh chấp hay được gọi phổ biến là “tranh chấp gấu Misa”. Theo thông tin từ báo chí, Công ty Trường Sơn chủ bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hộp kem xoa bóp chứa chữ SUNGAZ được cấp năm 2003 kiện Công ty Quang Minh sử dụng hộp kem xoa bóp xâm phạm KDCN của mình. Công ty Quang Minh phản tố chứng minh rằng mình được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hình thức trình bày trên vỏ hộp kem xoa bóp hiệu gấu Misa. Vì cả bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả đều được xem là được cấp hợp pháp dẫn đến cơ quan quản lý thị trường không thể xử lý được vụ việc trên

[11] Nhãn hiệu Tân Triều gắn liền với trái cây tươi như quả bưởi ớ nhóm 31 được sử dụng từ năm 2006, nộp đơn đăng ký bởi Doanh nghiệp tư nhân Tân Triều và được cấp GCNĐKNH số 97289. Sở khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai phát triển dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý Tân Triều cho bưởi năm 2009. Sau khi các bên liên quan thương lượng yêu cầu Quê Hương từ bỏ quyền đối với nhãn hiệu Tân Triều không thành công. Sở KHCN tỉnh Đồng Nai làm thủ tục hủy bỏ hiệu lực của đăng ký số 97289 và Cục Sở hữu trí tuệ ban hành quyết định hủy bỏ hiệu lực với căn cứ pháp lý có lẽ chủ yếu dựa trên cơ sở một tài liệu được cho là của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 23/12/2005 trong đó có đoạn nhắc đến việc UBND tỉnh Đồng Nai không chấp thuận để Quê Hương sử dụng Tân Triều làm nhãn hiệu

[12] Xem bài “Vì sao Việt Nam giành lại được chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột” ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/VI-SAO-VIET-NAM-GIANH-LAI-DUOC-CHI-DAN-DIA-LY--CA-PHE-BUON-MA-THUOT-BI-MAT-O-TRUNG-QUOC-Phan-1-1376

[13] Xem chi tiết ở bài viếtĐòi được thành công chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột nhưng lại thất bại trong việc đòi lại chỉ dẫn địa lý nổi tiếng Phú Quốc cho nước mắm ở Trung Quốctại link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Doi-duoc-thanh-cong-chi-dan-dia-ly-Buon-Ma-Thuot--nhung-lai-that-bai-trong-viec-doi-lai-chi-dan-dia-ly-noi-tieng-Phu-Quoc-cho-nuoc-mam-o-Trung-Quoc

[14] Xem bình luận vụ việc này ở bài viết “Vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ kinh điển thứ 2 ở Việt Nam” ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Vu-tranh-chap-quyen-so-huu-tri-tue-kinh-dien-thu-2-o-Viet-Nam:-XMen-vs-XMen

 

Bookmark and Share
Relatednews
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go